Một số đặc điểm liên quan của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 48 - 60)

1/- Địa hình, địa chất thuỷ văn, thổ nhưỡng:

a). Địa hình: Có các dạng địa hình: đồi; dốc thoải; chuyển tiếp giữa đồi gò và bưng trũng, đồng bằng vùng cửa sông, với các đặc trưng sau [37]:

- Hướng dốc Bắc - Nam; Đông - Tây và Tây - Đông;

â

â

â

â

â

â

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

ẻ ẻ ẻẻẻẻ ẻẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ

%

%

%%

%

%%%%

%

%%%%%

%%%%

%

%

ẻ ẻ

ẻ ẻ Soõng ẹo

àng Nai

Sông Vàm Coû Taây

Soâng Beù Soâng Sa

ứi Gũn Soâng

Thò T ính

Soâng V àm C

ỏ Đông

S. Caà u Sa ùng

S. Bến Cát

R. Phuù X uaâ n R. Laùng Le

S. Nhaứ Beứ

Hoà Daàu Tieáng

Hoà Trò An

TP. BIÊN HÒA TX. THỦ DẦU MỘT

TX. TAÂN AN

ĐỒNG XOÀI

TỈNH ĐỒNG NAI TặNH LONG AN

TặNH TAÂY NINH

TặNH BèNH DệễNG

TP. HOÀ CHÍ MINH

BẾN CÁT

THUẬN AN

THỦ ĐỨC CUÛ CHI

HÓC MÔN TRẢNG BÀNG

Q7

BẾN LỨC GÒ DẦU

DệễNG MINH CHAÂU

CẦN GIỜ DAÀUTIEÁNG

TAÂN CHAÂU

BÌNH LONG

PHÚ GIÁO â

â

â

â

â

â

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

#

ẻ ẻ ẻẻẻẻ ẻẻ ẻ ẻ ẻ ẻ ẻ

%

%

%%

%

%%%%

%

%%%%%

%%%%

%

%

ẻ ẻ

ẻẻ Soõng ẹo

àng Nai

Sông Vàm Coû Taây

Soâng B Soâng S eù

ài G òn

Soâng T hò Tính

Soâng V àm C

ỏ Đông

S. Cầu Sáng S. Bến Cát

R. Phuù Xuaân R. Láng Le

S. Nhaứ Beứ

Hoà Daàu Tieáng

Hoà Trò An

TP. BIÊN HÒA TX. THỦ DẦU MỘT

TX. TAÂN AN

ĐỒNG XOÀI

TỈNH ĐỒNG NAI TặNH LONG AN

TặNH TAÂY NINH

TặNH BèNH DệễNG

TP. HOÀ CHÍ MINH BẾN CÁT

THUẬN AN

THỦ ĐỨC CUÛ CHI

HÓC MÔN TRẢNG BÀNG

Q7

BẾN LỨC GÒ DẦU

DệễNG MINH CHAÂU

CẦN GIỜ DAÀUTIEÁNG

TAÂN CHAÂU

BÌNH LONG

PHÚ GIÁO

â

#

% Bến, bãi đỗ Cảng, khu cảng Biên giới Trung taõm huyeọn, tổnh

Soâng suoái

Ranh giới lưu vực sông Sài Gòn Chuù thích

Khu vực nghiên cứu

40

- Dạng đồi gò: Tập trung ở phía Bắc (vùng thượng lưu), cao độ 50 - 100m, chiếm 25% diện tích lưu vực;

- Dạng bằng, cao xen đồng bằng hẹp: Tập trung ở vùng trung lưu, cao độ 10- 50m, chiếm 55% diện tích lưu vực;

- Dạng trũng thấp: Nằm ở ven sông Sài Gòn, cao độ 0,5-10m, chiếm 20% diện tích lưu vực (dạng địa hình phổ biến của vùng nghiên cứu).

Hình 2.3: Mô hình DEM LVS Sài Gòn [49] Hình 2.4: Độ dốc LVS Sài Gòn [27]

Với địa hình có độ dốc giảm nhanh từ vùng thượng lưu đến hạ lưu, thì đất đai dễ bị bào mòn, xói mòn và rửa trôi, xâm nhập vào trong nguồn nước, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước tự nhiên trên lưu vực.

b). Địa chất thuỷ văn: LVS Sài Gòn có trữ lượng nước ngầm lớn, góp phần cung cấp bổ sung nguồn nước cho dòng chảy của sông vào mùa khô. Mực nước ngầm tầng nông phụ thuộc vào cao độ địa hình và biến đổi theo mùa. Ở những nơi có địa hình thấp, vào mùa mưa mực nước ngầm nằm ở độ sâu 0,15 - 0,5m, còn vào mùa khô ở độ sâu 0,9 - 4m. Ở nơi có địa hình cao (ở phía Bắc lưu vực), vào mùa khô mực nước ngầm nằm cách mặt đất >10m. Tại vùng ven sông rạch chịu ảnh hưởng của thủy triều, mực nước ngầm còn biến đổi theo mực nước của thuỷ triều [37].

c). Thổ nhưỡng: LVS Sài Gòn có 7 nhóm và 19 loại đất chính, trong đó đất nông nghiệp có 5 nhóm đáng lưu ý như sau [37]:

- Đất xám : 264.208 ha chiếm 47,52% diện tích lưu vực

41

- Đất đỏ vàng : 81.214 ha chiếm 14,61% diện tích lưu vực - Đất phèn : 18.559 ha chiếm 3,34% diện tích lưu vực - Đất phù sa : 14.937 ha chiếm 2,69% diện tích lưu vực - Đất dốc tụ : 12.131 ha chiếm 2,18% diện tích lưu vực

Nhìn chung, đất đai của LVS Sài Gòn cần nhiều lượng nước tưới, nên gây áp lực cung cấp nước, trong khi đất có phản ứng chua, dễ bị xói mòn và rửa trôi, kéo theo lượng phèn xâm nhập vào nguồn nước và làm giảm độ pH, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước tự nhiên và khả năng tự làm sạch của nước sông Sài Gòn.

2/- Khí tượng và thuỷ văn:

a). Khí tượng:

- Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC, nhiệt độ giảm dần từ khu vực TP.HCM (27,4oC), đến Bình Dương (26,8oC). Nhiệt độ trung bình tháng từ trên 24oC đến trên 29oC. Nhiệt độ ảnh hưởng tới lượng nước bốc hơi từ lưu vực, từ đó ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy và chất lượng nước sông Sài Gòn, nhất là vào mùa khô.

Bảng 2.2: Nhiệt độ bình quân các trạm tiêu biểu trong LVS Sài Gòn.

Trạm

Bình quân tháng (độ C) Cả

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm T. Sơn Nhất 26,2 26,8 28,1 29,3 29,1 27,8 27,4 27,3 27,1 27,0 26,3 25,9 27,4 Sở Sao 25,6 26,6 28,3 28,8 28,1 27,4 26,6 26,9 26,8 25,7 25,8 24,7 26,8 (Nguồn: Trích dẫn số liệu thống kê theo tài liệu [6,7])

- Độ ẩm tương đối năm trung bình trên lưu vực khoảng 75%. Vào mùa khô, độ ẩm thấp, khô hạn, làm tăng độ chua và giảm độ phì trong đất. Vào đầu mùa mưa, nước mưa rửa trôi đất, kéo theo phèn vào dòng chảy và làm giảm pH của nước sông.

- Lượng mưa phân bố khá đều theo tháng và theo vùng, trừ mùa khô và 2 tháng chuyển tiếp (tháng IV, XI). Phía Bắc có lượng mưa năm bình quân xấp xỉ 2.000 mm, khu vực trung tâm khoảng 1.700 - 1.900 mm, khu vực phía Nam, Đông Nam khoảng 1.900 mm. Lượng mưa giảm nhanh về phía biển Đông còn trên 1.400 mm. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm 85-90% lượng mưa năm, dòng chảy sông dồi dào và nguồn nước ngầm được cấp nước bổ sung. Vào mùa khô, lượng mưa giảm mạnh, chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa năm, các sông suối trên lưu vực đều cạn nước và nguồn nước ngầm góp phần bổ sung lượng nước, duy trì dòng chảy mặt.

42

Bảng 2.3: Lượng mưa bình quân phân bố theo tháng trên LVS Sài Gòn

Trạm

Bình quân tháng (mm) Cả

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm T. Sơn Nhất 13 4 11 48 208 313 296 271 327 274 118 46 192

Nhà Bè 7 0 6 21 167 267 229 220 255 181 65 15 143 Sở Sao 14 2 24 47 213 275 284 286 321 148 124 40 187 (Nguồn: Trích dẫn số liệu thống kê theo tài liệu [6,7])

- Lượng bốc hơi trung bình tháng trên lưu vực biến đổi trên dưới 100mm, trung bình lượng bốc hơi các tháng mùa khô 120 - 130 mm, mùa mưa 89 - 90 mm. Lượng bốc hơi có ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy và khả năng cấp nước theo mùa.

- Cùng với nhiệt độ, gió có ảnh hưởng tới lượng bốc hơi từ lưu vực. Hướng gió thịnh hành mùa khô là gió mùa Đông và Đông Bắc, mùa mưa là gió mùa Tây Nam.

Tốc độ gió trung bình giảm từ TP.HCM (2,4 m/s) đến Bình Dương (1,6 m/s). Trên LVS Sài Gòn rất ít có bão, song tốc độ gió gần như bão hầu như năm nào cũng xuất hiện: TP.HCM 29 m/s; TP.Thủ Dầu Một 12 m/s.

b). Thủy văn:

- Mùa lũ thường kéo dài từ tháng VII - XI (5 tháng), xuất hiện sau mùa mưa khoảng 2 tháng do có tổn thất nước lớn sau mùa khô khắc nghiệt kéo dài. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 74,4% tổng lượng dòng chảy năm. Song, có những năm mùa lũ xuất hiện sớm vào tháng VI (chiếm hơn 30%), cũng có năm mùa lũ kết thúc sớm hơn vào tháng XI (chiếm 50%). Mùa lũ ổn định nhất vào tháng VII - X và lớn nhất thường tập trung trong các tháng VIII, IX, X, với lượng dòng chảy mỗi tháng chiếm 17 - 18% tổng lượng dòng chảy năm.

Do địa hình gò đồi thấp lượn sóng, dịch chuyển xuống vùng đồng bằng dốc về phía dòng chảy sông, nên hình thái gây mưa thịnh hành vào mùa mưa là các trận mưa dông nhiệt đới với lượng mưa từ 50 - 100 mm/ngày, là nguyên nhân gây ra các trận lũ lớn hàng năm (tháng VIII - X trong năm). Thời gian một trận lũ trên sông chính từ 1-5 ngày, trong đó thời gian lũ lên từ 6 - 20 giờ với đỉnh lũ cao nhất ngắn khoảng 1-2 giờ.

Đối với suối nhỏ, các trận lũ còn ngắn hơn nhiều. Môđun đỉnh lũ trung bình ở các suối loại này đạt từ 0,5 - 2,0 m3/s.km2. Những trận lũ lớn có thể đạt 2 - 3 m3/s.km2. Lũ lịch sử với tần suất thấp có thể đạt 5 - 10 m3/s.km2 và có thể lớn hơn.

43

- Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII năm trước, kéo dài đến tháng V, VI năm sau, chiếm 25,6% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là các tháng (III, IV), chiếm trên dưới 1,9% tổng lượng dòng chảy năm. Trong tháng V, tuy bước vào mùa mưa, song do lưu vực vừa trải qua thời kỳ khô hạn kéo dài, nên phần lớn lượng nước mưa bị tổn thất do bốc hơi và ngấm vào đất. Trong tháng VI, lượng mưa tiếp tục bổ sung khi bề mặt lưu vực có độ ẩm lớn, nên dòng chảy sông tăng lên nhanh và trong một số năm có thể làm xuất hiện những đợt lũ nhỏ.

Hàng năm, mùa kiệt thường bắt đầu vào cuối tháng XI, đầu tháng XII và kéo dài đến khoảng cuối tháng IV, đầu tháng V năm sau. Thời kỳ kiệt nhất thường trùng với khoảng cuối tháng II đến trung tuần tháng IV. Nguồn nước trên sông trong mùa kiệt rất nghèo nàn, nhiều sông suối bị khô cạn (Qmax= 0) đến 1 - 2 tháng. Nhưng các sông suối nhỏ bắt nguồn ở vùng đồi núi cao và phía Tây lưu vực, là nơi có lượng mưa khá lớn, lòng suối cắt sâu, lớp phủ thực vật còn khá kín, nên dòng chảy kiệt còn tương đối.

Môđun dòng chảy kiệt có thể từ 2 – 3 l/s.km2.

Mùa lũ và mùa kiệt đều có ảnh hưởng khác nhau đến chế độ dòng chảy và chất lượng nước sông. Vào mùa lũ, dòng chảy dốc và mạnh có thể gây sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất, làm tăng độ đục và hàm lượng các kim loại nặng trong nước sông. Vào mùa kiệt, nguồn nước bị cạn kiệt nên dễ bị ô nhiễm do các tác nhân khác nhau.

c). Triều biển Đông:

Các sông rạch nằm sau hồ Dầu Tiếng, đều chịu tác động của triều biển. Mức độ mạnh yếu của triều phụ thuộc vào vị trí của sông rạch so với biển và vị trí giáp nước trên sông rạch, cũng như phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu. Cụ thể, chế độ triều một ngày lên xuống 2 lần với 2 đỉnh triều xấp xỉ nhau và 2 chân triều chênh lệch nhau khá lớn. Trong một năm đỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng II năm sau, đỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng V đến tháng VIIII.

Khi triều truyền vào sông rạch, do tác động của nguồn nước ngọt từ thượng lưu và hình thái chung của lòng sông (độ dốc, độ uốn khúc, mặt cắt thủy lực), mà đường quá trình mực nước triều bị biến dạng dần cả về biên độ cũng như bước sóng và điều này ảnh hưởng đến các đặc trưng của triều là mực nước max, min và trung bình (bảng 2.4). Càng đi vào sâu nội địa, biên độ triều càng giảm, thời gian triều lên ngắn lại và thời gian triều xuống càng dài ra. Ở vùng cửa sông có thể tạo thành các vùng “giáp nước”, với dòng chảy rất nhỏ, hoặc thậm chí xấp xỉ bằng 0, tạo điều kiện lắng đọng phù sa cùng các chất ô nhiễm chứa trong nguồn nước sông xuống bùn đáy.

44

Bảng 2.4: Mực nước max, min, bình quân tại một số vị trí dọc sông Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ Đông

(Đơn vị: cm)

Mực Nước Nhà Bè Phú An T.Dầu Một Gò Dầu Hạ Xuân Khánh

Max 144 148 137 170 160

Min -264 -264 -242 -118 -112

Bình quân 3 17 21 46 30

(Nguồn: Trích dẫn số liệu thống kê theo tài liệu [37])

Tác động do triều biển luôn là một vấn đề bức xúc đối với khu vực TP.HCM, không chỉ gây ra ngập lụt đô thị mà còn gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Sài Gòn, cũng như tới hoạt động an toàn của nhà máy nước Tân Hiệp. Tác động này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do triều cường sẽ đẩy nút ngăn mặn đi xa hơn về phía thượng nguồn [5,17,30,38].

Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa biến động thất thường giữa các mùa, tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Do đó, việc đảm bảo có đủ nước xả ra từ các hồ chứa để kiểm soát độ mặn trong mùa khô sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt ở khu vực nhà máy nước Tân Hiệp. Bên cạnh đó, triều cường sẽ làm tăng tình trạng nhiễm mặn nước mặt, nước ngầm, đất sản xuất nông nghiệp và làm cho nước sạch sẽ trở nên khan hiếm hơn. Mực nước biển dâng cao sẽ gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng cho khu vực TP.HCM, vì thế gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề vệ sinh môi trường nói chung, cũng như đến chất lượng nước sông Sài Gòn nói riêng [38].

3/- Các nguồn tài nguyên của LVS:

a). Tài nguyên nước:

- Tổng lượng dòng chảy mặt bình quân nhiều năm của sông Sài Gòn đạt 2,8 ÷ 3,0 tỷ m3/năm. Dung tích chứa của hồ Dầu Tiếng khoảng 1,58 tỷ m3, làm giảm dòng chảy sông về cả 2 mùa. Trước khi có hồ, dòng chảy mùa khô là Qbqk = 27,42 m3/s, chiếm 19,77% tổng lượng dòng chảy cả năm (chuỗi số liệu đo 1976 - 1979). Sau khi có hồ chứa Qbqk = 16,12 m3/s, song chiếm 39,7% tổng lượng dòng xả xuống sông do lượng nước mùa mưa chủ yếu được tích lại tại hồ chứa (chuỗi số liệu đo 1986 - 1993).

Hồ Phước Hòa với dung tích chứa 6 triệu m3 nước, chuyển nước từ sông Bé để cung cấp thêm lưu lượng nước trung bình 50m3/s cho hoạt động của hồ Dầu Tiếng [2].

- Trữ lượng nước ngầm được đánh giá là lớn, thường có chất lượng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và mực nước ngầm biến đổi cùng với mực nước mặt có trên lưu vực. Việc tích trữ nước tại các hồ chứa làm tăng mực nước ngầm ở vùng

45

hạ lưu, tạo thuận lợi cho việc khai thác sử dụng ở giếng hộ gia đình, song ở vùng này nước ngầm còn có xu hướng bị nhiễm mặn [27,37].

b). Tài nguyên đất: Nhìn chung, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất bề mặt có ảnh hưởng khá sâu sắc đến chất lượng nước tự nhiên trên lưu vực [16,27]:

- Với khoảng 139.000 ha vùng thượng lưu là gò đồi, bị chia cắt mạnh ở độ cao 50 - 100m, cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh) trên 900m và núi Cậu (Dầu Tiếng) trên 200m, thì mức độ xói mòn, rửa trôi đất là mạnh, đồng thời có xu hướng giảm dần đến vùng trung lưu 305.800 ha (10 - 50m) và vùng hạ lưu 111.200 ha (0,5 - 10m). Vùng nghiên cứu có mức độ xói mòn, rửa trôi đất vào mức trung bình.

- Đất nông nghiệp chiếm khoảng 70,34% diện tích lưu vực (391.090 ha), phân bố khá đều trên toàn LVS, song diện tích các khu cần tưới nước có nhiều ở Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương, gây áp lực về cấp nước [16,27].

- Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 29% diện tích lưu vực (111.200 ha), tập trung chủ yếu ở Bình Dương và TP.HCM, có xu hướng tăng nhanh cùng với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, nên làm tăng mức độ tác động của nước mưa chảy tràn trên mặt đất đối với chất lượng nước sông.

- Đất chưa sử dụng giảm mạnh, chỉ chiếm 0,66% diện tích lưu vực (3.670 ha), chủ yếu ở vùng thượng lưu: Lộc Ninh (Bình Phước), Tân Châu, Dương Minh Châu (Tây Ninh), với địa hình đồi núi, dốc nhiều và có độ xói mòn, rửa trôi cao.

c). Rừng và thảm phủ thực vật: Rừng và thảm phủ thực vật trên lưu vực có tác dụng bảo vệ mặt đệm khỏi xói mòn và rửa trôi vào mùa mưa, đảm bảo tích trữ nước ngầm để điều hòa lưu lượng nước sông vào mùa khô. Thảm phủ thực vật trên lưu vực giảm mạnh từ vùng thượng nguồn đến hạ nguồn, đặc biệt ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn, với phần lớn diện tích là đất sản xuất nông nghiệp và đất dân cư.

Nhìn chung, so với các lưu vực sông khác trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, thì tình hình sinh thái nói chung của LVS Sài Gòn và LVS Vàm Cỏ Đông được coi là rất đáng lưu ý, khi tỷ lệ che phủ rừng và thảm phủ thực vật trên các lưu vực này là thấp nhất trong toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai [16]. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng tự nhiên trên LVS Sài Gòn cũng đã có sự cải thiện đáng kể [2] và góp phần bảo vệ mặt đệm, trữ lượng, số lượng và chất lượng nước sông Sài Gòn.

d). Đa dạng sinh học: LVS Sài Gòn có tính đa dạng sinh học phong phú về hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, nhiều loài động - thực vật trên cạn và dưới nước có giá trị cao về nguồn gen [2]. Các hệ sinh thái thuỷ sinh dưới nước có vai trò quan trọng đối với việc duy trì khả năng tự làm sạch của nguồn nước sông tự nhiên.

46

Tại hồ Dầu Tiếng đã phát hiện 73 loài thực vật phiêu sinh; 34 loài động vật phiêu sinh; 33 loài động vật đáy, cùng một số khu hệ hai mảnh vỏ và các loài ấu trùng côn trùng sản sinh trong sinh cảnh vực nước hồ chứa. Trên dòng chính sông Sài Gòn đã phát hiện thấy 79 loài thực vật phiêu sinh; 31 loài động vật phiêu sinh và 44 loài động vật đáy, có mật độ phân bố không đều trên đoạn sông vùng trung lưu (45 km) và vùng hạ lưu (79 km), dưới tác động ô nhiễm do các nguồn nước xả thải và do nhiễm mặn từ triều biển truyền qua vùng cửa sông [2,58].

e). Cát lòng sông: Trên sông Sài Gòn có nhiều cát lòng sông, song việc khai thác cát lòng sông gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước sông và làm sạt lở bờ sông. Vì vậy, Chính phủ đã có quy định cấm khai thác cát trên sông Sài Gòn.

2.3.2.2. Kinh tế - xã hội

1/- Phân bố dân cư và dân tộc

Sông Sài Gòn ở vùng trung - hạ lưu sông chảy qua địa bàn 07 huyện, thị của tỉnh Bình Dương và 19 quận, huyện của TP.HCM.

Bảng 2.5: Thống kê đơn vị hành chính, diện tích, phân bố dân cư vùng nghiên cứu Tỉnh,

thành Quận-Huyện Diện tích thuộc LV (km2)

Dân số 2008

(người) Mật độ (người/km2)

Bình Dương

TP. Thủ Dầu Một 88,12 181.115 2.055

Bến Cát 509,71 131.793 258

Dĩ An 1,39 4.434 3.190

Thuận An 62,02 173.598 2.799

Dầu Tiếng 721,39 103.442 143

Tân Uyên 7,55 2.084 276

Phú Giáo 0,35 52 147

TP.HCM

Quận 1 7,73 206.098 26.662

Quận 2 39,07 108.549 2.778

Quận 3 4,92 200.002 40.651

Quận 4 4,18 191.925 45.915

Quận 5 2,08 95.301 45.818

Quận 7 14,49 85.722 5.916

Quận 8 0,63 12.538 19.902

Quận 9 5,26 10.511 1.998

Quận 10 5,39 227.588 42.224

Quận 11 0,4 17.934 44.835

Quận 12 48,66 319.579 6.567

Q. Bình Thạnh 20,76 474.206 22.842

Q. Gò Vấp 19,74 520.928 26.389

Q. Phú Nhuận 4,88 180.272 36.941

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)