Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.2. Thời gian nghệ thuật
1.2.3. Cấu trúc của thời gian nghệ thuật
Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều của văn bản ngôn từ. Người ta nói văn học là nghệ thuật thời gian bởi vì văn học diễn đạt các sự vật, hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu cho đến câu cuối cùng, không đảo ngược. Khái niệm "trần thuật" ở đây được dùng với nghĩa rất khái quát - không chỉ là cho loại tự sự , mà cho mọi văn bản văn học, nghĩa là sự tổ chức văn bản miêu tả, biểu hiện chủ đề để thể hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có điểm mở đầu và kết thúc, do thời gian hữu hạn. Nó có tốc độ và nhịp điệu riêng cho
23
người kể có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể lướt qua hay là tỉ mỉ dừng lại miêu tả chi tiết. Khi nào diễn đạt khái quát thì thời gian lướt nhanh, khi nào sa vào miêu tả chi tiết thì thời gian như dừng lại. Do nó có tính không đảo ngược cho nên nó có thể sắp xếp lại trật tự thời gian của sự việc vào trật tự trước sau của nó. Nó có thể đem cái xảy ra sau kể trước và ngược lại đem cái xảy ra trước kể sau. Thời gian trần thuật luôn mang tính hiện tại.
Xác định thời gian trần thuật như thế nào cũng là một vấn đề cần giải quyết để phân tích nghệ thuật trần thuật. Theo G. Genette, thời gian trần thuật có bốn hình thức:
- Tỉnh lược: là thời gian được trần thuật rất dài, nhưng thời gian trần thuật lại bỏ qua, thời gian trần thuật gần như bằng không.
- Lược thuật: là lược kể trong một câu ngắn một đoạn thời gian dài.
- Cảnh tượng: là kể các cuộc đối thoại, thời gian gần như bằng thời gian thực tế khi tiến hành đối thoại.
- Dừng lại: tức là khi nhà văn tiến hành miêu tả chân dung hay phong cảnh, môi trường.
Thời gian trần thuật là một hiện tượng nghệ thuật, chỉ có trong sáng tác nghệ thuật, bởi nó nhằm tạo ra cảm giác thời gian và dòng thời gian tâm hồn cho người đọc.
1.2.3.2. Thời gian được trần thuật
Nếu trong mỗi lời nói chúng ta đều phân biệt hai sự kiện. Đó là sự kiện nói đến và sự kiện được nói đến. Trong văn học cũng vậy, người ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Đây chưa phải là thời gian trần thuật, nhưng nó là cơ sở của nó.
Thời gian được trần thuật bao gồm các kiểu thời gian sau:
- Thời gian sự kiện: là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả. Có người gọi đây là thời gian "lịch sử", thời gian tích
24
truyện. Đó là các tên ước lệ. Thời gian sự kiện có thể tính theo độ dài mà nó diễn ra. Chẳng hạn, thời gian trong Truyện Kiều là mười lăm năm. Thời gian trong Chí Phèo là cả cuộc đời Chí Phèo.
- Thời gian nhân vật: bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian được nếm trải qua tâm hồn nhân vật. Thời gian nhân vật gắn với các thời điểm có ý nghĩa riêng của nhân vật đó, đồng thời thể hiện sự tương quan với các nhân vật khác. Thời gian nhân vật có độ dài khác nhau hiện diện trong tác phẩm.
Chỉ có nhân vật chính là có thời gian bằng thời gian tích truyện và thời gian truyện, còn các nhân vật khác chỉ xuất hiện từng lúc, từng nơi, vào những thời điểm, thời đoạn nhất định của truyện.
- Thời gian thiên nhiên: gồm cuộc vận hành vũ trụ, bốn mùa, xuân, hạ thu, đồng, mùa mưa, mùa khô, nào thức ấy, sớm trưa chiều, tối, đêm khuya, các ngày chuyển thời tiết trong năm, trăng tròn trăng khuyết,... Thời gian thiên nhiên có vị trí to lớn trong đời sống tâm hồn con người.
- Thời gian sinh hoạt: là thời gian con người thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc. Mỗi nhà trường và mỗi cơ quan có lịch làm việc và thời khóa biểu riêng. Đi sâu vào lớp thời gian này, chúng ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người.
- Thời gian phong tục: đó là thời gian của cá phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúng giỗ, các ngày cúng giỗ, các ngày tết trong năm, nó tạo thành nhịp độ chung của cuộc sống từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo và gia đình, dòng họ. Không ai có thể sống ngoài phong tục và đời họ gắn với nhịp điệu của thời này.
- Thời gian lịch sử, xã hội: đó là thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế của xã hội. Nó được đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm thay đổi cuộc sống và số phận của bao người.
25
1.2.3.3. Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Sự sắp xếp, bố trí của thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật mới tạo ra được thời gian nghệ thuật thực sự. Mối quan hệ này được thể hiện qua các tương quan.
Đó là sự tương quan giữa điểm mở đầu - kết thúc của thời gian trần thuật với điểm mở đầu - kết thúc thời gian sự kiện. Hai điểm này có thể trùng nhau như trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thơ Nôm,... Nhưng nó cũng có thể so le nhau trong các tác phẩm có sự xáo trộn dòng thời gian giữa hiện tại - quá khứ - tương lai. Ví dụ như truyện Vợ chồng A Phủ bắt đầu với hình ảnh người ta thấy cô Mị xuất hiện lầm lũi trong nhà thống lí Pá Tra mà không ai hiểu cô là ai. Sau đó tác giả mới quay lại kể về nguồn gốc xuất thân và sự bất hạnh của Mị khi phải mang thân đi gán nợ.
Thứ hai, đó là mối tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật. Các sự kiện trong thời gian trần thuật có thể là:
- Liên tục, sự kiện này kề theo sự kiện trước.
- Giữa các sự kiện có khoảng cách thời gian bị tỉnh lược ngắn hoặc dài, được thông báo hoặc không thông báo mà chỉ miêu tả phong cảnh, môi trường.
- Gối đầu nhau, sự kiện này chưa xong, sự kiện khác đã tới.
- Ngắt nửa chừng, theo kiểu tiểu thuyết chương hồi: "Muốn xem sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ."
- Đảo ngược thời gian, đòi hỏi hồi tưởng, hồi thuật, từ một thời điểm của hiện tại mà trở về thời gian đã qua.
Tương quan này tạo ra nhịp điệu, tốc độ của nghệ thuật trần thuật.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu mối tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật. Đó là sự xây dựng thời gian trần thuật dựa vào quá trình ý thức của nhân vật. Sự ý thức của con người là quá trình từ chưa nhận ra đến nhận ra, theo quá trình phát hiện. Ý thức con người vận động theo quy luật kí ức, liên tưởng.
26