Gia công mặt lốp, ép đùn cốt hơi

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1: XÍ NGHIỆP SĂM LỐP XE ĐẠP, XE MÁY

1.2. Quy trình công nghệ sản xuất lốp

1.2.2. Quy trình công nghệ gia công

1.2.2.3. Gia công mặt lốp, ép đùn cốt hơi

Là công đoạn gia công BTP cao su thành mặt lốp bằng máy ép đùn. Phương pháp này thường sử dụng để gia công ML xe máy.

Nhìn chung, sơ đồ dây chuyền ép đùn mặt lốp có thể khái quát như sau:

30

Hình 1.12: Quy trình ép đùn lốp xe máy

Cao su BTP được đưa vào thiết bị đùn nguội để tạo ra hình dạng mặt lốp. Sau đó sẽ được băng tải vận chuyển qua bộ phận kẻ chỉ màu,. Sau đó sẽ được vận chuyển đến dàn làm mát phun nước dạng tia, qua bộ phận châm đinh và qua dàn quạt để thổi khô.

Sau khi đã được làm khô, dãi BCP được đưa qua thiết bị cắt định dài theo TCTC, xếp lên giá và để ổn định 4-8h.

Hình 1.13: Máy đùn lốp xe máy

Trục vít của máy ép đùn có tỉ số L/D nhỏ (4 ÷ 10), thời gian lưu ngắn được gia nhiệt bằng hơi bão hòa áp xuất cao. Cao su sau khi qua máy luyện tinh được nạp đều

31

đặn cho máy ép đùn Φ150, nguyên liệu được nạp liệu vào máy được gia nhiệt 45 ÷ 50℃, nhiệt độ của thước 90 ÷ 100℃ để đảm bảo nhiệt độ của sản phẩm ép ra không quá 120℃, không gây ra hiện tượng tự lưu, cháy. Đồng thời không để cao su cấp và nhiệt độ ép đùn quá nguội gây ra các hiện tượng sần, u cục, kích thước không đều, rách biên…

1.2.2.3.2. Cán hình lốp xe đạp

Là phương pháp gia công mặt lốp bằng cách cho cao su đã nhiệt luyện qua máy cán hình 3 trục hoặc 4 trục, trong đó có 1 trục được tiện rãnh hoa mặt lốp. Su sau khi qua trục hoa được dao cắt theo độ rộng quy định thành dải măt lốp, dải này được đưa qua hệ thống làm mát và qua băng chuyền để đắp lên thân lốp đã chuẩn bị sẵn. Mặt lốp có thể gồm 1 mảnh hay 2 mảnh (mặt chạy và hông). Phương pháp này thường dùng để cán hình mặt lốp xe đạp.

Hình 1.14: Sơ đồ dây chuyền cán hình mặt lốp xe đạp

Nhiệt luyện cao su trên máy luyện hở đạt 70 – 80oC. Cao su xuất cho máy cán hình được chuyển bằng từng cuộn 5 – 10kg. Cao su sau khi đi qua trục hoa được dao cắt theo độ rộng quy định thành dải mặt lốp, dải này được đưa qua hệ thống rulo căng, sau đó đưa qua hệ thống nước làm mát và qua băng chuyền để đắp lên thân lốp đã chuẩn bị sẵn.

❖ Yêu cầu chất lượng

✓ Cao su phải nhiệt luyện và cấp vào máy cán hình đều đặn, đảm bảo nhiệt độ cao su 70 – 80oC.

✓ Đạt các thông số về kích thước: độ rộng, tầm dày của mặt lốp, hông lốp, độ đồng đều hai hông và trọng lượng mặt lốp.

✓ Mặt lốp cán ra phải hạn chế bọng khí, không rách mép, bề mặt láng, không bị thủng mặt chạy - hông lốp, không có các tạp chất trên mặt lốp.

✓ 2 biên không bị nhăn, gấp hoặc rách.

✓ Không còn đọng nước.

Dao cắt Hệ thống làm nguội Cán hình

Nhiệt luyện Cao su BTP

Mặt lốp

32

Một số nguyên nhân gây phế mặt lốp và cách khắc phục

Bảng 1.6: Một số nguyên nhân gây phế mặt lốp và cách khắc phục

Hiện tượng

hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục

1. Mặt lốp bị tự lưu

־ Do hồi liệu cao su nóng

־ Bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn

־ Không đảm bảo nhiệt độ máy đùn

־ Không được hồi liệu nóng

־ Điều chỉnh đơn pha chế

־ Điều chỉnh nhiệt độ máy ép đùn bằng nước làm mát

2. Mặt lốp bị xốp.

־ Bị hụt su cấp liệu nên không khí lọt vào gây xốp.

־ Sử dụng quá nhiều cao su hồi liệu.

־ Bán thành phẩm độ nhớt thấp, chưa đạt độ dẻo.

־ Nguyên vật liệu bị ẩm ướt.

־ Tốc độ đầu đùn quá lớn.

־ Nhiệt độ máy đùn cao quá quy đinh, một số thành phần hóa chất trong su

־ Bay hơi tạo bọng khí

־ Dùng máy đùn hết su xốp tại đầu bị hụt.

־ Hạn chế sử dụng cao su hồi liệu.

־ Xem lại đơn pha chế.

־ Sấy khô nguyên vật liệu, bảo quản bán thành phẩm.

־ Điều chỉnh tốc độ hợp lý.

־ Điều chỉnh nhiệt độ máy ép đùn

3. Mặt lốp ép ra không đủ

kích thước

־ Thước ép đùn không theo thiết kế.

־ Dùng nhầm hộp overlap.

־ Băng tải chạy nhanh hay chậm

־ Cấp su cho máy không đều.

־ Điều chỉnh độ dài không hợp lí

־ Chỉnh lại thước

־ Điều chỉnh tốc độ băng tải phù hợp với tốc độ đùn.

־ Cấp su cho đều

־ Điều chỉnh lại độ dài

4. Mặt lốp ép ra không láng

־ Hộp overlap, thước đùn, đầu đùn chưa đủ nhiệt.

־ Thước đùn không được đánh bóng.

־ BTP không đạt về TCKT.

־ Nhiệt độ đùn chưa phù hợp.

־ Tiến hành gia nhiệt thước, hộp overlap theo đúng quy định.

־ Đánh bóng thước.

־ Điều chỉnh đơn pha chế

־ Điều chỉnh hạ nhiệt độ đầu đùn.

33 5. Hai mép

biên bị rách

־ BS của thước quá lớn, không gia nhiệt thước trước khi lắp váo máy ép đùn.

־ Tốc độ qua băng tải quá lớn.

־ Dính tạp chất, cao su tự lưu ở mép biên.

־ Sửa thước, gia nhiệt thước.

־ Điều chỉnh tốc độ băng tải hợp lí.

־ Lấy hết tạp chất.

6. Mặt lốp bị phồng

־ Áp lực đùn chưa đủ.

־ Nhiệt độ các đầu đùn chưa đạt.

־ Tốc độ đùn giữa các trục vít chưa tương hợp.

־ Thước đùn chưa đạt.

־ Dùng nhầm hộp overlap.

־ BTP bị ẩm, dính nước.

־ Tăng áp lực tại các đầu đùn.

־ Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

־ Điều chỉnh tốc độ đùn cho hợp lí.

־ Sửa thước tại vị trí bị phồng.

־ Thay hộp overlap cho đúng.

־ Sấy khô hoặc loại bỏ các BTP đó.

7. Mặt lốp gấp khúc

־ Băng tải chạy chậm.

־ Chênh lệch tốc độ giữa băng tải xiên và băng tải sau trục cán su làm tăng khả năng dính lớn.

־ Điều chỉnh tốc độ băng tải cho hợp lí.

־ Điều chỉnh độ chênh lệch tốc độ hợp lí giữa 2 băng tải.

1.2.2.3.3. Ép đùn cốt hơi

Tương tự như đùn mặt lốp xe máy. Cao su BTP được đùn bằng thiết bị đùn nguội, xuất thành những ống dài, qua bộ phận kẻ chỉ. Sau đó được đưa qua dàn làm mát nhưng không qua bộ phận châm đinh và thổi quạt như đùn mặt lốp xe máy. Dãi BCP được cắt định dài và đưa đi để ổn định.1

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)