CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm
Qua phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Với trình độ đầu vào của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng tương đương nhau nhưng qua khảo sát sau thực nghiệm chúng tôi thấy chất lượng nắm kiến thức của HS nhóm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng:
a) Tỉ lệ HS đạt khá giỏi qua các bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng, trong khi đó tỉ lệ HS đạt điểm kém lại thấp hơn.
b) HS ở các lớp thực nghiệm chủ động, tích cực tham gia vào bài học hơn so với lớp đối chứng. Các hoạt động nhóm, đánh giá và tự đánh giá… được các em hào hứng tham gia.
Những kết quả trên đã chứng tỏ, quá trình thử nghệm đã khẳng định được giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra. Việc nắm vững cấu trúc chương trình SGK, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, cách hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong các giờ học của các phân môn khác của môn Tiếng Việt cộng với sự nhiệt tình của GV sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ học.
sánh ở lớp 3
Để nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh Tiểu học lớp 3, chúng tôi có một số đề xuất kiến nghị sau:
- Về phía chương trình, SGK: Chương trình cần bổ sung, hiệu chỉnh kịp thời, ít nhất về việc phân bổ các giờ dạy, tiết dạy phép tu từ này ở các phân môn cho hợp lý. Các nhà biên soạn SGK cần tăng giảm các loại bài cho hợp lí; tập trung vào các dạng bài học sinh hay mắc lỗi, hoặc còn gặp nhiều khó khăn như: tìm từ so sánh, hoàn thành vế câu so sánh, áp dụng phép tu từ so sánh vào việc viết đoạn hay bài văn hoặc các văn bản nghệ thuật,…
- Về phía giáo viên: Cần nắm chắc các kiến thức về phong cách học, tu từ học, đặc biệt về phép tu từ so sánh để từ đó có thể sử dụng linh hoạt trong bài dạy của mình, làm cho học sinh dễ hiểu, hứng thú hơn với tiết học. Đồng thời GV cần kết hợp các phương pháp giảng dạy, tăng cường các câu hỏi gợi mở kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng khả năng vận dụng phép tu từ so sánh để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học nói chung và dạy phép so sánh nói riêng. GV nên tăng cường các bài tập vận dụng phép tu từ so sánh để học sinh có thể mở rộng sự liên tưởng, cũng như trau dồi thêm vốn ngôn ngữ, hình ảnh của bản thân. Ví dụ ở phân môn Tập làm văn, GV có thể đưa thêm các yêu cầu sử dụng phép tu từ so sánh khi học sinh viết văn miêu tả hay kể chuyện để làm bài văn thêm phong phú hơn.
- Về phía nhà trường Tiểu học: Cần trang thiết bị, đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Cần nghiên cứu tổ chức thường xuyên các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn nói chung, các đợt tập huấn bổ sung và nâng cao hiểu biết về về các biện pháp tu từ và cách tổ chức dạy học cho đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy nói riêng để nâng cao khả năng, kiến thức chuyên môn cho GV. Mở rộng thực nghiệm các phương pháp giảng dạy mới và công tác tổ chức rút kinh nghiệm, kiểm tra đánh giá, nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.
Qua việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm các phương pháp dạy Tiếng Việt và việc vận dụng các phương pháp vào việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Kết quả lĩnh hội tri thức ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể ở các lớp thực nghiệm, số học sinh đạt điểm kém chiếm tỉ lệ thấp, số học sinh đạt điểm khá chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn ở các lớp đối chứng, tỉ lệ cao tập trung ở học sinh đạt điểm khá và trung bình. Kết quả này đã khẳng định tính hiệu quả của bài thực nghiệm.
Kết quả về mức độ tích cực học tập của học sinh cũng thể hiện sự chênh lệch rõ rệt.
Hầu hết các học sinh tham gia tiết dạy thực nghiệm đều rất hào hứng, tự tin, ghi nhớ bài ngay tại lớp và vận dụng kiến thức được học khá tốt. Các em cũng thể hiện sự thích thú với tiết học thông qua việc tích cực tham gia xây dựng bài và chú ý vào bài dạy của giáo viên. Trong khi đó, ở các lớp đối chứng vì không có sự thay đổi về phương pháp nên các em thể hiện sự chán nản, mệt mỏi. Một số em còn lúng túng trong việc xác định hình ảnh so sánh và sư có sự sáng tạo khi sử dụng phép tu từ này.
Từ những kết quả trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 về cả phía GV, phía nhà trường và cả chương trình SGK. Cần linh hoạt trong tiết dạy để thu hút sự tham gia của học sinh vào tiết học.
Qua khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả việc giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3, chúng tôi bước đầu rút ra mới kết luận sau:
1.1. Việc nắm vững những kiến thức về tu từ học nói chung và phép tu từ so sánh nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển tư duy, khả năng nhận thức, kĩ năng nói và viết cho HS. Cụ thể, giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh trong văn chương và thực tế. Ngoài ra còn hỗ trợ các em làm các bài tập làm văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp trên một cách thuận lợi hơn.
1.2. Những nhận thức hạn chế về mục đích, nội dung, phương pháp và việc hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy phép tu từ so sánh của GV còn nhiều bất cập. Điều này, đã làm nảy sinh những thực trạng dạy và học ảnh hưởng đến việc rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh của HS. Nhìn chung, GV và HS còn gặp một số khó khăn trong quá trình dạy và học.
1.3. Từ kết quả tìm hiểu lí luận, thực tiễn cũng như mục tiêu, nội dung, mức độ dạy học phép so sánh, chúng tôi đã đề xuất ứng dụng các PP dạy học Tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho cho HS lớp 3.Việc đưa ra các phương pháp dạy học phép tu từ so sánh như: phương pháp dạy thực hành giao tiếp, phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp thảo luận nhóm – là những phương pháp quen thuộc trong dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng là hoàn toàn hợp lí. Bên cạnh đó, kết hợp các phương pháp: xây dựng tình huống có vấn đề trong tổ chức hoạt động, trò chơi học tập sẽ giúp cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng trong giờ học về các biện pháp tu từ này.
1.4. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng quy trình tổ chức hướng dẫn HS giải các dạng bài tập về phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 ở phân môn: Luyện từ và câu. Chúng tôi cũng đã xây dựng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ Tập đọc, Tập làm văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. Cuối cùng, đề tài thiết kế được một số giáo án vận dụng quy trình này.
1.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính tính khả thi của các PP dạy học Tiếng Việt được ứng dụng vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy tính hiệu quả của quy trình hướng dẫn HS giải các bài tập về so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu, của các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn mà chúng tôi đã đề xuất. Những quy trình và cách thức mà chúng tôi tổ chức, đã giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về so sánh tu từ đạt hiệu quả hơn.
[1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr 19.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[5] Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Tâm lí học Tiểu học (Giáo trình dùng cho các trường Đại học Sư phạm đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học), 2008.
[6] Hoàng Hoà Bình, Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
[7] Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.
[8] Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[9] Trần Mạnh Hưởng, Luyện tập về cảm thụ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
[10] Đinh Trọng Lạc, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
[11] Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
[12] Đinh Trọng Lạc, Phong cách học với sự phát triển lời nói của học sinh, Nghiên cứu giáo dục, 1993, tr 27.
[13] Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng, Văn miêu tả và văn kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
[14] Lê Phương Nga “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, các dạng bài tập và những vấn đề lưu ý”, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, 1998.
[15] Lê Phương Nga, Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
[16] Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013.
[17] Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013.
[18] Đào Ngọc, Vũ Quang Ninh (1993), Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, Xưởng in văn phòng Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
[19] Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1983.
[20] Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
[21] Nguyễn Trí, Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
[22] Nguyễn Trí, Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
Phép tu từ so sánh là một biện pháp nghệ thuật còn khá mới lạ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 3 nói chung. Để góp phần giúp các đồng chí hoàn thành tốt việc dạy học phép tu từ so sánh này, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí qua việc trả lời đúng và đủ các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước những câu trả lời mà đồng chí cho là đúng hoặc viết tiếp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Phép tu từ (PTT) là gì?
Là cách sử dụng những từ ngữ có màu sắc tu từ
Là cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu quả tu từ trong biểu đạt
Là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật -logic) chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn gọi là màu sắc tu từ.
b) Phép tu từ so sánh là:
Là cách đem sự vật này đối chiếu với sự vật vật khác.
Là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Là cách đối chiếu các sự vật với nhau mà giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe.
c) Phép tu từ so sánh được dạy ở lớp:
Lớp 1, 2
Lớp 3
Lớp 4, 5
Câu 2: Để hiểu rõ thêm về thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, đồng chí hãy đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất với mình!
Mức độ TT Nội dung điều tra Rất thành
thạo
Thành thạo
Khó khăn, lúng túng 1 Xác định mục đích của việc dạy
BPTT so sánh cho HS lớp 3 2 Nắm mức độ nội dung chương
trình của từng bài
3 tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội
dung bài dạy.
4
Xây dựng quy trình của một tiết dạy phép tu từ so sánh cho HS
lớp 3
5 Thiết kế hệ thống bài tập giúp HS chiếm lĩnh kiến thức
6 Kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các phép tu từ.
Câu 3: Dạy học phép tu từ so sánh còn gặp khá nhiều khó khăn. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp, đồng chí hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời mà đồng chí cho là thích hợp.
Thiếu phương tiện dạy học (sách giáo khoa, vở bài tập, bảng ... ..)
Vốn kiến thức về tu từ của GV còn hạn chế
Sách biên soạn khó dạy
HS ít có thói quen sử dụng phép tu từ trong khi nói, viết.
Năng lực cảm thụ của HS còn yếu.
Tài liệu tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết cho GV và HS còn thiếu.
Những vấn đề khác (nếu có):
... ...
... ...
Đồng chí vui lòng cho biết:
Họ và tên: ...
Trường: ...
Năm vào ngành: ... ...
Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của đồng chí!
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
VỀ KĨ NĂNG SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH
Phép tu từ so sánh là một biện pháp nghệ thuật còn khá mới lạ trong phân môn Luyện từ và Câu nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 3 nói chung. Để góp phần giúp các con hiểu và học tập tốt hơn phép tu từ so sánh, các con hãy hoàn thành đủ các bài tập dưới đây.
1. Đọc thầm đoạn văn rồi làm các bài tập phía dưới:
“Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao,...”
(trích Rừng xuân – Ngô Quân Miện) a) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào:
So sánh
Nhân hóa
b) Nối cột A và cột B cho phù hợp với các ý trong đoạn văn trên:
A B
Một vệt sương mỏng một ngày hội của màu xanh
Rừng hôm nay như như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch
Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như chiếc khăn voan
Những chùm hoa li ti và trắng như cái quạt
Những chiếc lá ngoã non to như những hạt mưa bay