Chủ đề: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM

Một phần của tài liệu Mĩ thuật lớp 5 (cv 2345) trọn bộ (Trang 44 - 50)

GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)

Bài 6: Chủ đề: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM

(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Về phẩm chất:

- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là:

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;

- Biết yêu thiên nhiên, cây cối và ý thức bảo vệ môi trường - Biết xây dựng, vun đắp tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.

- Biết yêu thương và tìm hiểu cuộc sống quanh em 2. Về năng lực

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- HS biết được một số hoạt động cơ bản của bội đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;

- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh trong tranh 2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cả nhận về sản phẩm;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu…) thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. - Biết vẽ các dáng người khác nhau tạo ngân hàng hình ảnh.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi giới thiệu, nhận xét…;

+ Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hệ thực vât để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách học MT lớp 5.

- Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của HS về chú bộ đội.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 5.

- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...

* Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề.

* Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

- Đồng ca bài: Màu áo chú bộ đội.

- GV nêu hình ảnh trong bài hát, GT chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh về chú bộ đội trong hình 6.1và nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung chủ đề.

- Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm về chủ đề bài học.

- GV tóm tắt:

+ Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều quân chủng như Lục quân, Hải quân...

+ Đặc điểm trang phục của mỗi quân chủng cũng khác nhau.

+ Hoạt động của bộ đội rất phong phú và đa dạng.

+ Có thể lấy ý tưởng từ các hoạt động của chú bộ đội để tạo hình sản phẩm Chú bộ đội của chúng em bằng các hình thức vẽ, xé dán, nặn...

* CÁCH THỰC HIỆN

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình Chú bộ đội của chúng em.

- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 để tham khảo cách thực hiện bức tranh về bộ đội.

- GV minh họa trực tiếp cách thực hiện:

- Hát đồng ca

- Lắng nghe, mở bài học

- Hoạt động nhóm

- Quan sát, thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo.

- Quan sát, thảo luận nhóm, tìm hiểu theo gợi ý của GV về sản phẩm.

- Ghi nhớ

- Với những đặc điểm riêng khác nhau - Lục quân màu xanh lá cây, Hải quân màu trắng...

- Bộ đội tập luyện, giúp dân, với thiếu nhi, chăm sóc vườn rau, văn nghệ...

- Theo ý thích

- Thảo luận nhóm, lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm.

- Quan sát, nhận biết cách thực hiện - Quan sát, tiếp thu

- Về chú bộ đội

+ Lựa chọn nội dung theo chủ đề.

+ Tạo kho hình ảnh.

+ Lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh sắp xếp, thành sản phẩm tập thể.

+ Thêm hình ảnh khác tạo không gian cho sản phẩm sinh động.

- Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 để có thêm ý tưởng sáng tạo bức tranh của nhóm.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

* Tiến trình của hoạt động:

- Hoạt động cá nhân:

+ Tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người.

+ Hướng dẫn HS vẽ thêm chi tiết cho trang phục như mũ, giầy, ba lô để xây dựng kho hình ảnh.

- Hoạt động nhóm: Yêu cầu HS:

+ Thảo luận để lựa chọn nội dung của bức tranh.

+ Lựa chọn các hình ảnh trong kho hình ảnh sắp xếp thành bố cục theo nội dung đã thống nhất.

+ Thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh.

* GV tiến hành tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.

- Quan sát, động viên HS hoàn thành sản phẩm.

- Các dáng của chú bộ đội...

- Hoạt động theo nhóm - Theo ý thích

- Quan sát, học tập

- Làm việc cá nhân - Thực hiện vẽ - Tiếp thu, thực hiện

- Làm việc theo nhóm

- Chú bộ đội giúp dân, chú bộ đội với thiếu nhi...

- Lựa chọn những hình ảnh đẹp nhất trong kho hình ảnh.

- Theo ý thích - HĐ nhóm

- Hoàn thành bài tập

* Dặn dò:

- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 của chủ đề này IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):

GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)

Khối lớp: 5 GVBM:

Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: 16)

Bài 6: Chủ đề: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM

(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Về phẩm chất:

- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là:

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;

- Biết yêu thiên nhiên, cây cối và ý thức bảo vệ môi trường - Biết xây dựng, vun đắp tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.

- Biết yêu thương và tìm hiểu cuộc sống quanh em 2. Về năng lực

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- HS biết được một số hoạt động cơ bản của bội đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;

- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh trong tranh 2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cả nhận về sản phẩm;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu…) thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu. - Biết vẽ các dáng người khác nhau tạo ngân hàng hình ảnh.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi giới thiệu, nhận xét…;

+ Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hệ thực vât để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách học MT lớp 5.

- Tranh, ảnh hoặc video, sản phẩm của HS về chú bộ đội.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 5.

- Giấy vẽ, giấy màu, bìa, màu vẽ, kéo, keo dán, bút chì...

* Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau_ Sáng tác câu chuyện, tiếp cận theo chủ đề.

* Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho tiết học.

- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1.

2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của Tiết 1.

3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO:

- Gợi ý HS tạo sản phẩm về chú bội đội bằng các vật liệu khác như đất nặn, giấy màu, dây thép, giấy bồi, các vật liệu dễ tìm khác.

* TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:

+ Bức tranh của nhóm em có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? Màu sắc của tranh nhóm em như thế nào?

+ Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm?

+ Nhóm em muốn kể câu chuyện gì về các chú bộ đội trong tranh? Nhóm em lựa chọn hình thức sắm vai, thuyết trình hay đóng kịch để thể hiện?

- Trình bày đồ dùng HT

- Trình bày sản phẩm của mình - Thực hiện nhóm

- Thực hiện theo sự gợi ý của GV.

- Trưng bày bài tập

- Tự giới thiệu về bài của nhóm mình, HS khác chia sẻ, học tập lẫn nhau...

- Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.

- Đại diện nhóm báo cáo

- Đại diện nhóm báo cáo - Đại diện nhóm báo cáo

+ Các thành viên trong nhóm được phân công nhiệm vụ như thế nào?

- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.

* ĐÁNH GIÁ:

- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.

- GV đánh dấu tích vào vở của HS.

- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS tích cực học tập.

- Đại diện nhóm báo cáo - Lắng nghe, rút kinh nghiệm

- Đánh dấu tích vào vở của mình - Ghi lời nhận xét của GV vào vở - Phát huy

* Dặn dò:

- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: ƯỚC MƠ CỦA EM.

- Suy nghĩ về ước mơ của mình.

- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, thước kẻ...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):

...

...

...

...

...

GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)

Khối lớp: 5 GVBM:

Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: 17) Ngày giảng:……/……/……./20……

Một phần của tài liệu Mĩ thuật lớp 5 (cv 2345) trọn bộ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w