3.1. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN
3.1.1. Thực trạng chất lượng nước sông Sài Gòn
3.1.1.1. Qua kết quả khảo sát và phân tích của nghiên cứu sinh
Trước diễn biến phức tạp trong chất lượng nước sông Sài Gòn và trước yêu cầu bảo đảm hoạt động an toàn của nhà máy nước Tân Hiệp, Đề tài Sở KH&CN TP.HCM
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố” do Lâm Minh Triết chủ trì và nghiên cứu sinh đồng chủ trì, đã được thực hiện từ năm 2008-2012 qua 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 thực hiện từ 2008 đến 2010 và đã được nghiệm thu năm 2010; (ii) Giai đoạn 2 thực hiện từ 2011 đến 2012 và đã được nghiệm thu năm 2012.
Trong giai đoạn 1 (2008-2010) thực hiện Đề tài, căn cứ vào nguồn số liệu khảo sát chất lượng nước tự nhiên thời kỳ 1992-2004, thì nguồn nước thô sông Sài Gòn tại khu vực Bến Than- xã Hòa Phú có chất lượng tốt, bảo đảm cho việc xây dựng và vận hành nhà máy nước Tân Hiệp, với công suất cấp nước giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngày.
Các số liệu phân tích kim loại nặng Cu, Pb nằm trong giới hạn cho phép, còn các chất như: Se; CN; Cr; Hg; As; Cd; các hoá chất BVTV, phenol không phát hiện thấy trong nguồn nước sông Sài Gòn tại khu vực trạm bơm Hòa Phú [47].
Sau khi Nhà máy nước Tân Hiệp đi vào hoạt động, kết quả quan trắc giai đoạn 2005-2008 cho thấy, nước sông Sài Gòn bị suy giảm theo các chỉ tiêu pH, N-NH4+, Mn, Fe, coliform và độ đục. Giữa năm 2007, hàm lượng Mn và N-NH4+
đạt TCVN 5942-1995, cột A, còn pH chỉ đạt TCVN 5942-1995, cột B. Đầu năm 2008, các chỉ tiêu trên đều vượt TCVN 5942-1995, cột A. Vào thời điểm nước có chất lượng xấu nhất (tháng 7/2008), hàm lượng Mn biến thiên trong khoảng 0,14-0,50 mg/l; độ đục 30-201 NTU; Fe 1,38-2,39 mg/l, N-NH4+ 0,02-0,97 mg/l. Do chất lượng nước đầu vào diễn biến xấu đi, nên lượng hóa chất Clo trong nhà máy tăng cao, làm tăng chi phí xử lý nước thô.
Vì vậy, Đề tài đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu: (i) Quan trắc, kiểm tra và đánh giá thực trạng diễn biến các chỉ tiêu về hàm lượng N-NH4+, Mn, tổng Fe, BOD5, COD, SS, … trong chất lượng nước sông Sài Gòn năm 2008; (ii) Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn. Nghiên cứu sinh đã tiến hành công việc điều tra, khảo sát và thu mẫu nước mặt sông Sài Gòn năm 2008 nhằm góp phần giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên của Đề tài. Dưới đây trình bày các kết quả quan trắc và đánh giá về các chỉ tiêu phân tích được lựa chọn nêu trên.
70
1/- Diễn biến hàm lượng amoni (N-NH4+):
Diễn Biến N-NH4 trong tầng nước mặt sông Sài gòn (5/2008)
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40
Cầu Bến Súc
Sông Thị Tính
Rạch da Màu
Rạch Bà Cô
Trạm Bơm Hòa Phú
rạch Bà Bếp
Cầu phú Cường
Rạch Bà Lụa
Rạch Tra
Cầu Bình Phước
Vàm Thuật
Cầu Bình Triệu
cầu Sài Gòn
Thủ Thiêm
Hình 3.1: Diễn biến hàm lượng N-NH4+ nước mặt sông và kênh rạch, 5/2008 Từ hình 3.1 nhận thấy, hàm lượng N-NH4+ trong nước sông Sài Gòn tại các vị trí khảo sát đều có xu hướng chung là tăng dần từ vị trí hạ lưu hồ Dầu Tiếng (vùng trung lưu) đến bến phà Bình Khánh-Thủ Thiêm (vùng hạ lưu), đồng thời đều đã vượt mức TCVN 5942:1995, cột A (N-NH4+ ≤ 0,05 mg/l) quy định từ 7 đến 24 lần. Như vậy, có thể đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm do chất dinh dưỡng.
Nếu kết hợp với các kết quả phân tích trước đó về diễn biến hàm lượng N-NH4+ trong nước sông Sài Gòn theo độ sâu (hình 3.2) [79], thì có thể nhận thấy xu hướng tồn tích hàm lượng N-NH4+ trong nước theo độ sâu và phụ thuộc vào mùa.
Hình 3.2: Diễn biến hàm lượng N-NH4+dọc sông Sài Gòn theo độ sâu, [79]
Hàm lượng N-NH4+ trong tầng đáy cao hơn so với tầng giữa và tầng mặt, tuy xu thế thay đổi theo các vị trí quan trắc đều giống nhau (tăng dần từ vùng trung lưu đến vùng hạ lưu). Mặt khác, hàm lượng N-NH4+ trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô.
Tầng mặt
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
NH4+ mg/l Tầng giữa
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
NH4+ mg/l Tầng đáy
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
NH4+ mg/l
mg/l
71
Nhìn chung, các kết quả quan trắc theo vị trí, độ sâu và mùa, đều cho thấy bức tranh chung trong các năm 2005 - 2008 là hàm lượng N-NH4+ trong nước sông đều vượt mức TCVN 5942:1995, cột A quy định, trong đó có mối liên hệ rõ ràng với tác động do các nguồn thải từ các KCN và khu dân cư phân bố dọc theo bờ sông. Đặc biệt, các vị trí quan trắc ở vùng hạ lưu sông từ SG17 - SG21 (xem Phụ lục) có sự tập trung nhiều nhất các nguồn thải từ các KCN và khu dân cư.
Nói chung, đối với sự tăng lên của chỉ tiêu N-NH4+ trong nguồn nước, thì nguồn nước thải sinh hoạt dân cư và nước chảy tràn đồng ruộng có tác động cao nhất, bởi vì các nguồn này chứa nhiều tác nhân ô nhiễm dinh dưỡng từ hoạt động sinh hoạt của người dân và do sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, vô cơ trong canh tác nông nghiệp.
2/- Diễn biến hàm lượng Mangan (Mn):
Hình 3.3: So sánh hàm lượng Mn tổng và Mn hòa tan trên kênh rạch và sông, 5/2008 Theo hình 3.3, hàm lượng tổng Mn và Mn hoà tan trong nước sông cũng có xu hướng tăng dần từ vùng trung lưu về vùng hạ lưu, trong đó hầu hết các giá trị đo đạc đều vượt mức TCVN 5942 - 1995, cột A (≤ 0,1mg/l) quy định. Tại khu vực nhà máy nước Tân Hiệp, hàm lượng tổng Mn 0,4 mg/l, vượt gấp 4 lần tiêu chuẩn. Hàm lượng Mn tổng trong nguồn nước hồ Dầu Tiếng rất thấp, ít có khả năng ảnh hưởng tới hàm lượng tổng Mn và Mn hoà tan ở vùng trung – hạ lưu sông.
Tại khu vực các vị trí quan trắc từ SG4 đến SG13 (xem Phụ lục), hàm lượng Mn tăng do tiếp nhận Mn rửa trôi từ đất phèn đặc trưng ở khu vực này, cũng như do các nguồn nước thải công nghiệp cung cấp bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng Mn ở khu vực nhà máy nước Tân Hiệp và góp phần làm giảm độ pH nước sông Sài Gòn, mà Đề tài nghiên cứu đã làm rõ qua việc ứng dụng phương pháp phóng xạ hạt nhân. Từ vị trí SG16 (xem Phụ lục) trở về phía hạ lưu, hàm lượng Mn tăng cao,
Diễn Biến Mn trong tầng nước mặt sông Sài gòn (5/2008)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
Cầu Bến Súc
Sông Thị Tính
Rạch da Màu
Rạch Bà Cô
Trạm Bơm Hòa Phú
rạch Bà Bếp
Cầu phú Cường
Rạch Bà Lụa
Rạch Tra
Cầu Bình Phước
Vàm Thuật
Cầu Bình Triệu
cầu Sài Gòn
Thủ Thiêm Mn tổng (mg/L)
Mn tan (mg/L)
Ghi chú: * Vị trí trên sông SG
mg/l
*
* *
*
*
*
* *
*
72
đạt giá trị cao nhất tại cầu Bình Triệu, cầu Sài Gòn và Thủ Thiêm do do tồn tích nhiều nguồn Mn rửa trôi từ đất phèn (sông Thị Tính, Vàm Thuật) và nước thải công nghiệp.
Mặt khác, hàm lượng Mn tăng trong mùa khô tại Nhà máy nước Tân Hiệp do của triều đẩy ngược về phía thượng lưu. Tỉ lệ giữa Mn tổng và Mn hòa tan khảo sát vào tháng 5/2008 cho thấy khu vực hạ lưu có tỉ lệ Mn hòa tan cao hơn.
Hình 3.4: Diễn biến hàm lượng Tổng Mn theo độ sâu, [79]
Kết hợp với kết quả phân tích trước đó về diễn biến hàm lượng tổng Mn trong nước sông Sài Gòn theo độ sâu (hình 3.4), thì có thể nhận thấy xu hướng tăng chung của hàm lượng tổng Mn đi từ vùng thượng lưu xuống vùng hạ lưu, song giữa các tầng độ sâu thì sự tồn tích hàm lượng tổng Mn trong nước sông không có sự khác biệt rõ ràng. Nhìn chung, sự tồn tích cao của hàm lượng N-NH4+ và tổng Mn trong nước ở vùng hạ lưu cho thấy rõ vai trò tác động của thuỷ triều, tạo nên các vùng giáp nước và gây lắng đọng, tồn tích các chất ô nhiễm trong nước sông.
3/- Diễn biến hàm lượng tổng sắt (Fe):
Diễn biến hàm lượng tổng Fe trong nước mặt sông Sài Gòn tháng 5/2008, phụ thuộc vào các vị trí quan trắc như mô tả trên hình 3.5, trong đó hàm lượng tổng sắt trong nước sông Sài Gòn có xu hướng chung là giảm dần từ vùng trung lưu đến vùng hạ lưu. Tuy nhiên, hàm lượng tổng sắt đo ở các vị trí quan trắc đều vượt mức TCVN 5942 - 1995, cột A quy định, từ hơn 1,5 lần trở lên.
Mangan tổng
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45
DT1 DT9 DT7 SG4 SG9 SG13SG15SG16SG17SG18SG19SG20SG21SG22
Vị trí
Nồng độ Mn (mg/L)
Mn tầng mặt Mn tầng giữa Mn tầng đáy
73 Diễn Biến Fe trong tầng nước mặt sông Sài gòn (5/2008)
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
Cầu Bến Súc
Sông Thị Tính
Rạch da Màu
Rạch Bà Cô
Trạm Bơm Hòa Phú
rạch Bà Bếp
Cầu phú Cường
Rạch Bà Lụa
Rạch Tra
Cầu Bình Phước
Vàm Thuật
Cầu Bình Triệu
cầu Sài Gòn
Thủ Thiêm
Hình 3.5: Diễn biến tổng Fe trong nước mặt sông Sài Gòn, 5/2008
Kết hợp với kết quả nghiên cứu trước đó về diễn biến hàm lượng tổng Mn, Fe trong mối quan hệ so sánh tương quan với diễn biến hàm lượng DO, giá trị pH trong nước sông Sài Gòn ở tầng mặt (hình 3.6) [79], mà trong đó đã xác định diễn biến giá trị pH là tương quan với diễn biến hàm lượng tổng Mn, Fe trong nước sông, trong khi diễn biến hàm lượng DO ít có quan hệ tương quan với hàm lượng tổng Mn, Fe.
Hình 3.6: So sánh mối quan hệ tương quan giữa hàm lượng tổng Mn, Fe và DO, pH, [79]
Các kết quả nghiên cứu sâu hơn theo phương pháp phóng xạ hạt nhân cho thấy, hàm lượng Fe tăng chủ yếu từ cầu Bến Súc đến Rạch Tra, với nguyên nhân chính do xói mòn và rửa trôi đất phèn từ khu vực Củ Chi, Hóc Môn vào nguồn nước sông, khác với sự tăng lên của hàm lượng tổng Mn có sự đóng góp chính hàm lượng Mn từ
0 0.5 1 1.5 2 2.5
DT7 DT9 SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Locations Mn, Fe (mg/L)
0 2 4 6 8 DO (mg/L), pH
Mn_0.5 m Fe_0.5 m
pH_0.5 m DO_0.5 m
Vị trí mg/l
*
*
*
*
*
* *
74
nguồn nước thải công nghiệp phân bố dọc theo bờ sông. Trong đó, hàm lượng sắt dao động đo được trong khoảng 0,3 - 1,5 mg/l và ước tính quá trình xói mòn, rửa trôi đất phèn trong mùa mưa sẽ làm tăng thêm hàm lượng Mn lên chỉ 0,01 mg/l, trong khi Fe tăng lên 0,8 mg/l trong nguồn nước sông tại khu vực cầu Phú Cường.
3.1.1.2. Qua kết quả phân tích và đánh giá của các công trình khác [9,10,27,79]
1/- Nhóm các chỉ tiêu vật lý, hoá học cơ bản:
a). Diễn biến chỉ tiêu pH:
DIỄN BIẾN ĐỘ pH TẠI TRẠM PHÚ CƯỜNG TỪ NĂM 2000 - 2007
5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Phú Cường TCVN 5942 - 1995, Loại A
Hình 3.8: pH tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn từ năm 2007-2008
Giá trị pH trung bình năm đo tại các trạm Phú Cường, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường và Rạch Tra giai đoạn 2000 - 2008 nằm trong khoảng 4,6 - 6,7, với đa số giá trị pH đều thấp hơn TCVN 5942-1995, cột A (pH = 6 - 8,5), trong đó vào mùa mưa nước sông bị axit hóa cao hơn so với mùa khô. Riêng tại trạm Bến Củi (vùng trung nguồn) pH đạt tiêu chuẩn. Nhìn chung, vùng trung nguồn từ trạm Bến Củi tới Bến Súc có pH đạt TCVN 5942-1995, cột A. Song, vùng hạ nguồn từ Bến Súc-Thị Tính-Phú
Hình 3.7: pH nước sông Sài Gòn tại trạm Phú Cường từ năm 2000-2007
DIỄN BIẾN ĐỘ pH T ẠI CÁC T RẠM QUAN T RẮC SÔNG SÀI GÒN T Ừ NĂM 2007 - 2008
4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0
3/2007 4/2007 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007 1/2008 2/2008
Bến Củi Bến Súc Thị Tính Phú Cường Rạch Tra TCVN 5942 - 1995, Loại A
75 Tầng mặt
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
DO mg/L
Tầng giữa
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
DO mg/L Tầng đáy
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
DO mg/L
Cường-Rạch Tra nước bị axit hoá do đất phèn bị rửa trôi tại Củ Chi, Hóc Môn và Bến Cát, đổ phèn ra sông vào mùa mưa, làm tăng hàm lượng tổng Fe trong nước sông.
b). Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan (DO):
Hình 3.9: Diễn biến hàm lượng DO dọc sông Sài Gòn theo độ sâu
Hình 3.10: Hàm lượng DO tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn năm 2007-2008 Xét theo giai đoạn 2000-2007, thì năm 2000 có hàm lượng DO trung bình 7,0 mg/l, đạt TCVN 5942-1995, cột A, song từ 2001-2007 hàm lượng DO đã giảm rõ rệt, còn 1,97 - 4,89 mg/l, không đạt tiêu chuẩn. Năm 2005, 2006 hàm lượng DO diễn biến phức tạp, trong mùa mưa thấp hơn mùa khô, ít thay đổi giữa tầng mặt và giữa, song giảm rõ rệt ở tầng đáy, đặc biệt từ cầu Sài Gòn đến phà Thủ Thiêm. Năm 2007-2008, diễn biến hàm lượng DO tại trạm quan trắc Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường và Rạch Tra, tiếp tục giảm (nhất là ở Rạch Tra), thấp hơn tiêu chuẩn. Diễn biến hàm
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DO TẠI CÁC TRẠM QUAN TRẮC SÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2007 - 2008
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0
3/2007 4/2007 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007 1/2008 2/2008
Bến Củi Bến Súc Thị Tính Phú Cường Rạch Tra TCVN 5942 - 1995, Loại A
76
lượng DO giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu do có hiện tượng tồn tích nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ khu vực TP.HCM và Bình Dương đổ vào nước sông.
c). Diễn biến độ đục
Tại 18 vị trí lấy mẫu, độ đục nằm trong khoảng 12,1-114 NTU. Vị trí có độ đục cao nhất là trạm Thị Tính (114 NTU). Chỉ có 1/18 vị trí lấy mẫu có độ đục đạt Tiêu chuẩn Xây dựng (TCXD 233:1999, cột A: <20 NTU), song đạt cột B (< 500 NTU).
d). Diễn biến hàm lượng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Hàm lượng TSS từ 2007-2008 tại trạm quan trắc Bến Củi, Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường và Rạch Tra đạt khoảng 35,5 - 138 mg/l và vượt TCVN 5942 - 1995, cột A. Năm 2007, hàm lượng TSS đã tăng hơn 4,8 lần so với năm 2000.
2/- Nhóm các chỉ tiêu dinh dưỡng:
a). Diễn biến hàm lượng Tổng photpho (TP):
Hình 3.12: Diễn biến hàm lượng Tổng photpho dọc sông Sài Gòn
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ TSS TẠI CÁC TRẠM QUAN TRẮC SÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2007 - 2008
20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240
3/2007 4/2007 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007 1/2008 2/2008
Bến Củi Bến Súc Thị Tính Phú Cường Rạch Tra
Hình 3.11: Hàm lượng TSS tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn, 2007 – 2008
Tầng mặt
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng P mg/L
Tầng giữa
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng P mg/L
Tầng đáy
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng P
77
Năm 2005-2006, hàm lượng tổng P tăng đột biến vào mùa mưa, nhất là ở các vị trí cuối nguồn (SG19, SG20 – xem Phụ lục 1.1), song nguyên nhân chưa được làm rõ.
Trong các năm khác, giá trị tổng P không khác nhau nhiều theo vị trí khảo sát và theo mùa, song tăng dần theo độ sâu (0,01-1 mg/l) và có xu hướng vượt tiêu chuẩn.
b). Diễn biến hàm lượng Tổng nitơ (TN):
Hình 3.13: Diễn biến hàm lượng Tổng nitơ dọc sông Sài Gòn
Hàm lượng Tổng nitơ đo ở độ sâu khác nhau đạt 1-12 mg/l, có xu hướng vượt tiêu chuẩn 2 lần, tăng dần về phía hạ lưu và theo độ sâu.
c). Diễn biến hàm lượng BOD5:
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ BOD5 TẠI TRẠM PHÚ CƯỜNG TỪ NĂM 2000 - 2007
0 2 4 6 8 10 12 14 16
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Phú Cường TCVN 5942 - 1995, Loại A
Hình 3.14: Hàm lượng BOD5 tại trạm Phú Cường từ năm 2000–2007
Từ 2000-2007, hàm lượng BOD5 tại trạm Phú Cường đạt 1,62 - 7,66 mg/l, với mức tăng 2002-2004 là 7,42 - 7,66 mg/l. Từ năm 2005 đến 2007, hàm lượng BOD5 ổn định trong 1,62 - 2,32 mg/l và đạt TCVN 5942- 1995, cột A. Tại Bến Củi, Bến Súc và sông Thị Tính từ năm 2007-2008, hàm lượng BOD5 đạt 1,18 - 5,65mg/l, hầu hết đạt
Tầng mặt
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng N mg/l Tầng đáy
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng N mg/l
Tầng giữa
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
SG4 SG9 SG13 SG15 SG16 SG17 SG18 SG19 SG20 SG21 SG22
Trạm
Tổng N mg/l
78
TCVN 5942-1995, cột A, song tại khu vực Rạch Tra, nước sông đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn là 1,4 lần (xem hình 3.15).
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ BOD5 TẠI CÁC TRẠM QUAN TRẮC SÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2007 - 2008
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0
3/2007 4/2007 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007 1/2008 2/2008
Bến Củi Bến Súc Thị Tính Phú Cường Rạch Tra TCVN 5942 - 1995, Loại A
Hình 3.15: Hàm lượng BOD5 tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn từ 2007 – 2008 3/- Diễn biến hàm lượng các kim loại nặng khác:
Hình 3.16: Tần suất phát hiện kim loại nặng tại trạm Phú Cường, 2000–2007 Hàm lượng các kim loại, như: Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thuỷ ngân (Hg) và Đồng (Cu) tại trạm Phú Cường từ năm 2000-2007 đều đạt TCVN 5942-1995, cột A.
TẦN SUẤT PHÁT HIỆN KIM LOẠI NẶNG TẠI TRẠM PHÚ CƯỜNG TỪ NĂM 2000 - 2007
0 20 40 60 80 100
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Pb Cd Hg Cu
79
4/- Diễn biến hàm lượng dầu mỡ:
Hình 3.17: Hàm lượng dầu mỡ tại trạm Phú Cường từ năm 2000–2007
Hình 3.18: Hàm lượng dầu mỡ tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn, 2007–2008 Hàm lượng dầu mỡ tại trạm Phú Cường từ năm 2000–2008 nằm trong khoảng 0,004 - 0,152 mg/l, đều vượt TCVN 5942-1995, cột A, cho thấy ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt từ hoạt động vận tải thuỷ của vùng thuỷ vận phía Bắc TP.HCM đối với chất lượng nước sông Sài Gòn do còn thường xuyên xảy ra tình trạng xả thải nước dằn tàu và chất thải sinh hoạt từ tàu, thuyền vận tải xuống sông Sài Gòn.
5/- Diễn biến ô nhiễm vi sinh:
Hình 3.19: Mức vượt tiêu chuẩn Coliform tại trạm Phú Cường, 2000–2007
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DẦU MỠ TẠI TRẠM PHÚ CƯỜNG TỪ NĂM 2000 - 2007
0.00 0.05 0.10
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Phú Cường
DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DẦU MỠ TẠI CÁC TRẠM QUAN TRẮC SÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2007 - 2008
0.00 0.05 0.10 0.15
3/2007 4/2007 5/2007 6/2007 7/2007 8/2007 9/2007 10/2007 11/2007 12/2007 1/2008 2/2008
Bến Củi Bến Súc Thị Tính Phú Cường Rạch Tra
DIỄN BIẾN MỨC VƯỢT TIÊU CHUẨN CỦA COLIFORM TẠI TRẠM PHÚ CƯỜNG TỪ NĂM 2000 - 2007
0 4 8 12 16
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007