CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC PHÂN MÔN
2.3. Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn
2.3.1. Vai trò của phép tu từ so sánh ở phân môn Tập làm văn lớp 3
Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. Hơn thế nữa, phân môn Tập làm văn còn rèn cho HS kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó Tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do đó, nó đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là HS sử dụng được Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Vì vậy, mỗi bài học Tập làm văn là một bài rèn kĩ năng cuối cùng trong một tuần sau các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Tập làm văn được coi là kĩ năng
“tổng hợp” được hình thành từ các kĩ năng ở các phân môn trước đó.
Trong SGK Tiếng Việt 3, có 3 dạng bài tập làm văn: bài tập nghe, bài tập nói và bài tập viết tương ứng với các kiểu bài sau:
1. Nghe- kể một câu chuyện 2. Nói, viết theo chủ điểm 3. Viết thư
4. Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn 5. Tập tổ chức cuộc họp
6. Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động 7. Ghi chép sổ tay
Tất cả những kiểu bài trên đều nhằm mục đích trang bị cho HS một số hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói và viết phục vụ học tập và đời sống hằng ngày. Bởi vậy, dù ít hay nhiều, HS cũng có thể vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về việc dạy phép tu từ so sánh ở kiểu bài: Nói, viết theo chủ điểm. Đó là những bài tập thuộc kiểu bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả cảnh sinh hoạt. Đây là những kiểu bài HS có thể sử dụng phép so sánh được nhiều nhất, giúp các em bộc lộ hết khả năng sáng tạo, khả năng sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và khả năng quan sát . Đối với kiểu bài tập này, thông thường HS phải làm bài tập bằng cách nói miệng trước những ý chính mà mình định viết, trên cơ sở đó làm bài viết vào vở bài tập.
Những bài tập nói viết theo chủ điểm là những bài miêu tả đơn giản, song dù ở mức độ đơn giản thì đây cũng là kết quả của sự nhận xét, đánh giá, tưởng tượng của HS.
Vì vậy, ngôn ngữ trong bài cũng phải mang những đặc điểm vốn có của văn miêu tả là sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. Để làm được điều này, GV phải chú ý dạy HS sử dụng phép tu từ so sánh trong bài làm của mình. Nhờ phép so sánh, các em có thể tái hiện lại đối tượng phản ảnh, làm cho đối tượng miêu tả trở nên cụ thể hơn, riêng biệt hơn từ đó có thể biểu lộ những nhận thức, sự cảm thụ cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình, giúp cho bài làm có được nét tinh tế, vẻ sinh động và có một phong cách riêng.
Sử dụng phép so sánh trong mỗi bài Tập làm văn, tức là, HS đã phá vỡ được cái vỏ bọc ngôn từ khô cứng để tìm ra những hình ảnh so sánh vừa chân thực,
“chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so sánh giúp các em có thể “thổi” vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn sinh động của con người cũng như của thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhờ phép so sánh, các em được biết đến vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm (Hà Sơn), hay thấy trăng như cánh diều, như chiếc thuyền, như quả chín thậm chí như mắt cá... (Trần Đăng Khoa). Khi tả về biển, Khánh Chi có lúc thấy “biển trẻ mãi, xanh tươi mãi như một nàng tiên”, biển “như người mẹ hiền”, “như đứa trẻ con” và có lúc biển lại như “người khổng lồ nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp”... Nói chung, trong Tập làm văn, nhờ phép so sánh HS có thể thả sức cho trí tưởng tượng tung hoành, tìm ra vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận ra. Dạy phép so sánh trong phân môn Tập làm văn là giúp HS biết nhận thức phản ảnh và thể hiện thế giới không phải bằng con đường tư duy khoa học hay lối suy luận đời thường mà chủ yếu bằng cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng và bằng chính cả tấm lòng.
2.3.2. Các dạng bài vận dụng phép tu từ so sánh và phương pháp dạy học Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và xác định các bài tập Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh. Kết quả thống kê thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Những bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh
TT Bài tập Trang
1 Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. 28
2 Kể lại buổi đầu em đi học 52
3 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 52
4 Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo các gợi ý:
a. Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi?
b. Người đó làm nghề gì?
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
68
5 Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 68 6 Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a. Quê em ở đâu?
b. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?
c. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d.Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
92
7 Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý:
a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
102
8 Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. 102 9 Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Gợi ý:
a. Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể... )?
b. Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
c. Em thích nhất điều gì?
120
10 Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Gợi ý:
a. Người đó là ai, làm nghề gì?
b. Người đó hàng ngày làm những việc gì?
c. Người đó làm việc như thế nào?
38
11 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
38 12 Kể lại một buổi biểu diện nghệ thuật mà em được xem.
Gợi ý:
a. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? (kịch, ca nhạc, múa, xiếc...)
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Em cùng xem với những ai?
d. Buổi biễu diễn có những tiết mục nào?
đ. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy?
48
13 Dựa vào những điều em vừa kể, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
48
14 Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
64 15 Kể lại một ngày hội mà em biết.
Gợi ý:
a. Đó là hội gì?
b. Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu?
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e. Hội có những trò vui gì?
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
72
16 Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 câu)
72
Có thể thấy rằng, các bài Tập làm văn trên đều là những bài văn miêu tả đơn giản: tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt...
Chẳng hạn, đối với thể loại văn tả người, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau:
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.
- Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Đối với thể loại văn tả cảnh, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau:
- Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
- Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy.
- Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Đối với thể loại văn tả cảnh sinh hoạt, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau:
- Kể lại một buổi biểu diện nghệ thuật mà em được xem.
- Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Kể lại một ngày hội mà em biết.
2.3.3. Quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 2.3.3.1. Những kĩ năng thực hành bài tập Tập làm văn ở lớp 3
Dạng bài tập nói và viết theo chủ điểm chỉ yêu cầu các em trả lời được những câu hỏi gợi ý trong SGK và viết lại những điều vừa nói thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu). Qua đoạn văn, phải diễn đạt được một số yêu cầu như: biết dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ràng và bộc lộ được tình cảm với đối tượng trong bài. Đây là những bài miêu tả đơn giản, song với mỗi bài tập, HS đều được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, lựa chọn ý và viết đoạn văn. Do đó, để HS có thể vận dụng phép tu từ so sánh vào bài, GV vừa phải giúp các em thực hiện những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung, vừa phải chú ý quan sát những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng. Từ đó, mới phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Sau đây, là những kĩ năng cơ bản trong quá trình học cách làm văn miêu tả có vận dụng phép so sánh.
a) Xác định yêu cầu của bài (đề bài)
Thực chất, đây chính là bước tìm hiểu đề, giúp HS nắm được nội dung (nói, viết về cái gì?), phạm vi đối tượng được nói, viết (tả cảnh hay tả người), không gian và thời gian cụ thể (ở đâu và vào lúc nào) và là bước định hướng cho quá trình thực hiện một bài Tập làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, HS thường chưa kiên nhẫn, HS thường không chú ý đúng mức, không dành thời gian thoả đáng để tìm hiểu đề. Vì vậy, thao tác này luôn luôn phải lặp lại với từng bài Tập làm văn, dù cùng một kiểu bài hay khác kiểu bài.
Để giúp HS xác định yêu cầu của đề bài, GV có thể thực hiện một số thao tác sư phạm thông thường: yêu cầu đọc đề nhiều lần, dùng bút gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý... Ví dụ một đề bài khá đơn giản như sau:
Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
- HS có thể xác định đối tượng ở đây là tả con vật - Nội dung là tả con vật mà em yêu thích
b) Quan sát đối tượng được tả
Để có được hình ảnh so sánh đẹp, HS cần phải biết quan sát. Quan sát phải gắn liền với so sánh, liên tưởng, để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Nghĩa là trên cơ sở có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc… của
mình, HS mới bắt tay vào làm bài. Ví dụ, cần quan sát để thấy và tả được một bạn gái
“nhát như thỏ”, một bạn trai “nghịch như quỷ”, một cậu bé “chẳng giống bố chút nào”.
Tả người như thế, tả cảnh lại càng cần so sánh: “Trong vườn chuối, trăng đang phơi mình trên những tàu lá chuối còn ướt đẫm sương đêm, nom lóng lánh như những mảnh vải nhung bóng có dát vàng... ”,…
Trong văn miêu tả, so sánh là cần thiết nhưng cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và tạo được hiệu quả thẩm mĩ. Vì vậy, khi quan sát, HS phải biết chú ý tới những yêu cầu riêng khi quan sát từng loại đối tượng miêu tả:
- Đối với thể loại tả cảnh: Có thể đứng từ xa hoặc lại gần để quan sát để có thể tả bao quát hoặc bộ phận. Vì vậy, GV cần phải hướng dẫn HS phát huy khả năng liên tưởng và so sánh. Nếu tả bao quát phải thấy cảnh ấy từ xa thế nào, trông giống như cái gì... Nếu tả từng bộ phận, phải quan sát rõ từng bộ phận để thấy được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, đường nét, màu sắc, âm thanh. Chính sự quan sát tỉ mỉ này sẽ đem lại sự giàu có trong nhận thức và tâm hồn HS. Chỉ có quan sát tỉ mỉ, các em mới tìm ra những nét đồng nhất độc đáo giữa các sự vật để có được những hình ảnh so sánh mới lạ và hấp dẫn.
- Đối với thể loại tả người: Đối tượng được tả của các em là những người rất thân quen và gần gũi (những người trong gia đình, người hàng xóm, những người bạn trong tổ học tập…). Tuy nhiên, không phải cứ có hình mẫu trước mắt là tả ngay được, hàng ngày, chúng ta vẫn thường gặp gỡ những con người rất thân thiết, những cảnh vật và sự vật đầy ấn tượng nhưng nếu yêu cầu cầm bút tả thì không phải ai cũng tả ngay được. Sở dĩ như vậy, vì những cái đó mới chỉ để lại trong óc những cảm giác không rõ ràng, không có một cái gì sâu sắc. Vì vậy, khi yêu cầu HS tả người, dù đó là người thân, GV cũng phải hướng dẫn HS quan sát cả bên ngoài lẫn bên trong. Tức là, không chỉ quan sát hình dáng, cử chỉ, giọng nói... mà phải quan sát cả thái độ của người đó với người xung quanh. Ví dụ, không chỉ thấy người đó “cao lớn như một gã khổng lồ”
mà còn phát hiện ra người đó “hiền như bụt” hay “dữ như quỷ”... nữa.
- Đối với thể loại tả cảnh sinh hoạt
Ở lớp 3, có những bài tập như: kể lại một buổi biễu diễn nghệ thuật hay một trận thi đấu thể thao... Mục đích của các bài tập này là giúp HS làm quen với một thể loại
văn phức tạp hơn, văn tả cảnh sinh hoạt. Văn tả cảnh sinh hoạt có nhiều chi tiết và luôn luôn gắn liền với hoạt động. Vì vậy, khi quan sát, HS không chỉ quan sát hoạt động của con người mà còn phải biết quan sát cảnh vật và nhiều đối tượng khác nữa mới có thể tạo nên một bức tranh phong cảnh sinh hoạt bằng ngôn từ. Bởi vì, cảnh sinh hoạt của con người bao giờ cũng gắn với một thời gian và không gian cụ thể.
c) Diễn đạt và viết đoạn văn
Ở lớp 3, một tiết Tập làm văn thường có 2 bài tập, một bài luyện nói và một bài luyện viết. Đối với bài luyện nói, để HS được nói nhiều, GV cần cho HS xem trước bài ở nhà. Cho dù trong bài có sử dụng phép so sánh thì HS cũng phải trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, cách trình bày như là đang tranh luận, phát biểu trước lớp. Trong quá trình HS trình bày nội dung đã chuẩn bị, GV cần phải chú ý nắm bắt những câu hay để khen ngợi kịp thời hoặc những câu văn HS diễn đạt chưa đúng, chưa hay để giúp HS đó chữa lại cho đúng, cho hay hơn.
Trình bày miệng xong, thông thường các em sẽ làm bài viết. Bài viết chỉ khoảng 5-10 câu và viết theo trình tự các gợi ý trong SGK. Cũng có thể, HS viết theo mạch cảm hứng và suy tưởng, đó là sự sáng tạo của mỗi HS, GV nên khuyến khích các em.
Tuy nhiên bài viết vẫn phải bám sát đề, câu văn mạch lạc. Khi viết, không yêu cầu các em sử dụng phép so sánh trong tất cả các câu mà phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Nếu lạm dụng, đoạn văn sẽ trở nên nhàm chán và sáo rỗng.
2.3.3.2. Quy trình dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 Một tiết Tập làm văn thuộc kiểu bài Nói viết theo chủ điểm cũng thường có 2 bài tập: một bài tập rèn kĩ năng nói, một bài tập rèn kĩ năng viết. Sau đây là quy trình giảng dạy loại bài tập Nói, viết theo chủ điểm có vận dụng phép tu từ so sánh.
a) Quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh vào các bài Tập làm văn nói Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
Thông thường, một bài tập loại này được cấu trúc thành 2 phần:
- Phần yêu cầu bài tập - Phần gợi ý nội dung
Vì vậy, khi cho HS tìm hiểu yêu cầu bài tập, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: