Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính và kế toán của sinh viên (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu H1: Yếu tố cá nhân

Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán là đặc điểm cá nhân. Theo nghiên cứu của Odia và Ogiedu (2013), sinh viên thường chọn ngành kế toán vì họ có niềm đam mê với các con số và thường đạt kết quả học tập tốt trong các môn tính toán từ bậc trung học phổ thông.

Các nghiên cứu của Ng Yen Hong và các cộng sự (2017) cùng với Raharja và Liany (2020) cũng cho thấy yếu tố cá nhân là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến định hướng nghề nghiệp, thể hiện qua sự hứng thú với công việc tính toán. Động

lực bên trong, bao gồm sở thích và đam mê với các môn học liên quan đến kế toán, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Hơn nữa, các yếu tố cá nhân như giá trị bản thân, kỹ năng và năng lực phát triển qua quá trình giáo dục cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định nghề nghiệp của họ.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đề xuất giả thuyết H1:

Yếu tố cá nhân bao gồm: (1) Đam mê và yêu thích đối với ngành nghề, (2) Khả năng và năng lực phù hợp đối với ngành, (3) Mong muốn có công việc và thu nhập tài chính ổn định, (4) nhận diện được cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM và mang dấu (+) mang ý nghĩa nếu sinh viên càng yêu thích ngành nghề tài chính - kế toán, cơ hội làm việc sau khi ra trường cao, thu nhập ổn định thì định hướng của sinh viên về ngành tài chính - kế toán càng tăng và ngược lại.

H2: Yếu tố gia đình

Các nghiên cứu của Super (1990) và Gysbers (2001) đã khẳng định rằng gia đình đóng một vai trò thiết yếu trong việc định hình định hướng nghề nghiệp của cá nhân. Ngoài ra, việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên thứ ba, bao gồm thành viên trong gia đình và cố vấn học tập (Ng Yen-Hong và cộng sự, 2017; Porter và Woolley, 2014; Raharja và Liany, 2020). Tuy nhiên, tác động từ những yếu tố này thường không mạnh mẽ và đôi khi còn có thể đi ngược lại với mong muốn của tác giả. Nghiên cứu của Ng Yen-Hong và các cộng sự (2017) cho thấy rằng sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba ngành kế toán tại Malaysia không bị ảnh hưởng nhiều bởi những người xung quanh trong việc quyết định theo đuổi nghề kế toán, cũng như trong việc phát triển sự hứng thú với nghề này.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đề xuất giả thuyết H2:

Yếu tố gia đình bao gồm: (1) kỳ vọng của ba mẹ, (2) truyền thống nghề nghiệp

của gia đình, (3) định hướng và lời khuyên của gia đình, (4) được truyền cảm hứng bởi những người thân trong gia đình. Các giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM và mang dấu (+), tác động cùng chiều nhưng tác động yếu bởi đặc điểm xã hội và văn hóa.

H3: Yếu tố xã hội và môi trường xung quanh

Yếu tố bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các cuộc trao đổi trong nhóm bạn có thể tạo ra những xu hướng nghề nghiệp nhất định, đặc biệt trong các nhóm có hoàn cảnh tương đồng. Hơn nữa, môi trường làm việc và thông tin từ các kênh truyền thông cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết định nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên thường có xu hướng chạy theo đám đông, nghe theo các bài báo và các trang mạng xã hội mà chưa có trải nghiệm thực tế. Dựa kết quả nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đề xuất giả thuyết H3: Yếu tố xã hội và môi trường xung quan bao gồm: (1) sự ảnh hưởng, xúc tác của bạn bè, (2) ngành nghề cạnh tranh trên thị trường, (3) các thông tin báo chí hấp dẫn gây sự tò mò về ngành, (4) lời khuyên từ thầy, cô hoặc cố vấn học tập. Các giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM và mang dấu (+), tác động có nghĩa là các bài báo nói về các mức lương hấp dẫn của ngành nghề, mức thu nhập cao và ổn định, cơ hội việc làm tốt thì sinh viên sẽ có xu hướng chọn theo ngành nghề đó, ngoài ra có nhiều sinh viên chọn học theo bạn bè vì nghe theo lời khuyên, tư vấn của mọi người xung quanh và ngược lại.

H4: Yếu tố học vấn

Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng chất lượng giáo dục, bao gồm cả kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tích lũy, có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên có điểm tốt nghiệp cao thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn của mình, Knight (1933) cho rằng cá nhân sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến

thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng được coi là yếu tố quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra các sinh viên tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm có khả năng tìm được việc làm cao hơn so với những sinh viên không tham gia. Dựa kết quả nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đề xuất giả thuyết H4: Yếu tố học vấn bao gồm: (1) các bằng cấp về Tài chính là bổ trợ tốt cho sinh viên ngành, (2) trình độ học vấn , (3) chất lượng giảng dạy trong lĩnh vực Tài chính và Kế toán tại trường, (4) tham gia các khóa học và hội thảo về chuyên ngành, (5) áp dụng được kiến thức chuyên ngành vào trong đời sống thực tế . Các giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM và mang dấu (+), điều này mang ý nghĩa trình độ học vấn của sinh viên có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này từ đó, ta có thể thấy yếu tố học vấn có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

H5: Yếu tố kinh tế

Nghiên cứu của Nguyễn Tố Tâm (2022) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành Kế toán - Kiểm toán của sinh viên Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến thị trường lao động và các trường đại học đào tạo ngành này. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của động cơ nghề nghiệp và sự ảnh hưởng của các trường đại học trong việc đào tạo sinh viên ngành kế toán. Một nghiên cứu khác tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho thấy nhiều sinh viên thường chỉ tập trung vào những yếu tố bề ngoài hấp dẫn của nghề nghiệp mà không xem xét kỹ lưỡng các kỹ năng và yêu cầu cần có cho công việc, dẫn đến những lựa chọn không phù hợp. H4: Yếu tố kinh tế bao gồm: (1) mức lương hấp dẫn, (2) cơ hội việc làm mở rộng, (3) các vị trí về Tài chính và Kế toán là bắt buộc phải có trong các Doanh nghiệp, (4) chi phí học tập, bằng cấp là khoản đầu tư xứng đáng cho mục đích dài hạn. Các giả thuyết này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM và mang dấu (+).

2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu Nguồn: nhóm tổng hợp

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến Định hướng nghề nghiệp ngành tài chính và kế toán của sinh viên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)