Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tri tôn – tỉnh an giang (Trang 23 - 38)

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN TRI TÔN

3.1 Một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Tri Tôn

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tri Tôn là một huyện miền núi nằm về hướng Tây Nam tỉnh An Giang với diên tích tự nhiên khoảng 60.038,74 ha (lớn nhất tỉnhchiếm gần 17% diện tích toàn tỉnh) gồm 2 thị trấn Tri Tôn, Ba Chúc và 13 xãvới dân số trên 127.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chiếm khoảng 40%

dân số, sống ở tập trung nhiều nhất tại các xã: Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì. Trong đó, thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện lỵ, cách không xa đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực nhƣ: thành phố Long Xuyên, Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Thị xã du lịch – cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, thành phố Rạch Giá.

Tri Tôn có một vị trí địa lý khá thuận lợi khi phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Tịnh Biên và giáp với Campuchia, có đường biên giới dài khoảng 17,2km. Phía Đông giáp với huyện Thoại Sơn và huyện Châu Thành. Phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Kiên Lương, Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.

Địa hình huyện Tri Tôn mang đậm nét của vùng đồng bằng kênh rạch dày đặc nhƣng có xen lẫn nhiều đồi núi… Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên. Hơn thế nữa, Tri Tôn là địa bàn có nhiều chủng loại khoáng sản tương đối phong phú, bao gồm đá xây dựng, cao lanh, đất sét, than bùn, than đá, nước khoáng thiên nhiên,… Có thể thấy, Tri Tôn là địa bàn có nhiều điều kiện thuân lợi cho việc sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ khai thác các khoáng sản, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn.

Cùng với đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đầu tư để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, với nhiều chủ trương, giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, dân tộc và biên giới để sớm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu,vùng xa, tạo điều kiện để đƣa nông thôn vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, để hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

13

3333 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong năm 2012, nền kinh tế địa phương tiếp tục và phát triển ổn đinh.

Cơ cấu GDP khu vực I chiếm tỷ trọng 34,51%, khu vực II chiếm 16,47%, khu vực III chiếm 49,02%. Sản lƣợng lúa cả năm đạt đƣợc 558.326 tấn tăng 6,43%

so với năm 2011. Xây dựng 22 tiểu vùng đê bao, tổng số vốn đầu tƣ 27,143 tỷ đồng, duy tu sửa chữa 12 công trình, tổng vốn 1,955 tỷ đồng hệ thống thoát lũ của 2 công trình, tổng vốn 1,2 tỷ đồng, xây dựng 52 trạm bơm điện. Toàn huyện có 190 lò sấy lúa, 38 máy gặt xếp dãy, 235 máy gặt đập liên hợp, chương trình khuyến nông 287 cuộc hội thảo với 17.267 nông dân tham dự, tổ chức chương trình “1 phải 5 giảm” được 13 lớp, trình diễn mô hình khảo nghiệm giống mè, giống lúa chống chịu rầy, mô hình cày ải phơi đất, mô hình trồng nấm rơm, tổng số trang trại 64 trang trại. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp 111.775 triệu đồng đồng, so cùng kỳ tăng 4,88% bằng 5.203 triệu đồng. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong năm là 39 cơ sở với tổng vốn đầu tƣ 2.974 triệu đồng. Thu ngân sách 402,2 tỷ đồng đạt 178,27%

so kế hoạch. Chi ngân sách 378,1 tỷ đồng đạt 166,81% so kế hoạch… Đều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay, thu nợ và huy động vốn của chi nhánh.

Mặc khác, huyện Tri Tôn là một địa bàn có mật độ dân cƣ thƣa thớt nhất trong toàn tỉnh An Giang, dân cƣ tập trung đông ở hai thị trấn Tri Tôn và Ba Chúc. Trình độ học vấn cũng có sự thay đổi theo xu hướng tăng dần trình độ dân trí của người lao động. Giá trị GDP theo giá so sánh không ngừng tăng lên qua các năm. Biểu hiện là năm 2012, nền kinh tế địa phương tiếp tục phát triển ổn định, mặc dù chịu sự ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế tác động vào.

Trước những khó khăn, Tri Tôn đã không ngừng phấn đấu và đạt được một số thành tựu đáng kể như: hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, mạng lưới điện nước, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và nâng cấp. Bên cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng nông thôn đƣợc xây dựng trên địa bàn. Tri Tôn đã khẳng định mình đang vươn lên cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Từ đó, Tri Tôn đã và đang quảng bá tiềm năng lợi thế của mình để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, từ đó tạo một bộ mặt mới cho nền kinh tế huyện trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNNo&PTNT HUYỆN TRI TÔN

3.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT huyện Tri Tôn

3.2.1.1 Lịch sử hình thành:

Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

14

ngày nay là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn, Ngân hàng có những tên gọi khác nhau gắn với từng nhiệm vụ sự phát triển của đất nước ở những thời kỳ khác nhau: Ngân hàng Phát triên nông thôn Việt nam (1988 - 1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990 - 1996), Ngân hàng Nông nghiệp và triển nông thôn Việt Nam (1996 đến nay).

Với tên gọi mới là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Bởi lẽ, nước ta là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm chính. Từ năm 1996, hoạt động của Ngân hàng có sự thay đổi về chất lẫn về lƣợng, vừa thừa kế và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện như:năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ hiện đại.

Là một chi nhánh của chi nhánh NHNo & PTNT VNtỉnh An Giang, NHNNo & PTNT huyện Tri Tôn đƣợc thành lập theo quyết định số 340/QĐ - NHNo - 02 ngày 19 tháng 6 năm 1988 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT huyện Tri Tôn là một trong những chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh An Giang. Trụ sở của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn đƣợc đặt tại 63 Trần Hƣng Đạo, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. NHNo & PTNT là Ngân hàng đầu tiên trong huyện Tri Tôn đƣợc đƣa vào hoạt động, thực hiện chức năng cho vay là chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân, cải thiện đời sống tạo một bước ngoặt phát triển kinh tế xã hội của một huyện mà có ngành nông nghiệp là then chốt nhƣ Tri Tôn.

3.2.1.2 Sự phát triển của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn:

Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có chỉ thị 202/CT trong đó qui định “Việc cho vay của Ngân hàng để phát triển sản xuất nông dân, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp cần đƣợc chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Thực hiện chỉ thị đó thì NHNo &

PTNT huyện Tri Tôn xem việc phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, vì sự phồn vinh của bà con nông dân làm mục tiêu cho hoạt động của đơn vị. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Hoạt động chủ yếu của NHNo &

PTNTchi nhánh huyện Tri Tôn là huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay, thu dịch vụ ngoài tín dụng, chuyển tiền, chi trả ngoại hối…ngoài ra còn có các chính sách ƣu đãi khách hàng nhƣ tặng quà khi khách hàng gửi tiết kiệm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh An Giang nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng thể hiện qua việc huyện Tri Tôn mở rộng thêm một phòng

15

giao dịch đƣợc đặt tại thị trấn Ba Chúc vào năm 2006. Phòng giao dich Ba Chúc đã ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn cũng nhƣ huy động vốn ở các xã gần biên giới như: Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lạc Quới... góp phần đưa các dịch vụ của Ngân hàng gần đến với khách hàng hơn, thúc đẩy việc phát triển kinh tế vùng biên giới, phù hợp với chủ trương phát triển kinh kế vùng biên giới của Đảng và Nhà Nước đã đề ra.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Ngân hàng No & PTNT chi nhánh huyện Tri Tôn là chi nhánh cấp III, hoạt động theosơ đồ tổ chức sau:

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự NHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 2013

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

NHNo & PTNT huyện Tri Tôn có tổng số 38 cán bộ nhân viên đƣợc bố trí nhƣ sau:

- Ban giám đốc: 3 người

- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: 10 người - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: 12 người

NHNNo & PTNT Chi nhánh huyện Tri Tôn

Giám đốc

Phó GĐ phụ trách tín dụng Phó GĐ phụ trách

kế toán

Phòng Kế toán –

Ngân quỹ Phòng Kế hoạch –

Kinh doanh Phòng Hành chính

– Nhân sự

16 - Phòng Hành chính – Nhân sự: 5 người - Phòng giao dịch Ba Chúc: 8 người.

♦ Ban giám đốc:

Ban giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi đƣợc ủy quyền, bao gồm những hoạt động:

+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hoặc không cho vay và chịu mọi trách nhiệm của mình.

+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạ trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thự hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

♦ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất trong đơn vị, chủ yếu thực hiện việc các chức năng sau:

+ Nghiên cứu xây dựng các chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tin dụng.

+ Giúp Giám đốc kiểm tra hoạt động tín dụng của cả chi nhánh.

+ Các cán bộ tín dụng trong phòng Kế hoạch - Kinh doanh trực tiếp phụ trách công tác cho vay, thu nợ tại trụ sở theo lịch phân công của trưởng phòng.

Mỗi cán bộ tín dụng đƣợc phân công phụ trách địa bàn nơi mình trực tiếp quản lý việc cho vay.

♦ Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong Ngân hàng, gồm có:

+ Phụ trách chỉ đạo điều hành công việc trong phòng, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế toán – ngân quỹ.

+ Kế toán trích lập và sử dụng các quỹ của Ngân hàng.

+ Phụ trách công tác kế toán, huy động vốn, nhận tiền gửi, thanh toán các khoản tiền do khách hàng chuyển đến... Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước quy định, chấp hành đúng chế độ nghiệp vụ kế toán với và quản lý kho quỹ.

♦ Phòng Hành chính – Nhân sự:

+ Quản lý công tác văn phòng, hành chính của Ngân hàng. Quan hệ với cơ quan hữu quan về các thủ tục hành chính, các giấy phép…

+ Thực hiện công tác chuyên môn trong phòng ban, tham mưu cho Ban

17 Giám đốc về công tác nhân sự.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức nhƣ trình bày ta thấy bộ máy quản lý tại hàng tương đối chặt chẽ và có liên quan mật thiết với nhau giữa các phòng ban nghiệp vụ.

3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

NHNo & PTNTchi nhánh huyện Tri Tôn đang thực hiện tất cả các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay với đội ngũ CBNV năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, luôn tận tâm, nhiệt tình phục vụ khách hàng, chuyên trách ở các phòng ban:

− Về phòng Kế toán - Ngân quỹ: nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ từ các TCKT và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế đƣợc bảo hiểm theo qui định của Nhà nước. Ngân hàng còn đưa ra cácdich vụ chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả kiều hối, dịch vụ phát hành thẻ ATM (Success), thẻ tín dụng nội địa, dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng.

- Về phòng Kế hoạch - Kinh doanh: cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ, cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi qua tài khoản thẻ…

3.2.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT huyện Tri Tôn

Kết quả hoạt động kinh doanh là sự nỗ lực trong suốt quá trình hoạt động của Ngân hàng qua các năm 2010, 2011, 2012 và cập nhật thêm 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện qua 3 chỉ tiêu cơ bản nhất: thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Tình hình hoạt động chung của Ngân hàng tuy có ảnh hưởng do lạm phát tăng cao, có nhiều bất ổn kinh tế trong nước và thế giới như giá cả bất ổn, nhất là giá vàng tăng giảm khó lường, giá cả lương thực - thực phẩm, bất ổn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay, thu nợ và huy động vốn của ngân hàng. Nhận biết được điều này, thời gian qua dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên của NHNo & PTNT huyện Tri Tônđã huy động vốn và mở rộng đầu tƣ tín dụng sâu rộng vào đối tƣợng nông nghiệp, nông thôn, nông dân là chủ yếu và đạt được một số kết quả trong hoạt động kinh doanh như bảng 3.1 dưới đây.

18

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 - 6/2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 T 2012 6 T

2013

2011/2010 2012/2011 6 T 2013/6 T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 77.268 104.604 112.691 54.155 48.650 27.336 35,38 8.087 7,73 (5.505) (10,17) Thu từ lãi 69.976 94.499 101.748 50.893 46.914 24.523 35,05 7.249 7,67 (3.979) (7,82) Thu ngoài lãi 7.292 10.105 10.943 3.262 1.736 2.813 38,58 838 8,29 (1.526) (46,78) Chi phí 64.194 87.055 86.503 43.930 39.646 22.861 35,61 (552) (0,63) (4.284) (9.75) Chi từ lãi 48.455 70.576 69.159 38.118 32.325 22.121 45,65 (1.417) (2,00) (5.793) (15.20) Chi ngoài lãi 15.739 16.479 17.344 5.812 7.321 740 4,70 865 5,25 (1.509) (25,96) Lợi nhuận 13.074 17.549 26.188 10.225 9.044 4.475 34,23 8.639 49,33 (1.181) (11.55)

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 2010 – 6/2013

19 3.2.4.1 Thu nhập

Trong ba năm qua, theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh năm 2011, từ 77.268 triệu đồng vào năm 2010 tăng thành 104.604 triệu đồng vào năm 2011 và năm 2012 đạt đƣợc 112.691 triệu đồng. Đó là kết quả của cả quá trình cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế thị trường. Sự gia tăng này là sự tăng giảm thu nhập của từng hoạt động thành phần trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: thu từ lãi và thu ngoài lãi.

Tuy có sự thay đổi về cơ cấu trong tổngthu nhập, nhƣng sự thay đổi này đã làm hài hòa trong các hoạt động của Ngân hàng. Không chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng, Ngân hàng còn quan tâm đến hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng, từ tỷ trọng trong thu nhập của hoạt động ngoài tín dụng đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu nhập. Sự tăng lên trong tổng thu nhập cho thấy phần nào Ngân hàng đã cố gắng nổ lực phát huy các hoạt động dịch vụ khác với hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ góp phần làm tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Mặc dù, nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu, có sự tăng lên qua các năm do mở rộng cấp tín dụng, vận dụng linh hoạt lãi suất huy động, lãi suất cho vay...

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, tuy chƣa kết luận chắc chắn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì chƣa dự đoán đƣợc trong 6 tháng cuối năm vì hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng còn ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ. Dựa vào bảng báo cáo trên, ta thấy có một số điểm nổi bật: đó là sự tăng tỷ trọng của thu nhập từ lãi kèm theo với sự giảm xướng của tỷ trọng thu ngoài lãi. Sự thay đổi trong cơ cấu của tổng thu nhập, không chỉ riêng NHNo

& PTNT huyện Tri Tôn hoạt động còn phụ thuộc vào tính chất mùa vụ, do đặc trưng nền kinh tế địa phương, nông nghiệp là then chốt, nhu cầu cần vốn nhiều để đầu tƣ sản xuất dịch vụ nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm. Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập giảm từ 54.155 triệu đồng giảm còn 48.650 triệu đồng sụt giảm một lượng 5.505 triệu đồng tương đương 10,17%

so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự biến đổi trong cơ cấu thành phần thu nhập cùng với sự sụt giảm của tổng thu nhập đã gây ra không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Qua sự biến động không ổn định đƣợc thể hiện qua bảng số liệu năm và 2 quý trên, có thể nhận định rằng, NHNo & PTNT huyện Tri Tôn đã đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản nhƣng còn tồn tại những mặt chƣa đạt đƣợc. Sự giảm sút của tổng thu nhập trong 6 tháng đầu năm 2013 ảnh hưởng phần nào từ nền

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tri tôn – tỉnh an giang (Trang 23 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)