Nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 91 - 96)

3.1. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN

3.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn

Chất lượng nước sông Sài Gòn luôn biến động và thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố/tác nhân tự nhiên và nhân tạo, gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, các nguồn thải nhân tạo sinh ra từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội hàng ngày trên LVS Sài Gòn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn.

3.1.2.1. Các tác nhân nhân tạo 1/- Nguồn nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt dân cư chứa nhiều chất gây ô nhiễm đối với nước sông Sài Gòn [16]. Dân cư sinh sống trên vùng trung và hạ lưu sông Sài Gòn chủ yếu tập trung ở các khu đô thị của tỉnh Bình Dương và TP.HCM, phân bố dọc theo sông Sài Gòn.

Số lượng dân cư lớn, mật độ dân cư cao và nhu cầu sử dụng nước cao gấp 2-3 lần so với dân cư nông thôn [22], nên làm phát sinh lưu lượng và tải lượng lớn các chất ô nhiễm, trong khi đó tình trạng chung của các đô thị Việt Nam là chưa có các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn quy định. Do đó, việc xả thải nước thải sinh hoạt dân cư chưa qua xử lý phù hợp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, góp phần gây ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, vùng hạ lưu nằm gần cửa sông, chịu tác động nhiễm phèn, mặn, có khả năng tự làm sạch kém, thuỷ triều tạo nên các vùng giáp nước, làm lắng đọng và tồn tích chất ô nhiễm kéo dài.

Để đánh giá mức độ tác động của nước thải sinh hoạt dân cư đến chất lượng nước sông Sài Gòn, nghiên cứu sinh ước tính tải lượng ô nhiễm hàng năm xả ra trên vùng trung – hạ lưu sông, hướng tới năm 2020 như trong bảng 3.1.

Từ bảng 3.1, thì lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm (SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P) từ nước thải sinh hoạt dân cư của TP.HCM và tỉnh Bình Dương năm 2009 là rất lớn. Đến năm 2020 dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đổ vào sông Sài Gòn từ khu vực TP.HCM và tỉnh Bình Dương sẽ tăng lên khoảng 2 lần. Do đó, áp lực tác động gây ô nhiễm đối với chất lượng nước sông Sài Gòn ở vùng trung - hạ lưu sông là rất cao, trong khi hiện nay chất lượng nước sông vùng hạ lưu đã bị ô nhiễm nặng.

83

Bảng 3.1: Tổng hợp tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt dân cư trên vùng trung – hạ lưu sông Sài Gòn năm 2009 và đến năm 2020

Tỉnh, thành

Lưu lượng Tải lượng (kg/ngày)

m3/ngày BOD5 COD SS Σ N Σ P

1-Năm 2009:

Tỉnh Bình

Dương 55.186,4 42.253,1 6.298,3 73.612,8 6.298,3 1.658,8 TP.HCM 682.305,4 164.518,3 21.234 259.208,4 21.234 5.316,3 Tổng cộng: 737.491,8 206.771,4 27.521,7 332.821,2 27.521,7 6.975,1

2-Năm 2020:

Tỉnh Bình

Dương 110.500,6 44.714,8 6.087,2 73.083,4 6.087,2 1.554,6 TP.HCM 1.380.914,6 212.526,4 25.631,8 319.861,9 25.631,8 6.243,0 Tổng cộng: 1.491.415,2 257.241,4 31.719,0 392.945,3 31.719,0 7.787,6 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Luận án)

Hiện tại, trên khu vực này mới chỉ có một nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đi vào hoạt động với công suất thiết kế 141.000 m3/ngày.đêm tại TP.HCM, và một nhà máy nữa đang được xây dựng để xử lý nước thải sinh hoạt của TP. Thủ Dầu Một công suất 17.650 m3/ngày.đêm, cùng một số trạm xử lý khác đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Nếu đến năm 2020, tình hình quản lý nước thải sinh hoạt đô thị không có tiến bộ nhanh và khả quan hơn, thì chắc chắn chất lượng nước sông Sài Gòn sẽ bị ô nhiễm theo toàn diện các chỉ tiêu chất lượng nước và ở mức độ cao.

2/- Nguồn nước thải từ các khu, cụm công nghiệp tập trung:

Tại khu vực TP.HCM và tỉnh Bình Dương đang tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước, trong khi các ngành công nghiệp đã đầu tư đều thuộc ngành có mức độ ô nhiễm cao, như: điện tử, cao su, nhựa, cơ khí, hóa chất, sản xuất thuốc trừ sâu, giấy và bột giấy, dệt nhuộm, giầy da, luyện kim, xi mạ, sơn, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm,... Nước thải công nghiệp sinh ra từ các ngành này đều chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại đối với nguồn nước sông Sài Gòn.

84

Kết quả ước tính và dự báo về lưu lượng, tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong nước thải công nghiệp từ các KCN/CCN tập trung trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương đến năm 2020 như trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tổng hợp tải lượng ô nhiễm nước thải từ các K/CCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và TP.HCM thải vào sông Sài Gòn năm 2010 và đến năm 2020

Tỉnh, thành

Lưu lượng Tải lượng ( kg/ngày )

m3/ngày BOD5 COD SS Σ N Σ P

1-Năm 2010:

Bình Dương 37.500 664 1974,5 1263,5 469,7 11

TP.HCM 37.300 1593,8 3476 376,5 145,32 65,51

Tổng cộng: 74.800 2.257,8 5.450,5 1.640 615,02 73,51 2-Năm 2020:

Bình Dương 126.800 2732,2 5833 6482,4 1564,4 237,4 TP.HCM 97.100 3326,1 6943,5 2075,3 737,8 199,1 Tổng cộng: 223.900 6.058,3 12.776,5 6.757,7 2.302,2 436,5 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Luận án)

Như vậy, so với nước thải sinh hoạt thì tổng lưu lượng và tải lượng ô nhiễm từ nước thải công nghiệp của các K/CCN là ít hơn, song không vì thế mà tác động gây ô nhiễm thấp hơn. Các chất ô nhiễm chứa trong nước thải sinh hoạt đều có khả năng dễ phân huỷ dưới tác dụng của vi sinh vật và sinh vật, trong khi nước thải công nghiệp chứa nhiều chất độc hại và khó phân huỷ, nên có thể gây ô nhiễm và suy thoái nhanh nguồn nước, chưa kể đến các chất độc hại có thể tiêu diệt vi sinh vật và sinh vật có lợi trong nước, gây phú dưỡng hoá nguồn nước. Do đó, để bảo vệ nguồn nước thì việc xử lý nước thải công nghiệp đạt quy chuẩn quy định là rất quan trọng.

Đến cuối năm 2010, 21/26 K/CCN trên vùng trung - hạ lưu sông Sài Gòn đã có trạm xử lý nước thải đi vào vận hành khá ổn định và nước thải thường xuyên đạt quy chuẩn. Tuy nhiên, do không kiểm soát được chất lượng nước thải đầu vào, nên đôi khi nước thải sau xử lý của một số K/CCN còn vượt so với mức quy chuẩn quy định, song không nhiều và không nghiêm trọng. Tình trạng này thường gặp ở tại những KCN có ngành nghề gây ô nhiễm cao như: dệt nhuộm, giấy, cao su, xi mạ,...

85

3/- Chất thải từ hoạt động nông nghiệp:

Hoạt động nông nghiệp diễn ra chủ yếu ở vùng trung lưu, gồm các huyện thuộc tỉnh Bình Dương và Củ Chi - TP.HCM. Tác động chính của hoạt động nông nghiệp đối với chất lượng nước sông là nước chảy tràn đồng ruộng cuốn theo dư lượng phân bón, hoá chất BVTV, ảnh hưởng xấu đến thuỷ sinh và gây phú dưỡng hoá nguồn nước. Kết quả ước tính và dự báo tải lượng chất dinh dưỡng từ dư lượng phân bón kéo vào nguồn nước sông Sài Gòn năm 2010 và đến năm 2020 như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ước tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

Năm Diện tích (ha)

Hệ số phát thải

(kg/ha/năm) Tải lượng (kg/năm)

T-N thải T-P thải T-N T-P

2010 223.700 30 1 6.711.000 223.700

2020 134.000 30 1 4.020.000 134.000

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Luận án)

Hoá chất BVTV là các chất độc tố cao, có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường nước và đất, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi xâm nhập vào nguồn nước sông, hoá chất BVTV sẽ tiêu diệt thuỷ sinh, tham gia vào chuỗi thức ăn và gây ra ngộ độc thực phẩm.

Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tăng cường kiểm soát hoạt động sử dụng và buôn bán hoá chất BVTV trong nông nghiệp, nên hàm lượng của chúng trong môi trường nói chung có xu hướng giảm mạnh. Song, đối với chất lượng nước sông Sài Gòn, thì dư lượng phân bón và hoá chất BVTV vẫn cần được quan tâm kiểm soát, bởi vì ở khu vực TP.HCM tập trung nhiều nhà máy sản xuất hoá chất BVTV, với công nghệ cũ, lạc hậu và tiềm năng gây ô nhiễm cao.

4/- Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài K/CCN và chăn nuôi:

Theo kết quả điều tra nguồn thải của Đề tài nghiên cứu giai đoạn 2 (2010-2012) tại một số cơ sở sản xuất nằm ngoài K/CCN thuộc vùng trung – hạ lưu sông Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương năm 2010, thì ngành chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất (13,62%), kế đến là may mặc (13,19%), gỗ (9,79%), chăn nuôi (8,94%), cơ khí (8,3%), giấy (8,09%), dệt nhuộm (6,17%),… Ngành rượu bia-nước giải khát có lượng nước thải nhiều nhất (18,75%), kế đến dệt nhuộm (16,95%), thực

86

phẩm (12,03%), cao su (11,26%),… Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm nước sông đáng kể, song khó kiểm soát hơn vì tính chất phân bố không tập trung trên các địa bàn.

Nhìn chung, TP.HCM và tỉnh Bình Dương đang áp dụng chính sách ngừng tiếp nhận đầu tư mới và thực hiện di dời các cơ sở thuộc da, cao su, dệt nhuộm,… vào các K/CCN, để thuận lợi trong phát triển ngành nghề, quản lý môi trường và xử lý chất thải. Kết quả điều tra cũng cho thấy, khoảng 55,11% các cơ sở sản xuất và chăn nuôi được điều tra có trạm xử lý nước thải, song chất lượng nước thải sau xử lý còn chưa ổn định, tỷ lệ xử lý đạt quy chuẩn quy định mới chỉ chiếm 55,84%.

5/- Chất thải từ hoạt động dịch vụ và du lịch:

Hoạt động dịch vụ và du lịch làm phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm nước sông Sài Gòn. Dọc theo sông Sài Gòn có nhiều khu du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ hoạt động, tạo nên nguy cơ xả thải trực tiếp chất thải không qua xử lý đạt quy chuẩn vào nước sông. Tuy các nguồn thải này có quy mô nhỏ hơn nhiều lần so với nước thải sinh hoạt và công nghiệp, song cũng cần kiểm soát và xử lý triệt để.

6/- Chất thải từ hoạt động giao thông thuỷ:

Các hoạt động giao thông thủy và dịch vụ cảng sông, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả thải dầu cặn, nước dằn tàu và chất thải sinh hoạt trực tiếp vào nguồn nước sông. Trong thời gian qua, đã phát hiện thấy tình trạng ô nhiễm dầu mỡ trong nguồn nước sông Sài Gòn. Do đó, nguồn thải này cũng cần được kiểm soát, xử lý triệt để, khi cụm cảng Sài Gòn được di dời về Hiệp Phước.

Ngoài ra, chất thải từ hoạt động nuôi cá bè cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước sông và bùn đáy, góp phần gây ra phú dưỡng nguồn nước sông do thức ăn dư thừa, tăng N-NH4+ và độ đục. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thải này chỉ còn ở mức độ không đáng kể. Trước kia, việc khai thác cát lòng sông gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, như: gây đục, tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, sắt, photpho, Mn và NH4 ở tầng nước gần đáy sông. Song, hiện nay hoạt động này đã bị cấm triệt để.

3.1.2.2. Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên góp phần gây ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn, như: địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng; khí tượng và thuỷ văn; thảm phủ thực vật; nước mưa chảy tràn; sự phát triển và chết đi của các thủy sinh vật; thiên tai và lũ lụt;..., trong đó nhiều yếu tố có tác động mạnh tới tài nguyên và chất lượng nước sông Sài Gòn. Trong điều kiện biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, thì mức độ tác động của từng yếu tố tự nhiên đối với tài nguyên và chất lượng nước sông Sài Gòn, sẽ ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi phải có các giải pháp thích ứng phù hợp.

87

1/- Địa hình, thổ nhưỡng:

Địa hình dốc mạnh từ thượng lưu đến hạ lưu sông, đất đai lại có tính chất khô, phản ứng chua, dễ bị rửa trôi, sạt lở, khi có mưa lũ lớn. Nhóm đất phèn có 18.559 ha chiếm 3,34% diện tích LVS, nên khả năng rửa phèn cao vào mùa mưa là nguyên nhân gây axit hóa nguồn nước kênh Xáng tại khu vực Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh – TP.HCM. Ngoài ra, vào mùa khô nước kênh An Hạ cũng chuyển phèn từ sông Vàm Cỏ Đông sang sông Sài Gòn, làm tăng axit hóa nước sông. Đây là các nguyên nhân làm tăng hàm lượng Fe, Mn trong nước sông Sài Gòn trong thời gian qua.

2/- Thuỷ triều biển:

Với chế độ bán nhật triều và biên độ triều tại vùng cửa sông 2,5- 4,0m, thì triều biển xâm nhập sâu vào đất liền qua cửa sông, các nhánh, kênh rạch, kết hợp tác nhân axit hoá nguồn nước, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước sông. Vùng cửa sông Sài Gòn tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, nước chảy tràn, dồn về từ vùng trung-hạ lưu, chứa tác nhân gây ô nhiễm, lại chịu tác động của thuỷ triều, tạo nên các vùng giáp nước, gây lắng đọng ô nhiễm trên các kênh rạch.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện nay, thì tác động do triều biển sẽ ngày càng phức tạp, có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại về ngập lụt, mất vệ sinh môi trường và suy giảm chất lượng nước sông ở khu vực TP.HCM [38].

3/- Thảm phủ thực vật (mặt đệm):

Thảm phủ thực vật (mặt đệm) có ảnh hưởng quan trọng tới trữ lượng, số lượng và chất lượng nước LVS. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trên LVS Sài Gòn tăng lên đáng kể, nên có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng nước sông.

4/- Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn qua rừng, đô thị và nông thôn, dồn về từ các vùng trung- hạ lưu sông, chứa các tác nhân gây ô nhiễm, trong đó đáng chú ý nhất là kéo theo rác thải, bụi bẩn, dầu mỡ rơi vãi,… vào nguồn nước sông. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm này có thể khống chế, giảm thiểu qua việc hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước.

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)