Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow (1943)

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính và kế toán của sinh viên (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2. Cơ sở lý thuyết kinh tế

2.2.3. Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow (1943)

Abraham Maslow (1908–1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ, được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism). Ông nổi tiếng nhất với việc

phát triển Tháp Nhu cầu của Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs), một lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học và động lực học.

Năm 1943, Abraham Maslow đã phát triển một trong những lý thuyết có ảnh hưởng được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục. Đây là lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của con người (Hierarchy of Needs). Trong lý thuyết này, ông tổ chức các nhu cầu của con người theo một hệ thống phân cấp trong đó các nhu cầu ở mức thấp nhất. Để các cấp độ cao hơn xuất hiện, trước tiên phải đáp ứng nhu cầu của các cấp độ thấp hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng những lý thuyết này không phản ánh đầy đủ sự phức tạp của động lực con người, đặc biệt là trong các khía cạnh liên quan đến sự phát triển cá nhân, sáng tạo và tự hoàn thiện. Ông tin rằng con người không chỉ bị thúc đẩy bởi các nhu cầu cơ bản mà còn bởi những nhu cầu liên quan đến sự phát triển và tự nhận thức.

a. Tháp nhu cầu của Maslow

Các cấp bậc trong tháp nhu cầu của Maslow gồm:

- Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Đây là những nhu cầu cơ bản nhất cho sự sống còn của con người, bao gồm thực phẩm, nước uống, không khí, giấc ngủ, và duy trì nhiệt độ cơ thể. Maslow cho rằng nếu các nhu cầu này không được đáp ứng, con người không thể quan tâm đến bất kỳ điều gì khác.

- Nhu cầu an toàn (Safety Needs): Khi các nhu cầu sinh lý đã được đáp ứng, con người bắt đầu quan tâm đến sự an toàn về thể chất, tinh thần, và tài chính. Điều này bao gồm việc có một môi trường sống ổn định, công việc, sức khỏe, và sự bảo vệ khỏi các mối đe dọa.

- Nhu cầu xã hội (Love/Belonging Needs): Đây là nhu cầu về sự kết nối xã hội, tình cảm và tình yêu. Con người cần cảm giác thuộc về một nhóm, có mối quan hệ thân thiết với người khác và được chấp nhận trong cộng đồng.

- Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs): Sau khi các nhu cầu xã hội được thỏa mãn, con người bắt đầu tìm kiếm sự tự tôn và sự công nhận từ người khác.

Điều này bao gồm lòng tự trọng, sự tôn trọng từ người khác, và cảm giác về thành tựu cá nhân.

- Nhu cầu tự thể hiện (Self-actualization Needs): Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp của Maslow. Con người mong muốn phát triển bản thân và đạt được tiềm năng cao nhất của mình. Điều này bao gồm sáng tạo, khám phá, và hoàn thiện các khả năng cá nhân.

Hình 2.2: Tháp nhu cầu của Maslow Nguồn: Maslow, 1943 b. Áp dụng lý thuyết vào mô hình nghiên cứu:

Nhiều sinh viên tại TP.HCM lựa chọn ngành tài chính kế toán vì mong muốn có công việc tốt, thu nhập ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp và nâng cao địa vị xã hội. Các yếu tố như học phí đại học và sự sẵn có của học bổng cũng đóng một vai trò trong quyết định của họ.

Nhà trường nên cấp học bổng hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính để giúp sinh viên đáp ứng điều kiện sống trong quá trình học tập. Đảm bảo môi trường học tập và sinh hoạt của học sinh được an toàn, ví dụ như có hệ thống an ninh khuôn viên trường tốt. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hay sự kiện để học viên có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ với thầy nhau. Nuôi dưỡng một môi trường thân thiện để sinh viên cảm thấy được hỗ trợ và chào đón. Tổ chức lễ khen thưởng

cho những sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động ngoại khóa.

Trường cung cấp các khóa học về kỹ năng mềm như giao tiếp và lãnh đạo để giúp sinh viên phát triển sự tự tin và các kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai của họ. Tổ chức các buổi hướng dẫn nghề nghiệp cho giúp sinh viên xác định được sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các dự án thực tế hoặc thực tập tại các công ty tài chính kế toán để có thể vận dụng kiến thức vào thực tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính và kế toán của sinh viên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)