Công nghệ sản xuất săm xe đạp, xe máy

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 1: XÍ NGHIỆP SĂM LỐP XE ĐẠP, XE MÁY

1.3. Công nghệ sản xuất săm xe đạp, xe máy

Cấu tạo

Săm có cấu tạo dạng ống tròn có lắp van ở phía trong phần tiếp xúc với vành.

Đặc điểm

Săm được sử dụng như là nơi chứa một lượng không khí cần thiết để đảm bảo lực nâng của lốp.

Yếu tố cơ bản cần thiết đối với săm là độ kín khí, càng kín khí càng tốt. Chất lượng của cao su hỗn luyện và cấu tạo của chiếc săm đảm bảo độ kín khí của nó.

Săm phải đảm bảo kín khí và chịu lão hoá tốt. Độ dãn của săm trong lốp phải đồng đều và cho phép 24 – 35%.

Săm phải có độ mềm uốn tốt nhằm hạn chế sự phát nhiệt khi lốp chạy làm săm bị vò. Độ mềm uốn của săm phụ thuộc vào thành phần pha chế và độ dày của săm.

39

Ký hiệu

Săm thường có ký hiệu như lốp (Bề rộng lốp - đường kính vành, đơn vị tính là inch)

Ví dụ: Săm xe máy: 2.25 - 17.

1.3.2. Công nghệ ép đùn ống săm 1.3.2.1. Nguyên liệu

Cao su: S22 Van: V21, V11 1.3.2.2. Quy trình

Hình 1.15: Quy trình ép đùn xăm

40 1.3.2.3. Thuyết minh quy trình

Cao su BTP được đưa vào máy đùn nguội, qua đầu lọc để loại bỏ tạp chất có trong cao su BTP, lưới lọc 60 lỗ/inch.

Sau đó được đưa vô máy luyện hở để luyện, cao su đạt độ dẻo xuất dãi cấp vào máy ép đùn để đùn ra ống săm có tầm dày đều. Tại máy ép đùn, tiến hành thổi bột cách li vào trong lòng ống săm tránh dính lòng ống săm. Sau khi đùn thành dãy dài qua trục cán, dán làm mát bằng nước dạng phun tia đến thiết bị thổi khí để lại bỏ nước trên ống săm. Sau khi ống săm đã khô qua thiết bị in dấu tới thiết bị đục lỗ gắn chân van. Van trước khi được gắn vào săm đã được mài phần đế và quét lớp keo, mục đích nhằm tăng sự kết dính giữa van và săm. Sau khi đã dán chân van tiến hành phun bột cách li bên ngoài săm, cắt định dài và sắp lên giá.

Đối với săm hạt gạo, không có thiến hành gắn chân van.

1.3.2.4. Yêu cầu công nghệ

Sau khi lọc phải luyện tiếp để cao su đạt độ dẻo đồng đều thì mới xuất dải chuyển sang máy ép đùn để khi đùn ra thì ống săm có tầm dày đều.

Bề mặt ống săm đùn ra phải láng, không lẫn các tạp chất, hạt cao su tự lưu, tầm dày đồng đều.

Chân van không bị hở, lệch.

Thông số công nghệ quan trọng

Nhiệt độ máy lọc: Không được quá cao (khống chế ≤ 1200C) dễ gây tự lưu. Không quá thấp để dễ lọc, không làm rách lưới lọc.

Nhiệt độ máy đùn: Do cao su đã được nhiệt luyện đạt độ dẻo đồng đều mới cấp vào máy ép đùn nên nhiệt độ máy đùn chỉ từ 60-700C, nếu cao quá dễ gây tự lưu, tạo tạp chất.

Tốc độ đùn và tốc độ băng tải: Ảnh hưởng đến tầm dày và chiều rộng của ống săm đùn ra. Muốn tăng tầm dày và chiều rộng thì giảm tốc độ băng tải và tăng tốc độ đùn.

1.3.2.5. Các khuyết tật trong công đoạn ép đùn ống săm

Các khuyết tật thường gặp tại công đoạn ép đùn săm như: Tầm dày, chiều rộng, trọng lượng ống săm không đạt theo TCTC, bề mặt sần sùi, lẫn tạp chatas, tự lưu…

1.3.3. Công đoạn nối săm

Mục đích: Cắt định dài săm theo tiêu chuẩn. Nối hai đầu ống săm lại với nhau

41

Nối đầu: kiểm tra máy nối, gia nhiệt dao cắt đến nhiệt độ quy định, đưa săm vào vị trí nối, theo chương trình cài sẵn máy sẽ hoạt động ép, cắt và nối 2 đầu săm lại với nhau. Kiểm tra phần nối, nếu phát hiện hư hỏng như nối không dính, pavia dày.. phải chỉnh lại các chế độ đã cài đặt. Săm sau khi nối đạt được xếp lên khay chờ lưu hóa.

Thông số công nghệ quan trọng: Nhiệt độ dao cắt 80 – 850C. Nếu nhiệt độ thấp quá thì khó dính, cao quá cũng khó dính và dễ gây tự lưu mối nối, khi đưa vào lưu hóa thì chỗ nối bị lão hóa làm giảm độ bền mối nối.

1.3.4. Công đoạn tạo phôi chân van, lưu hóa chân van 1.3.4.1. Công đoạn tạo phôi chân van

Cao su BTP được đưa vào máy luyện hở để luyện đến khi đạt độ dẻo yêu cầu xuất thành dãi và cấp qua máy đùn nóng. Su sau khi đùn thành dạng ống đúng với TCTC được đưa qua bể làm mát, cắt và xếp lên giá để ổn định. Sau khi ổn định tiến hành qua máy cắt thành những phôi chân van đúng theo TCTC.

1.3.4.2. Công đoạn lưu hóa chân van

Gia nhiệt làm nóng máy lưu hóa chân van, sau khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu tiến hành phun silicon chống dính. Đống thời, phôi chân van và ty van được xếp lên khay và đưa vào máy lưu hóa. Lưu hóa với nhiệt độ 176-178 (±20C) và áp suất 8.3 (±0.2 kg/cm2) quy định sau khi khuôn mở ra hoàn toàn tiên hành lấy chân van và vận chuyển đến công đoạn tiếp theo.

1.3.4.3. Các nguyên nhân phế và khắc phục

Bảng 1.10: Các hiện tượng phế, nguyên nhân và cách khắc phục trong gia công chân van Hiện tượng

phế Nguyên nhân Khắc phục

Thủng nối

- Má kẹp bị chênh - Người CN đặt đầu săm

vào má kẹp bị lệch

- Kiểm tra thiết bị - Kiểm tra thao tác công

nhân Mỏng van

Kẹp ngang

- BS lớn

- Định hình quá lớn - Tầm dày mặt trong nhỏ

- Điều chỉnh cơ cấu nụ hình miệng mẫu - Kiểm tra thao tác định

hình

Kẹp dọc - BS nhỏ, săm quá dài - Điều chỉnh cơ cấu nụ hình miệng mẫu Lậu nhiệt

- Khuôn lưu hoá đọng nước

- Nhiệt nội áp lẫn nước - Khuôn thủng

- Vệ sinh, kiểm tra khuôn - Kiểm tra hệ thống ngưng

tụ hơi hồi lưu, nhiệt độ, áp suất hơi

42 Bavia

- Khuôn trên và khuôn dưới của máy lưu hoá chênh nhau

- Kiểm tra máy lưu hoá Tạp chất - Do bảo quản sau khi lọc

- Kiểm tra khâu bảo quản su trước khi đưa vào máy ép đùn

Thủng đáy van Tràn su van

- Quét nhiều keo dán lên chân van

- Hơi vào trong săm với áp lực quá lớn

- Kiểm tra thao tác công nhân

- Thử áp lực hơi trước khi đưa săm vào

1.3.5. Định hình, lưu hóa săm 1.3.5.1. Định hình săm

Mục đích: định hình ống săm trước khi cho vào khuôn lưu hóa để bề mặt săm tiếp xúc khuôn đều.

Đưa săm vào vành định hình, dùng khí nén với áp lực 0,4 Kg/cm2 để bơm săm lên tròn đều.

Phôi săm được định hình bằng cách bơm khí đạt đến mức độ đầu tiên bằng 95%

chu vi mặt cắt khuôn lưu hoá. Nếu nhỏ quá thì săm tiếp xúc khuôn không đều, chỗ tiếp xúc trước dễ bị lão hóa (mỏng, gây phế hỏng). Nếu lớn quá thì khi đóng khuôn, săm dễ bị dập. Sau đó dùng Paraffin dẻo để bịt đầu van lại. Chú ý khi bơm phải từ từ để săm tròn đều. Thời gian định hình bằng một chu kỳ lưu hóa.

1.3.5.2. Lưu hóa săm

Sau khi săm đã định hình tiến hành đưa săm vào khuôn đã gia nhiệt theo yêu cầu, đặt săm đúng vị trí không bị xê dịch. Đóng khuôn và lưu hóa theo quy định.

Đối với săm xe đạp, xe máy được lưu hóa 2 chiều: hơi nóng vào khuôn và hơi nóng thổi vào săm.

1.3.5.3. Thông số công nghệ

Bảng 1.11: Thông số công nghệ của lưu hoá săm

Khuôn Áp lực

định hình

Nội áp

Thời gian lưu hóa Áp lực

(kg/cm2)

Nhiệt độ (0C)

Áp lực (kg/cm2)

Nhiệt độ (0C)

Săm xe máy 8.3 ± 0.2 170 ± 1.5 0.1 8.3 ± 0.2 176 ± 1.5 3’30’’

Săm xe đạp 8.3 ± 0.2 170 ± 1.5 0.1 8.3 ± 0.2 176 ± 1.5 3’40’’

43 1.3.5.4. Các khuyết tật trong công đoạn lưu hóa

Các khuyết tật thường gặp tại công đoạn lưu hóa như: sống săm, săm bị nhăn gấp, biến dạng, dày mỏng của săm không đều,…

1.3.6. Khu vực kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Săm sau khi lưu hóa sẽ được đưa qua khu vực kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Tại đây, săm sẽ được hút chân không, gắn tim ty và kiểm tra ngoại quan.

Đóng gói sản phẩm Đối với xăm xe đạp

Gấp săm lại làm 5, buộc bằng 1 dây cao su, bỏ vào sọt chuyển vào khu vực hàn bao.

Đưa từng chiếc săm vào máy hàn bao, sau khi đóng gói được chuyển đến máy đếm trước khi đổ vào bao PP theo qui định.

May miệng bao PP lại bằng chỉ khâu.

Thông tin trên bao PP phải được ghi đầy đủ bằng bút xạ

Đối với săm xe máy

Gấp săm lại làm 4, buộc bằng 1 dây cao su, đưa thêm gói phụ kiện van săm xe máy kẹp váo dây su, bỏ vào sọt chuyển sang khu vực hàn bao.

Đưa từng chiếc săm vào máy hàn bao, sau khi đóng gói được chuyển đến máy đếm trước khi đổ vào bao PP theo qui định.

May miệng bao PP lại bằng chỉ khâu.

Thông tin trên bao PP phải được ghi đầy đủ bằng bút xạ.

44

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công nhân công ty cổ phần cao su Đà nẵng (drc) (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)