Khái niệm thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thời gian và nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 23 - 27)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2. Thời gian nghệ thuật

1.2.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật

Như chúng ta đã biết, không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình. Ngoài thời

19

gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời gian tâm lí. Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng. Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại ở dạng vật chất và không có thời gian vật chất tác phẩm nghệ thuật cũng không tồn tại được. Nhưng thời gian khách quan đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Bởi qua tác phẩm, ta có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tương lai, hoặc sống ở cõi khác ngoài cõi trần. Vậy thời gian nghệ thuật là gì?

Một thời gian dài con người chỉ hiểu thời gian là khách quan, do đó chưa ai nghĩ đến thời gian nghệ thuật. Vì vậy, khái niệm thời gian nghệ thuật là một khái niệm rất mới của khoa học, được coi là một trong những thành tựu nổi bật nhất của khoa học nghiên cứu văn học hiện đại. Quá trình hình thành nên khái niệm cũng phải trải qua một thời gian dài trong lịch sử văn học.

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù rất quan trọng của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn.

Trước thế kỉ XX, trong Thi pháp học, người ta đề xướng nguyên tắc

"bắt chước tự nhiên" nên chưa ý thức được tính độc lập của thời gian nghệ thuật. Chủ nghĩa Cổ điển Pháp với luật "tam duy nhất" đồng nhất thời gian cốt truyện vào thời gian diễn xuất đã trói buộc nghệ thuật. Thế kỉ XVIII, nhà khai sáng Đức Lessing phân biệt hội họa và thơ ở chỗ hội họa miêu tả các sự vật trải ra trong không gian, còn thơ ca miêu tả những vật thay thế nhau trong thời gian. Như vậy vẫn là sự tương đồng giữa văn học với các đối tượng và chất liệu. Họ chưa thấy rõ thời gian nghệ thuật mang tính tâm lí. Việc phát hiện tính thời gian của dòng ngôn từ đã mở ra triển vọng mới để khám phá thời gian nghệ thuật.

20

Thời gian nghệ thuật thực sự được ý thức khi nhận thấy sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, thời gian không đồng đều trong các chương cũng như thời gian bị bỏ lửng giữa các chương tiểu thuyết.

Các nhà thi pháp học lịch sử như M. Bakhtin, Đ. X. Likhachép khái quát các hình thức thời gian trong tiểu thuyết cổ và văn học trung đại thì thời gian nghệ thuật mới được quan tâm nhiều hơn trong nhiên cứu văn học. Thời gian trong văn học thế kỉ XIX cũng như các hình thức mới lạ của thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX là đề tài của các nhà nghiên cứu.

Chúng ta có thể hiểu thời gian nghệ thuật là yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới, có cấu trúc riêng. Nó vừa là phương diện của đề tài vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là sự tập hợp nhiều thế giới cá biệt, những loại thời gian này tác động vào nhau, liên hệ vào nhau thành sự vận động chung nhịp điệu của cuộc sống.

Thời gian qua văn học có thể bị khúc xạ qua tâm lí con người và gắn với quan niệm, tư tưởng, nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Theo các nhà nghiên cứu như Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng thời gian là "hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó". Trong thế giới nghệ thuật thời gian xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm và cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả (nghĩa là tác giả quan tâm vấn đề thời gian để diễn tả cái gì...).

Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo trở thành mọi hiện tượng nghệ thuật phù hợp với thế giới khách quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nhất định thì thời gian trong tác

21

phẩm cũng thế. Nó có thể được gọi là thời gian nghệ thuật như ta đã quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật.

Thời gian xuất hiện trong tác phẩm văn học như một hình thức hiện hữu, một phương thức tồn tại của nhân vật, các biến cố, các quan hệ... Thời gian trong tác phẩm văn chương nó cũng thể hiện tính đa dạng phức tạp của nó. Văn chương có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống, nhưng không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác phẩm cũng là thời gian nghệ thuật. Nằm sâu trong tác phẩm văn học, thời gian chỉ hóa thời gian nghệ thuật khi nó chìm lặng đi cùng với các phương tiện nghệ thuật khác để làm nổi rõ chủ đề của tác phẩm với những thay đổi số phận và những biến động của tâm tư.

Trong Thi pháp thơ Tố Hữu tác giả Trần Đình Sử đã tổng kết một số cách chiếm lĩnh thời gian và những hình thức của thời gian nghệ thuật. Theo ý kiến của tác giả chủ nghĩa Cổ điển thường đồng nhất thời gian văn học vào thời gian khách quan của diễn xuất trong quy tắc" tam duy nhất" lấn át cái lịch sử.

Các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn lại phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dựng một thời gian lý tưởng, họ phát hiện ra một thời gian lịch sử trừu tượng. Tác giả của chủ nghĩa hiện thực theo hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hàng ngày của con người với thời gian lịch sử của các sự kiện xã hội.

Theo tác giả Trần Đình Sử "Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải đơn giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm." [12, 90]

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay

22

chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Nó được sáng tạo ra mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế, có thể đảo ngược hay vượt tương lai hoặc là dừng lại. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng tâm lí cá nhân người đọc, muốn cảm nhận nhanh chậm thế nào cũng được mà thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.

Đặc biệt, thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan điểm của nhà văn về cuộc đời và con người. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải hoàn toàn vô tận. Cuộc đời cũng có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô nghĩa. Hay cuộc đời là cuộc hành quân đi đến tương lai,.... Vì vậy, thời gian nghệ thuật mang tính triết lí, tâm lí.

Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, bởi nó thể hiện chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời.

Thời gian nghệ thuật thể hiện ý thức sáng tạo, tự do, chủ quan của nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Thời gian và nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)