Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tri tôn – tỉnh an giang (Trang 69 - 74)

Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

4.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Không những phân tích hoạt động kinh doanh qua chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận để biết hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà còn phân tích thêm các chỉ tiêu các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng thu nhập để tạo lợi nhuận... Cụ thể, nhìn qua bảng số liệu dưới đây:

59

Bảng 4.7: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tri Tôn 2010 – 6/2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 T 2012 6 T 2013

Tổng thu nhập Triệu đồng 77.268 104.604 112.691 54.101 48.650

Trong đó: Thu nhập lãi Triệu đồng 69.976 94.499 101.748 50.839 46.914

Tổng chi phí Triệu đồng 64.195 87.055 86.539 43.930 39.646

Trong đó: Chi phí lãi Triệu đồng 48.455 70.576 69.159 38.118 32.325

Tổng tài sản Triệu đồng 456.068 569.338 658.37 594.342 690.999

Tổng thu nhập /tổng tài sản % 16,94 18,73 17,12 9,11 7,04

Tổng chi phí /tổng tài sản % 14,08 15,29 13,14 7,39 5,74

Tổng chi phí /tổng thu nhập % 83,08 83,22 76,79 81,12 81,49

Hệ số thu nhập lãi ròng % 4,72 4,20 4,95 2,14 2.11

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanhNHNo & PTNT huyện Tri Tôn, 2010 – 6/2013

60 a) Tổng thu nhập trên tổng tài sản

Đây là chỉ số để đánh giá khả năng quản lý khi sử dụng tài sản có của mình. Hệ số này phản ánh thu nhập Ngân hàng có đƣợc từ việc sử dụng tổng tài sản đem ra đầu tư. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 chỉ số này đạt đƣợc 16,94, năm 2011 tăng lên đạt tới 18,73 nhƣng năm 2012 giảm còn 17,12 và trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 7,04. Sự biến động tăng giảm của các chỉ số này do tổng thu nhập và tổng tài sản tăng lên, nhƣng với tỷ lệ khác nhau, điều này cho thấy Ngân hàng chƣa thực sự phân bổ nguồn tài sản để đầu tƣ một cách hợp lý, nhất là trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, do Ngân hàng phân bố tài sản không đều chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng là chủ yếu. Từ đó, Ngân hàng nên chú trọng đầu tƣ và phân bổ nguồn vốn và tài sản vào nhiều loại hình kinh doanh, để hạn chế những rủi ro xảy ra từ hoạt động tín dụng, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác quản trị thu nhập và tài sản, gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

b) Tổng chi phí trên tổng tài sản

Đây là chỉ số xác định chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tƣ. Chỉ số này thấp cho thấy đƣợc khả năng quản lý tốt trong việc quản lý chi phí của Ngân hàng. Chỉ số này có nghĩa là: để có đƣợc 100 đồng tài sản để đầu tƣ Ngân hàng đã bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Qua bảng số liệu trên, năm 2010 chỉ số này đạt 14,08 và năm 2011 đạt 15,29 nhƣng năm 2012 giảm còn 13,14; 6 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 5,74. Tức làđểcó đƣợc 100 đồng tài sản để đầu tƣ Ngân hàng phải bỏ ra 14,08 đồng vào năm 2010, 15,29 đồng vào năm 2011, 13,14 đồng vào năm 2012 và 5,74 đồng vào 6 tháng đầu năm 2013.

Nhìn chung, chỉ số này vẫn ở mức tương đối cao. Qua đó ta thấy ngân hàng đã quản lý khá tốt chi phí của mình trong quá trình kinh doanh và trên cơ sở đó Ngân hàng cần có những chính sách thích hợp hơn nữa để nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ số này giảm nhiều ở 6 tháng đầu năm 2013. Sự biến động của nền kinh tế, tình trạng lạm phát cao trong thời gian qua, đòi hỏi Ngân hàng bỏ ra chi phí cao và tăng qua các năm đó là điều không tránh khỏi để hoạt động kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục.

c) Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Đây là một chỉ số thể hiện khả năng bù đắp chi phí cho một đồng thu nhập. Chỉ số này phải nhỏ hơn 1 vì nếu lớn hơn 1 thì chứng tỏ Ngân hàng hoạt động không hiêu quả và có nguy cơ dẫn tới phá sản. Qua bảng trên cho thấy để có đƣợc 100 đồng thu nhập thì Ngân hàng bỏ ra 80,03 đồng chi phí vào năm 2010, 83,22 đồng vào năm 2011. Nhƣng đến năm 2012 thì khoản chi phí

61

bỏ ra ít hơn chỉ 79,96 đồng chi phí Ngân hàng thu đƣợc 100 đồng thu nhập.

Mặc dù, hệ số này có sự tăng giảm khác nhau song hệ số vẫn còn nằm ở mức tương đối tốt, Ngân hàng hoạt động vẫn có lãi, nguồn thu nhập luôn luôn lớn hơn chi phí. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng bỏ ra 81,49 đồng chi phí mới thu đƣợc 100 đồng thu nhập cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Khoản chi phí mà Ngân hàng bỏ ra mặc dù nhỏ hơn 1 nhƣng chỉ số này vẫn còn cao và có sự biến động nhẹ trong thời gian qua. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng bù đắp chi phí của thu nhập tạo ra rất lớn, giúp Ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Có thể nói, Ngân hàng đã có những chính sách đầu tƣ hiệu quả, khả năng huy động vốn cũng nhƣ việc sử dụng vốn của Ngân hàng luôn đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

d) Hệ số thu nhập lãi ròng

Hệ số này cho biết tất cả tài sản của Ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho Ngân hàng.Từ bảng số liệu cho ta thấy, hệ số này biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 là 4,72%, đến năm 2011 giảm lên 4,20%, nguyên nhân là do trong thời gian này sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn thành ngày càng khóc liệt, mà ta đã biết nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, do đó để cạnh tranh cùng với các Ngân hàng khác, NHNo & PTNT huyện Tri Tôn đã rút ngắn khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, dẫn đến nguồn thu từ lãi giảm. Đến năm 2012 chỉ số này tăng lên 4,95% nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng cao, nguồn thu từ lãi tăng lên, trong khi đó chi phí lãi có sự giảm xuống. Đây là một kết quả khả quan cho thấy công tác huy động vốn và cho vay của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này giảm không đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012. Những con số trên cho ta thấy mức thu nhập từ lãi luôn cao hơn chi phí lãi, khiến cho hệ số này luôn luôn dương trong thời gian vừa qua. Để có được những thành quả này do hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt đƣợc hiệu quả, đem lãi thu nhập ngày càng tăng cho Ngân hàng. Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinhh doanh có hiệu quả, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm làm tăng thêm nguồn thu nhập cho Ngân hàng, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi. Bởi lẽ, nguồn thu ngoài lãi đang có sự thay đổi rất nhanh chóng cùng với quá trình phát triển của các dịch vụ thu phí.

Tóm lại, để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả kinh tế cao và tránh đƣợc tình trạng thua lỗ trong kinh doanh luôn là một bài toán khó đối với các nhà quản trị Ngân hàng.Việc sử dụng các chỉ số định tính và đinh lƣợng đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh

62

doanh của Ngân hàng. Ở bất kỳ Ngân hàng nào đều đạt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Việc theo đuổi mục tiêu này, đòi hỏi Ngân hàng không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tri Tôn phát triển mang tính tích cực. Để đạt những thành tích ấy, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã áp dụng những biện pháp hữu hiệu trong công việc kinh doanh, điều này thể hiện rõ trong năm 2011. Lợi nhuận của ngân hàng tuy có sự biến động nhưng luôn là một con số dương.

63

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tri tôn – tỉnh an giang (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)