CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước
2.3.1. Nghiên cứu trong nước
2.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường đại học Phan Thiết (2023)
Tác giả: Trần Thị Hồng Diễm, Nguyễn Thị Thu Hậu
Nghiên cứu tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng định hướng nghề nghiệp của sinh viên kế toán sau khi ra trường, tác giả đã đưa ra 4 yếu tố và thu được kết quả như sau: hầu hết sinh viên điều có định hướng làm nghề kế toán và nắm bắt cơ hội làm việc sau khi ra trường. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy các nhân tố điều tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần: Sự tiếp xúc nghề nghiệp, động lực bên trong, động lực bên ngoài và ảnh hưởng của bên thứ ba. Nhân tố tác động mạnh nhất là sự tiếp xúc với nghề nghiệp, sinh viên được nhà trường hỗ trợ biết đến doanh nghiệp và các tổ chức kế toán kết hợp với các buổi học trải nghiệm thực tế về ngành kế toán giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu
tuyển dụng và nắm bắt được cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhân tố tác động thứ hai, động lực bên trong (cá nhân) có tác động mạnh đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên do sinh viên khi lựa chọn ngành kế toán đã có sự yêu thích bởi ngành kế toán. Nhân tố tác động thứ ba, động lực bên ngoài sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành kế toán có thể lựa chọn lựa chọn công việc liên quan đến ngành học như là: kế toán quản trị, kế toán kho bạc, kế toán ngân hàng,... Dẫn đến thông tin về cơ hội làm việc, và thu nhập có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh. Nhân tố tác động yếu nhất đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên là ảnh hưởng của bên thứ ba, sinh viên có định hướng nghề nghiệp trong tương lai cùng với sự ủng hộ của bên thứ ba (gia đình, người xung quanh, cố vấn học tập,…) để giúp sinh viên có định hướng nghề nghiệp tốt hơn.
2.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (2023)
Tác giả: Hoàng Thanh Hương, Phạm Thị Hạnh, Bùi Diệu Hương, Lê Thu Hương, Nguyễn Phương Hiền, Nguyễn Thu Hương
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng nghề nghiệp của sinh viên ngành ngôn ngữ trung, các tác giả đã đưa ra 3 giả thuyết là (1) Các yếu tố chủ quan, bao gồm: sở thích, ước mơ, năng lực bản thân, tính cách, sức khoẻ, niềm tin được củng cố bằng các công cụ hỗ trợ (MBTI, tử vi, tarot, thần số học...); (2) Các yếu tố khách quan, bao gồm: thu nhập, địa vị xã hội, khả năng tiếp cận với nghề, cơ hội phát triển; (3) Các yếu tố tương tác xã hội, bao gồm: gia đình, môi trường và người đồng trang lứa. Và cho ra được hết quả sinh viên bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan liên quan đến nghề nghiệp định hướng nghề nghiệp, yếu tố chủ quan là một trong những cơ sở quyết định lựa chọn nghề nghiệp, đă Ÿc biệt, năng lực là yếu tố có mức độ ảnh hưởng sâu sắc nhất. Bên cạnh đó yếu tố tương tác xã hội tuy rằng về tổng thể tác
động của yếu tố này không lớn bằng hai yếu tố trước, nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên và trường học là yếu tố có mức dộ ảnh hưởng lớn tới sinh viên hơn những yếu tố khác.
2.3.2. Nghiên cứu ngoài nước
2.3.2.1. Factors Affecting Students’ Career Choice - Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ở thành phố Lahore (2017)
Tác giả: Asma Shahid Kazi, Abeeda Akhlaq
Mục tiêu của bài nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên và cho thấy sinh viên thường bị ảnh hưởng bởi bạn bè và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sinh viên thường có xu hướng lựa chọn theo ngành nghề của bạn bè nhiều hơn. Ngoài ra vai trò giáo viên khi truyền cảm hứng và thúc đẩy sinh viên chọn ngành nghề cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Tuy nghiên, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ hoặc bị ba mẹ gây áp lực không ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
2.3.2.2. Factors affecting career choice among undergraduate students in Universitas Indonesia - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên đại học tại Universitas Indonesia (2016)
Tác giả: Anwar Ali Mohammed Abdo
Mục tiêu của nghiên cứu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên và đề ra 4 giả thuyết là sự tự tin, ảnh hưởng gia đình, sở thích cá nhân và cân nhắc về kinh tế và cho ra được kết quả là: 4 giả thuyết điều có ảnh hưởng quan trọng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Giả thuyết đầu tiên là sự tự tin, đây là yếu tố có ảnh hưởng với định hướng nghề nghiệp của sinh viên vì khi sinh viên chọn được ngành nghề theo chuyên môn, theo khả năng của
mình thì có thể giúp sinh viên hoàn toàn có thể phát triển trong môi trường mới.
Giả thuyết thứ hai là ảnh hưởng gia đình, ba mẹ sẽ là người trực tiếp hướng dẫn và giám sát con cá, đưa ra lời khuyên và cái nhìn mới để giúp họ phù hợp hơn với ngành nghề mà mình chọn. Giả thuyết thứ ba là sở thích cá nhân, khi sinh viên được học tập và làm việc trong ngành nghề mình yêu thích thì càng giúp cho quá trình học tập và làm việc sẽ dễ dàng hơn. Giả thuyết cuối cùng là cân nhắc về kinh tế khi thị trường phát triển dẫn đến lương của công việc được tăng cao, sinh viên thường lựa chọn những công việc có mức thu nhập ổn định và mức lương cao. Bên cạnh việc các giả thuyết trên là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên thì đồng thời các giả thuyết này điều phù hợp với các giải thuyết nghiên cứu trước.
2.3.3. Khe trống nghiên cứu
Thông qua các bài nghiên cứu trước đã nêu, nhóm tác giả đã xác định một số khoảng trống làm tiền đề phát triển bài nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp ngành Tài chính và Kế toán của sinh viên tại TP.HCM” như sau:
a. Nghiên cứu trong nước số 1
Theo như bài báo tác giả chưa đề cập đến sự khác biệt trong định hướng nghề nghiệp giữa các sinh viên ở các vùng miền khác nhau, bài báo cáo chỉ khảo sát đối tượng sinh viên trong một trường đại học ố nên kết quả không thể đại diện cho toàn diện cho tổng thể. Có thể mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu sang các trường đại học khác và các trường đại học lân cận.
b. Nghiên cứu trong nước số 2:
Hiện tại có rất ít đề tài nghiên cứu tập trung vào yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên do đó bài báo cáo nghiên cứu về đề tài này là rất cần thiết. Đây cũng là nguồn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn và nhỏ có
thể khai thác và phát triển. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa thống kê được kết quả nghiên cứu và không kiểm định được các giả thuyết.
c. Nghiên cứu ngoài nước số 1:
Số liệu của bài nghiên cứu đã cũ, không còn chính xác đối với xu hướng của nghề nghiệp cũng như đối tượng ngày nay. Vì vậy cần phải làm thêm các nghiên cứu thực nghiệm, thu thập lại các số liệu mới để đảm bảo tính phù hợp với thời đại, xu hướng hiện nay. Ngoài ra, khả năng ảnh hưởng của yếu tố xã hội và môi trường xung quanh cũng là một điểm cần được nghiên cứu chuyên sâu.
d. Nghiên cứu ngoài nước số 2:
Bài nghiên cứu được thực hiện trước đại dịch COVID-19, trong khi nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp đã thay đổi đáng kể sau đại dịch. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên trong bối cảnh mới rất là cần thiết. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được mong muốn của sinh viên. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp và hiệu quả hơn trong việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nguồn nhân lực trẻ.