Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới, được nghiên cứu sinh tập trung tham khảo, học hỏi và tiếp thu, ứng dụng kinh nghiệm là các công trình nghiên cứu về hệ thống quản lý tổng hợp LVS [35,71,80,88], tài nguyên nước LVS [4,61,62, 64,65,71- 77,80-91] và quản lý chất lượng nước LVS [66-70] như đã được tổng quan trình bày trong mục 1.1.1 ở trên. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đều nằm ở phạm vi nghiên cứu của các khu vực khác nhau trên thế giới và không đề cập tới phạm vi LVS Sài Gòn và quản lý LVS Sài Gòn.
Trong đó, các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức điều phối LVS [4,61, 64,65,76,81,83,84,87,89] và mô hình quản lý chất lượng nước LVS [66-70] có ý nghĩa
31
rất quan trọng nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết nội dung nghiên cứu cốt lõi của Luận án. Một số công trình nước ngoài điển hình, mà nghiên cứu sinh đã tham khảo, khai thác và sử dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố, bao gồm:
- Mô hình quản lý lưu vực sông Murray – Darling (Australia).
- Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
- Mô hình quản lý lưu vực sông của Pháp.
- Mô hình quản lý lưu vực sông Mê Kong.
- Mô hình quản lý lưu vực sông của Brazil.
- Mô hình quản lý lưu vực sông của Rumani.
- Mô hình quản lý chất lượng nước WPA của EPA-Mỹ.
Trong đó, các mô hình quản lý LVS của các nước đã tổng quan, không có quan hệ trực tiếp tới mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn của Luận án. Riêng mô hình quản lý chất lượng nước WPA của EPA-Mỹ được nghiên cứu sinh tiếp thu kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn, cụ thể liên quan tới đề xuất quy trình thực hiện mục tiêu quản lý của mô hình.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiện trạng ô nhiễm và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận, nhất là mô hình MIKE 11 [27,74,86], cũng được nghiên cứu sinh chú trọng tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ, để áp dụng phù hợp vào việc giải quyết một số nội dung nghiên cứu cụ thể của Luận án, đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm MIKE 11 để đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng nước và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn.
1.3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam
Tuy vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS được đặt ra với thời gian chưa dài (từ khi có Luật tài nguyên nước 1998) và thực tế mô hình quản lý LVS còn là mới mẻ trong thực tiễn công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam, song số lượng và khối lượng công trình nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này cũng tích lũy được nhiều và rất phong phú [5,4,11,13-15,16,17-22,23,24,27,28,78,30,32,79,37- 40, 49,50,54-60], đặc biệt là các công trình thực hiện ở lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong đó nghiên cứu sinh tập trung tham khảo các công trình sau đây:
- Mô hình Ban quản lý quy hoạch LVS Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long, Vu Gia - Thu Bồn được thành lập theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT như đã được tổng quan ở trên.
32
- Mô hình Ủy ban BVMT LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được thành lập theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xem mục 1.1.2).
- Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông do ThS. Nguyễn Hải Hà An đề xuất năm 2010 [25].
- Mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai do Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đề xuất năm 2010 [54].
- Mô hình quản lý chất lượng nước LVS Vàm Cỏ Đông do ThS. Nguyễn Minh Lâm đề xuất năm 2012 [28].
Nhìn chung, các mô hình quản lý LVS trên đây đều được nghiên cứu sinh tham khảo và ứng dụng kinh nghiệm phù hợp trong quá trình nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của Luận án, thì nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung vào việc tham khảo và ứng dụng phù hợp các kinh nghiệm hiện có về mô hình Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, cũng như các đề xuất mới về Quy chế pháp lý cho Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông của tác giả [25].
Ngoài ra, liên quan tới các nội dung nghiên cứu cụ thể về đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đánh giá, dự báo khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tiếp nhận, nghiên cứu sinh đã tham khảo một số công trình nghiên cứu điển hình như:
- Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước sông Sài Gòn do các tác giả [19,33,39] thực hiện.
- Kết quả nghiên cứu, tính toán chỉ số chất lượng nước sông Sài Gòn do các tác giả [22,79] thực hiện.
- Kết quả điều tra, thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với LVS Đồng Nai - Sài Gòn do Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện năm 2005 [55].
- Các kết quả quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn do Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM thực hiện năm 2000-2008 [9,10], do Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM và tỉnh Bình Dương thực hiện năm 2010 [44,45].
- Kết quả kiểm chứng mô hình QUAL2K cho việc đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính do Trần Mạnh Trí và nnk., thực hiện năm 2008 [49].
- Kết quả kiểm chứng mô hình SHADM cho việc nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày trên sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè) do Nguyễn Kỳ Phùng và Nguyễn Phước Dân thực hiện năm 2009 [27].
33
- Kết quả kiểm chứng mô hình MIKE 11 cho việc đánh giá khả năng chịu tải của sông Đồng Nai do Phùng Chí Sỹ thực hiện năm 2009 [40].
- Kết quả kiểm chứng mô hình MIKE 11 cho việc đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai do Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam thực hiện năm 2009 [57].
- Kết quả kiểm chứng mô hình MIKE 11 cho việc đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông do Nguyễn Minh Lâm thực hiện năm 2012 [28].
Các tham khảo này chủ yếu nhằm ứng dụng kinh nghiệm phù hợp về phương pháp và công nghệ, để ứng dụng phù hợp vào việc giải quyết một số nội dung nghiên cứu cụ thể của Luận án, đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm MIKE 11 nhằm đánh giá, dự báo khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn.
1.3.3. Định hướng nghiên cứu chính của luận án
Từ những kết quả tổng quan và phân tích các nguồn tài liệu tham khảo hiện có trên đây về các vấn đề có liên quan đến mô hình quản lý chất lượng nước LVS Sài Gòn nói riêng và các LVS ở Việt Nam nói chung, nghiên cứu sinh rút ra những định hướng mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án như sau:
- Trước hết, cần thực hiện quá trình điều tra, khảo sát bổ sung để đánh giá hiện trạng ô nhiễm, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm và các vấn đề bức xúc hiện nay về chất lượng nước sông Sài Gòn. Đây là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn.
- Thứ hai, cần lựa chọn ứng dụng mô hình toán phù hợp vào việc dự báo diễn biến chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn. Đây là những căn cứ khoa học và kỹ thuật dự báo quan trọng để nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn với tầm nhìn dài hạn.
- Thứ ba, cần nghiên cứu ứng dụng phù hợp các kinh nghiệm về Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, mô hình quản lý chất lượng nước WPA của EPA-Mỹ và các kết quả nghiên cứu mới đề xuất về Quy chế pháp lý cho Ủy ban bảo vệ môi trường các LVS (2010) và mô hình quản lý chất lượng nước LVS Vàm Cỏ Đông (2012), làm các căn cứ lý luận và thực tiễn tin cậy để định hướng nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn với tầm nhìn dài dạn.
Trong đó, mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn được đề xuất, phải bảo đảm yêu cầu xử lý, giải quyết được các hạn chế và nhược điểm của các mô hình quản lý LVS hiện có, để có hiệu quả hoạt động khả thi và bền vững. Những hạn chế và nhược điểm chính của các mô hình quản lý LVS hiện có bao gồm:
34
- Cơ sở pháp lý còn chưa đầy đủ và hoàn thiện, nên còn thiếu những chỗ dựa vững chắc cho việc hình thành mô hình quản lý LVS có tính ổn định lâu dài.
- Mục đích thành lập các Ủy ban LVS chưa bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cần có của một tổ chức điều phối LVS, cho nên còn chưa thống nhất được quản lý LVS về một đầu mối, chưa tạo được cho các tổ chức này một chỗ đứng quyền lực pháp lý độc lập trong toàn bộ hệ thống thể chế quản lý, cũng như chưa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, chưa thu hút đầy đủ các thành phần liên quan tới quản lý và bảo vệ tài nguyên nước tham gia.
- Cơ chế hoạt động và tài chính còn chưa hướng theo yêu cầu hình thành các tổ chức chuyên nghiệp độc lập về quản lý LVS, nên các tổ chức này chưa có đủ thực lực để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn vốn có của mình.
- Mô hình còn chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện về tổ chức, kết cấu, kỹ thuật và động lực phát triển ổn định lâu dài, các công cụ hỗ trợ còn chậm được đổi mới, bổ sung sát với thực tiễn, chậm được triển khai áp dụng vào thực tiễn,…, nên hiệu quả hoạt động chưa có tính khả thi, tính thuyết phục cao và chưa có tính bền vững.
35