Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quantrọng nhất của Ngân hàng. Tuy hoạt động huy động vốn không mang lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhƣng hoạt động này mang lại nguồn vốn bằng việcthu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cƣ và các TCKT để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác nhƣ cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng.
4.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng
Giai đoạn năm 2010- 2012, nền kinh tế đất nước gặp không ít khó khăn.Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo & PTNT huyện Tri Tôn đã tăng cường huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các TCKT, tài chính và nguồn dân cƣ nhằm giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và tránh tình trạng thâm hụt vốn ngày càng nhiều. Nhờ những chính sách linh hoạt và kịp thời, bằng các sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú nhƣ: tài khoản các nhân, tài khoản doanh nghiệp, tổ chức, sổ tiết kiệm… Biểu hiện của điều này là sự tăng lên đáng kể của vốn huy động qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2 quý đầu năm 2013 đƣợc thể hiện nhƣ trong bảng 4.2.
Qua các năm, từ năm 2010 trở lại năm 2012, nguồn vốn của Ngân hàng được huy động dưới các hình thức: Tiền gửi Kho bạc, tiền gửi của các TCTD, tiền gửi của TCKT, tiền gửi cá nhân,… Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn huy động cá nhân hoặc hộ gia đình. Sự biến động của tổng nguồn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm kèm theo với sự biến đổi từng tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động.
Trong năm 2010, về cơ cấu vốn huy động, tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là tiền gửi của tổ chức kinh tế, thấp nhất là tiền gửi của tổ chức tín dụng và tiền gửi Kho bạc. Trong tiền gửi cá nhân chiếm đến 80,92% trong tổng vốn huy động. tiền gửi Kho bạc chiếm một lƣợng không đáng kể chỉ 0,02% và tiền gửi TCTD chiếm 0,13% trên tổng vốn huy động.
Điều này cho thấy, Ngân hàng thu hút vốn huy động chính và chủ yếu từ khách hàng các nhân. Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau: nhƣ tiền gửi thanh toán qua tài khoản, tiền gửi tiết kiệm với hình thức kỳ hạn và không kỳ hạn.
33
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng khách hàng NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 – 6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 2010 – 6/2013 Chú thích: TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 T 2012
6 T 2013
2011/2010 2012/2011 6 T 2013/6 T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi Kho bạc 57 30 5.861 162 4.081 (27) (47,37) 5.831 19.536,67 3.919 2.419,14
Tiền gửi TCTD 323 6 6 4 12 (317) (98,14) 0 100,00 8 200,00
Tiền gửi TCKT 45.117 44.851 42.001 35.558 40.904 (266) (0,00) (2.580) 93,65 5.346 15,03 Tiền gửi cá nhân 204.504 268.000 335.068 250.503 329.699 63.496 31,05 67.068 25,03 79.196 31,61 Tiền gửi khác 2.169 5.223 9.263 8.065 9.586 3.054 140,80 4.040 77,35 1.521 18,86 Vốn huy động 252.170 318.110 392.199 294.293 384.281 65.940 26,15 74.089 23,29 89,988 30,58
34
Sang năm 2011, vốn huy động chung của Ngân hàng tăng khá cao so với năm 2010, với tốc độ 26,15%. Tuy nhiên, trong cơ cấu hình thành nguồn vốn huy động có sự biến động tăng giảm khác nhau so với năm 2010. Độ tăng lên của nguồn vốn huy động này là do sự tăng lên của tiền gửi cá nhân một khoản 63.496 triệu đồng và tiền gửi khác 3.054 triệu đồng còn những chỉ tiêu khác nhƣ: tiền gửi Kho bạc, tiền gửi TCTD, tiền gửi TCKT đều giảm. Tiền gửi cá nhân luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong vốn huy động. Đó là do Ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng trong quá trình giới thiệu sản phẩm tiền gửi cũng nhƣ trong phong cách giao dịch với khách hàng luôn thân thiện. Mặt khác, trong năm 2011, thị trường chứng khoán hay thị trường vàng luôn có sự biến động không ổn định, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng khá cao, tiền nhàn rỗi của cư dân được gửi vào Ngân hàng nhiều hơn để hưởng một lợi nhuận ổn định, chứa ít rủi ro so với đầu tư vào các thị trường khác.
Đến năm 2012, theo đà chung của những năm trước đó, tổng huy động vốn của Ngân hàng tăng lên với mức độ đáng kể với một lƣợng tiền khoảng 74.089 triệu đồng với tốc độ tăng 23,29%. Kết quả tăng lên của nguồn vốn huy động là sự tăng lên của tiền gửi Kho bạc, tiền gửi cá nhân và tiền gửi khác, còn các chỉ tiêu nhƣ: tiền gửi TCTD vẫn duy trì mức ổn định, tiền gửi TCKT giảm. Trong cơ cấu hình thành nguồn vốn huy động, tiền gửi Kho bac có sự tăng lên vƣợt bậc với tốc mức đáng ghi nhận 5.831 triệu đồng, tốc độ 19.536, 67% là tốc độ vƣợt kỉ lục nhƣng chỉ tiêu này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu hình thành vốn huy động. Thành phần tiển gửi cá nhân chiếm tỷ lệ cao tới 85,43% trên vốn huy động, với tăng tưởng cao 25,03% so với năm 2011.
Tiền gửi khác cũng tăng lên nhiều. Nhiều vấn đề phát sinh trong nền kinh tế vào năm 2012 đã làm tốc độ tăng lên của tổng nguồn vốn huy động năm trong qua có phần chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010.
Qua 3 năm, hình thức huy động vốn chính yếu của Ngân hàng là tiền gửi cá nhân mang một lƣợng huy động lớn và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân của các khoản mục trong huy động vốn tăng là do Ngân hàng luôn nỗ lực trong công tác huy động cũng nhƣ triển khai nhiều hình thức huy động vốn do NHNo & PTNT An Giang đã đề ra và đạt vƣợt mức chỉ tiêu. Theo đó, có sự thay đổi trong khoản mục cơ cấu nguồn vốn huy động, sự thay đổi này theo hướng phù hợp với hướng phát triển của Ngân hàng, đƣợc thể hiện rõ trong mục tiền gửi cá nhân. Sự thay đổi về cơ cấu này giúp cho Ngân hàng có đƣợc một lƣợng vốn đầu vào ổn định hơn để đầu tƣ cho các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Theo bảng thống kê trên, khách hàng cá nhân là khách hàng chính và chủ yếu trong việc huy động của Ngân hàng. Việc
35
mở rộng trong công tác huy động vốn cần đƣợc chú trọng nhiều hơn nữa.Bên cạnh đó, các khoản mục khác ngoài tiền gửi cá nhân cần đƣợc quan tâm đúng mức.
Xét trong 6 tháng đầu năm 2012, kết quả của sự nỗ lực cố gắng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 30,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ở thời điểm này, các khoản mục trong huy động vốn đều tăng lên, chứng tỏ Ngân hàng đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn tiền gửi cá nhân tới 329.699 triệu đồng chiếm 85,80% trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động. Sự biến động của các khoản mục khác nhƣ: tiền gửi Kho bạc, tiền gửi TCTD, tiền gửi của TCKT và tiền gửi khác đều có chiều hướng thuận lợi cho Ngân hàng. Điều này chứng tỏ rằng, Ngân hàng đã chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng trong nền kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay.
4.1.2.1 Phân theo loại theo thời hạn
Huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.Xét về thời gian, tại NHNo &
PTNT chi nhánh huyện Tri Tôn, huy động vốn đƣợc phân chia theo loại không kỳ hạn và có kỳ hạn. Để biết đƣợc tình hình huy động vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2010 đến 2012, ta sẽ đi sâu vào phân tích cơ cấu huy động vốn theo thời gian, có thể thấy rõ trong hình dưới.
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 2010 - 2012
Hình 4.3: Huy động vốn phân theo thời hạn của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 - 2012
34.949 48.487 55.253
217.221
269.623
336.946
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000
2010 2011 2012
Triệu đồng
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn
36
Nhìn chung, ngân hàng huy động vốn có sự tăng lên với tốc độ không đồng đều qua 3 năm, 2010, 2011 và 2012. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 318.110triệu đồng tăng 65.940 triệu đồng (khoảng 26,15%) so với năm 2010 là 252.170 triệu đồng. Nguyên nhân nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2011 tăng so với năm 2010 là do trong năm 2011 Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như chương trình tiết kiệm dự thưởng, an sinh xã hội... nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi thành phần dân cƣ và các tổ chức kinh tế xã hội. Nhiều sản phẩm huy động vốn có gốc và lãi linh hoạt và hấp dẫn, kết hợp đƣợc nhiều tiện ích gia tăng nhƣ sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phong phú, đa dạng. Đồng thời còn do uy tín của Ngân hàng có lịch sử tồn tại lâu đời, khách hàng có thể yên tâm gửi tiền vào đây mà không phải sợ rủi ro thanh khoản xảy ra ở ngân hàng. Đến năm 2012 nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên đạt 392.110 triệu đồng tăng 74.089 triệu đồng (khoảng 23,29%) so với năm 2011.Tuy nền kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian này biến động mạnh và không ổn định, tỷ lệ lạm phát cao, giá vàng có sự dao động mạnh, tình hình bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán bất ổn, người dân hạn chế đầu tư vào các thị trường trên vì chứ đựng nhiều rủi ro mặc dù khả năng sinh lời cao. Họ đã gửi tiết kiệm vào Ngân hàng với lợi nhuận ổn định hơn. Từ đó, huy động vốn của ngân hàng tăng lên theo các năm.
Qua giai đoạn 2010 - 2012, tiền gửi không kỳ hạn tăng qua các năm với tốc độ chậm và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động. Các tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán đều nhằm mục đích giúp cho việc kinh doanh đƣợc nhanh chóng trong việc mua bán và thanh toán tiền hàng mà ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Sự tăng lên của thành phần này do việc thanh toán tiền hàng hóa cho khách hàng đƣợc nhanh chóng, thuận tiện nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến Ngân hàng mở tài khoản. Điều này có thể nói vị thế của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn ngày càng lớn mạnh, tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng, đồng thời khoản tiền gửi này ngày càng tăng cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả cao.
Cùng thời gian này, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng lên với độ tăng trưởng nhanh hơn. Đa số khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lợi nhuận nên lƣợng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguôn vốn huy động. Nhƣ đã thấy ở biều đồ trên, khoảng cách chênh lệch giữa hai thành phần này tăng lên. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng có thể sử dụng loại tiền này một cách
37
chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, Ngân hàng đƣa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Thông thường có các loại kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng... với mỗi kỳ hạn. Nguồn vốn huy động của ngân hàng theo thời gian phản ánh khả năng huy động theo thời kỳ
Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên đạt 384.281 triệu đồng tăng với tốc độ 30,58% so với 6 tháng đầu năm 2012 là 294.293 triệu đồng. Trong cơ cấu vốn huy động, sự tăng lên tiền gửi không kỳ hạn không đáng kể và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn. 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn tăng với tốc độ 35,54% đạt 331.250 triệu đồng so với năm 2012 và chiểm tỷ trọng cao trong thành phần tạo nên vốn huy động. Để thấy rõ sự biến động trong thành phần cấu tạo nên vốn huy động, biểu đồ dưới đây khái quát được tình hình vừa nêu trên.
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Hình 4.4: Huy động vốn phân theo thời gian của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Nhìn chung, các hình thức huy động của NHNo & PTNT chƣa đồng bộ, chƣa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cƣ thích gửi tiết kiệm có thời hạn, còn các TCKT lại thích gửi tiền gửi không kỳ hạn. Trên địa bàn huyện Tri Tôn, có rất ít TCKT duy chỉ có xí nghiệp đá là tổ chức thường xuyên giao dich với Ngân hàng. Thật vậy, đối với những đơn vị sản xuất là
49.706 53.032
244.587
331.249
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000
6 T 2012 6 T 2013
Triệu đồng
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn
38
khách hàng truyền thống của chi nhánh, họ ít muốn đem gửi tiền có kỳ hạn vì loại tiền gửi này rất khó rút ra khi cần sử dụng, gây khó khăn cho quá trình thanh toán. Bên cạnh đó, việc phát lương qua thẻ của các cơ quan, ban ngành của huyện cũng thúc đẩy sự tăng lên của tiền gửi không kỳ hạn, sản phẩm thể ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi.
Xét về lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tuychiếm tỷ trọng không cao nhƣng vẫn tăng dần qua các năm. Còn đối với dân cƣ thì lại thích loại tiền gửi có kỳ hạn vì lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa họ không có nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết nhƣ các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sự khác biệt trên đã tạo nên một sự hài hòa trong việc phân phối nguồn vốn của Ngân hàng, đã tạo đƣợc một nguồn vốn mạnh để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển
Tóm lại: tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối hiệu quả tăng lên qua các năm. Để đạt đƣợc kêt quả này, Ngân hàng đã luôn cố gắng hạn chế những nhƣợc điểm, tận dụng các ƣu điểm sẵn có và nắm bắt đƣợc những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài việc sử dụng hình thức huy động vốn hấp dẫn để thu hút khách hàng thì Ngân hàng luôn quan tâm đến phong cách phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thoải mái, hài lòng khi giao dịch với Ngân hàng và để một ấn tƣợng đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ nhằm tạo niềm tin và sự tiện lợi cho khách hàng khi gửi tiền và rút tiền. Tuy nhiên để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, Ngân hàng cần tăng cường quảng bá thương hiệu, sử dụng biểu lãi suất hấp dẫn linh hoạt cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ để thu hút khách hàng nhiều hơn.