Cán tráng vải mành

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 3: XÍ NGHIỆP SĂM, LỐP ÔTÔ

3.2. Các công đoạn gia công sản xuất lốp ô tô, Bias

3.2.2. Các công đoạn gia công

3.2.2.2. Cán tráng vải mành

Trong công nghệ sản xuất lốp ô tô, vải Polyamid thường được dùng làm vải mành để cán tráng và gia công lốp vì những tính năng ưu việt của nó như: độ bền kéo đứt, tính năng bám dính với cao su và độ bền gấp gãy cao, …

78

Bảng 3.2: Các loại vải dùng trong sản xuất lốp ô tô

Loại vải Cao su cán tráng

Mật độ sợi

(sợi/dm) Khổ vải (mm)

1890D2V1 T41 88

1400

1890D2V2 T41 74

1680D2V1 T41 88

1680D2V2 T41 74

1260D2/100 T41 100

840D2 (BT) T41 100

840D2V3 (HX) X41 60

840D1 Bọc gót T63 65*65

1890D2V1-N66 T62 88

1890D2V2-N66 N62 74

840D2V3 (HX) – N66

X61 60

Mono 420D/1 (bọc gót kín khí)

T63 78-78

*Trong đó:

־ Các chữ số đầu là độ mảnh của sợi, đơn vị là Denier.

־ D/1: số sợi xe của một sợi vải là 1 sợi (sợi dọc).

־ D/2: số sợi xe của một sợi vải là 2 sợi (sợi dọc).

־ V1: vải tầng trong.

־ V2: vải tầng ngoài.

־ V3: vải tầng hoãn xung.

Ngoài ra, có loại vải polyester dành cho lốp bán thép: 1300D2,1500D2.

Tất cả các loại vải trên được dệt theo kiểu sợi dọc và được giữ khổ vải bằng những sợi chỉ ngang. Mật độ vải (số sợi vải trên 1 dm) của các tầng vải V1, V2, V3 theo thứ tự giảm dần để đáp ứng yêu cầu công nghệ thiết kế lốp nhằm giúp sự thoát nhiệt bên trong lốp là tốt nhất và giảm sự lão hóa cao su do nhiệt độ.

79 3.2.2.2.2. Quy trình cán tráng

Hình 3.6: Quy trình cán tráng vải

80

Thuyết minh

Cao su được đưa qua máy luyện hở thứ nhất. Mục đích của quá trình trên là làm cho cao su dễ bị xé, cắt, giúp quá trình luyện xảy ra nhanh hơn. Khi thấy độ dẻo của cao su đạt độ dẻo tương đối thì tiến hành cắt chuyển qua máy luyện thứ 2. Quá trình thực hiện tương tự, khi độ dẻo và nhiệt độ cao su đạt đến độ dẻo mong muốn thì cho cao su sang máy luyện thứ 3 trước khi đưa vào máy cán. Cao su được nhiệt luyện đến khoảng 90-100°C thì tiến hành xuất thành dãi cấp vào máy cán tráng vải.

Vải được đưa lên bộ phận cấp vải tới bàn nối vải, tại đây dùng một lớp su tăng dính và có hệ thống gia nhiệt mục đích dùng để nối cuối cuộn này với đầu cuộn kia. Sau khi vải đã được nối sẽ được đo chiều dài bằng bộ đếm chiều dài, mục đích để so sánh chiều dài trước và sau khi cán tráng. Sau đó, vải được đi qua dàn bù nhằm cung cấp đủ vải cho dây chuyền hoạt động liên tục khi nối vải. Khi nối vải, trục dẫn trước ngừng và vải xả ra đứng lại. Sau khi nối vải xong, trục dẫn trước làm việc trở lại, ban đầu chạy với tốc độ cao để bù vải cho dàn bù trước, sau đó trở về với tốc độ làm việc bình thường.

Vải qua dàn bù đến thiết bị định tâm, qua 2 dàn sấy để loại ẩm cho vải rồi vào thiết bị trương lực trước máy, trục giãn vải để xác định khổ vải theo yêu cầu trước khi vào khe trục trên và trục giữa của máy cán tráng.

Máy cán tráng gồm 4 trục: trục chìa, trục trên, trục giữa, trục dưới có hình dang giống chữ L ngược. Vải được cấp vào giữa trục trên và trục giữa, su được cấp vào 2 vị trí: vào giữa trục chìa và trục trên và vào trục giữa và trục dưới. Vải và cao su được cấp vào ngược chiều nhau.

Để dễ phân biệt các loại vải, thường khi cán tráng cho chạy thêm chỉ màu ở giữa trước khi qua hệ thống trương lực sau máy cán.

Vải tráng cao su sau khi ra khỏi máy cán tráng được đo tầm dày theo TCTC, sau đó được đưa qua bộ phận trương lực sau. Vì su sau khi cán tráng có xu hướng bị co lại, vì vậy cần phải qua bộ phân trương lực để định hình lại vải, tránh vải bị co lại ảnh hưởng đến kích thước vải mành. Sau đó qua dàn làm mát, qua bộ phận đinh châm để tạo thuận lợi cho công đoạn sau dễ thoát khí, rồi qua hệ thống dàn bù và trục cuốn vải cuốn vải vào trục vải lót, xếp vào vị trí quy định.

3.2.2.2.3. Yêu cầu công nghệ

־ Tiêu chuẩn cán tráng

־ Nhiệt độ cao su cấp: 90-100°C

81

־ Nhiệt độ bàn nối vải: 170-180°C

־ Thời gian nối vải: 55s

־ Nhiệt độ dàn sấy: 70-80°C

־ Nhiệt độ trục trên và trục giữa: 90-95°C

־ Nhiệt độ trục chìa và trục dưới: 80-85°C

־ Tỉ tốc Trục chìa:trục trên = 1:1.4

־ Trục trên : trục giữa = 1:1

־ Trục giữa : trục dưới = 1.4:1

־ Tốc độ tráng khi ổn định: ≤25m/phút

־ Lực căng trước, lực căng sau theo tiêu chuẩn từng loại vải

־ Nhiệt độ khi quấn vải vào cuộn: <40°C

Vải sau khi cán tráng

־ Tầm dày theo tiêu chuẩn từng loại vải

־ Khổ vải sau khi cán tráng bằng với khổ vải ban đầu

־ Tỉ lệ cho phép dãn về chiều dài 0-1.5%, vải bọc gót, hoãn xung là 0-3%

־ Vải không bị nhăn gấp, xô sợi, bong su, trắng mành.

־ Không có hiện tượng nhảy sợi, cong sợi, đảm bảo mật độ sợi theo yêu cầu.

3.3.2.2.4. Các khuyết tật thường gặp trong dây chuyền cán tráng

Tại dây chuyền cán tráng thường xuất hiện các khuyết tật như: xuất hiện bọng khí trên vải cán tráng, tróc su, trắng mành, tầm dài, khổ rộng vải không đúng với TCTC.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)