CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Thiết kế một số bài giảng cho các phân môn
3.1.1. Phân môn Luyện từ và câu
BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 1 (SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 8) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết về phép tu từ so sánh 2. Kĩ năng:
- HS xác định đúng các từ chỉ sự vật (ôn tập lại lớp 2)
- HS nhận biết được những sự vật được so sánh trong câu cho sẵn 3. Thái độ:
- HS nâng cao khả năng cảm thụ thơ văn của mình thông qua những hình ảnh so sánh trong bài.
- Hào hứng, hăng say tham gia vào bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ
- Tranh, ảnh minh họa - Powerpoint, SGK, SGV…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2’
3’
- Ổn định tổ chức 1. Giới thiệu bài 25’ 2. Bài mới
2.1. Tìm từ chỉ sự vật Bài tập 1:
Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai.
- GV gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV gọi 1 HS lên bảng làm mẫu: Tìm các từ chỉ
sự vật ở dòng thơ 1.
- GV mời 3 HS lần lượt lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải:
Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai.
→GV chốt: Các từ ngữ chỉ sự vật là các từ chỉ người, sự vật, đồ vật, cây cối. Tìm được các từ chỉ sự vật ở bài tập này, các em sẽ làm tốt hơn ở bài tập 2.
- 1 HS lên bảng làm mẫu.
- HS làm vào SGK - HS nhận xét
- HS lắng nghe 2.2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau
Bài tập 2:
a) Hai bàn tay em Như hoa đầu cành.
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
d) Ơ, cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe.
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập - Yêu cầu của bài tập là gì?
- Muốn tìm những sự vật được so sánh với nhau các em phải làm gì?
Bước 2: HS giải một phần bài tập để làm mẫu - GV gọi một em lên bảng làm mẫu câu a.
Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi:
Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- GV viết câu trả lời của HS theo sơ đồ cấu tạo của phép so sánh lên bảng như sau:
Sự vật so sánh Hai bàn
tay em
Từ so sánh như
Sự vật được so sánh hoa đầu cành
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời, hoặc có thể phán đoán: Tìm các sự vật trong câu trước rồi xem sự vật đó được so sánh với sự vật nào.
- HS lên bảng làm
- HS nhận xét bài làm của bạn
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bước 3: HS làm bài tập theo cặp - GV tổ chức cho HS thảo luận bàn.
Bước 4: HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về phép tu từ so sánh - GV và HS nhận xét bài làm trên bảng, và chốt lại lời giải đúng:
Câu b: Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
Câu c: Cánh diều được so sánh với dấu “ á”.
Câu d: Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
* GV lưu ý HS về cách trả lời: Ở câu b, các em có thể nói “mặt biển” hoặc “mặt biển sáng trong” hay
“tấm thảm khổng lồ” hoặc “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”. Tương tự, với các câu còn lại.
- GV kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau.
+ Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành?
+ Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ?
Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau?
GV cho HS xem một chiếc vòng ngọc thạch hoặc ảnh một đồ vật bằng ngọc thạch, giải thích màu ngọc thạch là màu xanh biếc, sáng trong.
GV cho HS xem tranh minh hoạ cảnh biển lúc bình yên, phẳng lặng, không có sóng lớn.
+ Vì sao cánh diều được so sánh với dấu “ á”?
GV mời 1 HS lên bảng vẽ một dấu “á” thật to và treo bảng tranh minh họa cánh diều.
+ Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai ?
→ GV chốt: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. Mỗi sự vật so sánh và sự vật được so sánh tạo thành một hình ảnh so sánh. Các em sẽ được bày tỏ ý kiến của mình về mỗi hình ảnh so sánh đó ở bài tập 3.
- HS thảo luận theo cặp về các câu còn lại
- Đại diện 3 cặp lần lượt lên bảng điền từng câu vào bảng.
+ Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa
+ Đều phẳng, êm và đẹp.
+ Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt một dấu “á”.
+ Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai nhỏ.
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2.3. Trình bày ý kiến
Bài tập 3:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài và đặt câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài tập là gì?
+ Em hãy nêu lại những hình ảnh so sánh ở bài tập 2?
+ Trong những hình ảnh so sánh đó, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Bước 2: GV giúp HS giải một phần bài tập làm mẫu
- GV gọi 1 HS phát biểu để các bạn khác học tập
- GV cho các HS khác nhận xét về ý kiến của bạn và khen ngợi bạn.
Bước 3: HS làm bài tập.
- GV khuyến khích HS trong lớp nối tiếp nhau phát biểu tự do.
Bước 4: GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét và rút ra những điểm cần ghi nhớ.
- GV gọi HS nhận xét
→ GV chốt: Tìm ra được các hình ảnh so sánh là một việc tốt, song cảm nhận được cái hay của các hình ảnh đó còn tốt hơn. Ở bài tập 3 này, các em đã vừa trình bày ý kiến của mình về một hình ảnh so sánh chính là các em đã biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi hình ảnh so sánh theo cách riêng của mình.
- 1 HS phát biểu ý kiến của mình. VD: Em thích hình ảnh so sánh a vì hai bàn tay của bé được ví với những bông hoa là rất đúng.
HS có thể phát biểu:
+ Em thích hình ảnh so sánh b vì cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch.
+ Hình ảnh so sánh ở câu c thật là hay vì cánh diều giống như dấu á mà chúng em viết hàng ngày.
+Hình ảnh so sánh ở câu d rất bất ngờ: Dấu hỏi được ví như một vành tai nhỏ, hỏi rồi lắng nghe xem người ta trả lời như thế nào.
- HS nhận xét về câu trả lời của bạn.
5’ 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các HS về nhà quan sát các sự vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì?
- HS lắng nghe
(SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 42-43) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nắm được một kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém - HS nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
3. Thái độ:
- HS hứng thú, say mê với bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Powerpoint, SGK, SGV, … - Phiếu thảo luận
Phiếu thảo luận Bài 1: Đọc các khổ thơ sau:
a. Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.
b. Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ.
c. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Điền những hình ảnh so sánh và viết tên các kiểu so sánh đó vào bảng sau:
Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh
a)...
b)...
c)... ...
a)...
b )... ...
c)...
Bài 2. Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên:
a)... ...
b)...
c)... ...
Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’ 1. Kiểm tra bài cũ 2’ 2. Giới thiệu bài 25’ 3. Bài mới
3.1. Tìm hình ảnh so sánh Bài tập 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài 1.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải:
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
- GV yêu cầu HS phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng b) Trăng khuya sáng hơn đèn c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
hơn kém ngang bằng ngang bằng hơn kém hơn kém
ngang bằng
- 1 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm lên bảng làm bài.
- HS phân biệt
GV chốt: Bài tập trên, đã giúp các em làm quen với 2 kiểu so sánh mới, đó là: so sánh hơn kém và so sánh ngang bằng. Kiểu so sánh hơn kém là kiểu so sánh có các từ so sánh như: hơn, chẳng bằng... Kiểu so sánh ngang bằng là kiểu so sánh có các từ so sánh như: là, tựa, như... Để hiểu hơn các từ so sánh này, các em tiếp tục làm bài tập 2 trong phiếu giao việc.
- HS lắng nghe
3.2. Tìm hiểu các từ so sánh Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV mời 3 HS lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) hơn - là - là;
Câu b) hơn
Câu c) chẳng bằng – là
GV chốt: Khi so sánh, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều các từ so sánh. Tuy nhiên, để có một hình ảnh so sánh đẹp, độc đáo, chúng ta không những phải biết tìm một từ so sánh phù hợp mà còn phải biết lựa chọn các sự vật được so sánh với nhau. Các em sẽ biết rõ hơn điều này, sau khi làm bài tập 3.
3.3. Tìm sự vật được so sánh Bài tập 3:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV mời 2 HS đứng tại chỗ nêu tên các sự vật được so sánh với nhau. GV gạch chân dưới những sự vật được so sánh mà HS nêu.
Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
GV chốt: Khi so sánh, không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải dùng từ so sánh. Ở đoạn thơ trên, Trần Đăng Khoa đã dùng các dấu gạch ngang để thay thế cho các từ so sánh đó.
3.4. Trò chơi học tập Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, bút dạ và băng dính.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3..
- HS đọc
- HS tìm từ so sánh trong các khổ thơ và ghi vào phiếu bài tập.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS lắng nghe
- Hết thời gian tìm từ, GV yêu cầu các nhóm đính kết quả lên bảng lớp và tiến hành điều khiển việc chấm điểm cho từng nhóm như sau:
+ Đại diện nhóm lần lượt đọc to, chậm rãi từng từ ngữ đã tìm được của nhóm mình.
+ Các nhóm khác theo dõi và nhận xét kết quả.
- Nhóm thắng cuộc là nhóm tìm đúng nhiều từ nhất.
Quả dừa như, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể...
đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể...
chiếc lược chải vào mây xanh
- Các nhóm trao đổi và ghi vào tờ giấy to được phát
5’ 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các HS về nhà quan sát các sự vật xung quanh và tập so sánh chúng với nhau
- HS lắng nghe
BÀI 4: TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 -7 câu) trong đó có sử dụng phép so sánh, diễn đạt rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở ghi, sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời
gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2’ 1. Ổn định tổ chức 2’ 2. Giới thiệu bài 35’ 3. Bài mới
Hoạt động 1: Nói về buổi đầu đi học của mình
Bước 1: Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng.
Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp (vì có em, vì lí do nào đó không có mặt trong ngày tựu trường hoặc trong buổi khai giảng).
Bước 2: Làm mẫu
GV: Trước khi nói về buổi đầu đến lớp của mình, một bạn cho cô biết:
- Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
- Thời tiết hôm đó thế nào?
- Ai dẫn em đến trường?
- Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? (em có thể dùng phép so sánh để nói về tâm trạng của mình lúc này)
- Buổi học đã kết thúc thế nào?
- Một HS đọc to yêu cầu bài tập
- Em đến lớp lần đầu tiên vào buổi sáng
- Một buổi sáng mát trời, gió nhẹ làm chiếc váy em mặc bay bay theo bước chân em đến lớp.
- Ngày đầu tiên đi học em được mẹ dắt tay đến trường.
- Lần đầu tiên đến một ngôi trường mới, em rụt rè như một chú thỏ non.
-
- Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Em có thể sử dụng một câu so sánh để nói về cảm xúc của mình lúc này không?
- Từ câu hỏi gợi ý của GV, cô mời một HS kể mẫu theo những gợi ý đó.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét: Bạn nói đã đủ ý chưa? Cách dùng từ đặt câu của bạn có gì hay? Hình ảnh so sánh của bạn có đẹp không?
(HS phát biểu, GV chốt lại).
Bước 3: Thực hành luyện nói theo cặp
GV: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. GV đến từng bàn theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những em nói còn kém.
Bước 4: Tập nói trước lớp
- Mời 3 hoặc 4 HS nói trước lớp. Sau đó, GV hỏi cả lớp:
Bạn nói về ngày đầu đến lớp của mình đã đủ ý chưa? Cách dùng từ đặt câu có gì hay? Có gì cần góp ý?
- GV khen những em nói hay, giúp những em nói chưa đủ ý hoặc chưa nhận ra thiếu sót của mình; đặc biệt khen ngợi nếu HS:
+ Miêu tả đúng không gian, thời gian, tâm trạng buổi đầu đến lớp làm cho bài nói hấp dẫn.
+ Biết dùng những hình ảnh so sánh đẹp.
+ Nói tự do, không phụ thuộc vào giấy chuẩn bị sẵn.
+ Bày tỏ cảm xúc, chân thực, hồn nhiên.
Hoạt động 2: Viết về ngày đầu đến lớp Bước 1: Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
- GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết 5 – 7 câu và không nhất thiết phải viết theo những gì bạn vừa kể.
-
- Buổi học đầu tiên đã trôi qua nhưng em vẫn chưa làm quen được với nhiều bạn.
- Sau buổi học đó em thấy rất hào hứng vì cô giáo em hiền hậu và các bạn cũng rất vui vẻ.
- Khác với lúc mới vào lớp, sau buổi học đầu tiên em cảm thấy rất vui. Trên đường về em còn hát véo von như chú chim sơn ca.
- Một HS kể lại - HS nhận xét
- Cả lớp kể chuyện theo cặp đôi
- HS đứng lên kể chuyện cho cả lớp nghe.
- HS nhận xét câu chuyện bạn kể theo tiêu chí GV đưa ra
- HS viết bài. GV uốn nắn tư thế ngồi của HS; giúp đỡ các em còn lúng túng; phát hiện những em viết bài tốt.
Bước 2: HS đọc bài viết
- GV yêu cầu các bạn trong cùng bàn đổi vở cho nhau, đọc bài của bạn và đưa ra nhận xét:
bạn viết thể hiện được không gian, thời gian, thể hiện được cảm xúc, biết dùng các hình ảnh so sánh hay,…
- GV mời 3 bạn đứng lên đọc bài của bạn mình và đưa ra lời nhận xét trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
- HS đổi bài cho nhau và đưa ra nhận xét góp ý cho bạn
- 3 HS đọc bài của bạn mình và đưa ra góp ý nhận xét, chú trọng đến việc thể hiện tình cảm và việc sử dụng hình ảnh so sánh
3’ 4. Củng cố và dặn dò
- Hôm nay cả lớp mình đã được tập kể chuyện về buổi đầu đến lớp. Biết cách dùng các từ nghĩ thể hiện cảm xúc, sử dụng các hình ảnh so sánh hay sẽ khiến cho bài viết thêm sinh động.
- Vậy về nhà các con hoàn thành nốt bài viết vào vở (nếu bạn nào chưa viết xong) và chỉnh sửa lại bài của mình cho hay hơn.
HS lắng nghe