GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức cho HS thực hành vẽ cá nhân:
+ Yêu cầu HS quan sát mẫu, vẽ không nhìn vào giấy.
+ Vẽ thêm các nét theo cảm xúc + Vẽ màu biểu cảm theo ý thích
* GV tiến hành cho HS vẽ biểu cảm đồ vật.
- Quan sát kĩ mẫu vẽ để nắm được hình dáng, đặc điểm nổi bật của đồ vật, kết hợp đưa nét vẽ liền mạch và không nhìn xuống giấy vẽ.
- Các nét biểu cảm thêm vào để trang trí cho đồ vật đẹp hơn, biểu cảm hơn.
- Sử dụng màu tương phản cho nổi bật - Quan sát, học tập, áp dụng vào cho sản phẩm của mình.
- Làm việc cá nhân
- Quan sát kĩ mẫu vẽ để bắt được đặc điểm nổi bật của đồ vật.
- Nét dọc, ngang; nét bo tròn...
- Rõ đậm nhạt, sáng tối, nóng lạnh...
- HĐ cá nhân.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở, dặn dò HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm và trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):
...
...
...
...
...
GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)
Khối lớp: 5 GVBM:
Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: 30) Ngày giảng:……/……/……./20……
Bài 11: Chủ đề: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT
(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: ý thức bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật,... thông qua một số biểu hiện chủ yếu sau:
- Yêu thiên nhiên và hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên xung quanh.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,...phục vụ học tập.
- Biết bảo quản bức tranh của mình; có ý thức tôn trọng bức tranh do bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết cách sử dựng chất liệu tái chế bảo vệ môi trường quanh em.
- Vẽ được bức tranh về đồ vật bằng các nét, màu sắc theo ý thích và tạo hình.
- Biết trưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để học tập;
lựa chọn hình ảnh thiên nhiên theo ý thích để thể hiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu sản phẩm của mình; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về thiên nhiên.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận giới thiệu, nêu cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật giới thiệu trong bài học.
- Năng lực khoa học: Biết vận dụng hiểu biết về động vật, thực vật trong tự nhiên vào thể hiện bức tranh theo ý thích.
- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác và thực hành với sự vận động của bàn tay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách học MT lớp 5, tranh vẽ biểu cảm các đồ vật.
- Mẫu vẽ: bình nước, ấm tích, chai, lọ hoa, ca, cốc...
- Hình minh họa cách vẽ biểu cảm các đồ vật.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 5.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì...
- Một số đồ vật như bình đựng nước, ca, cốc, chai, lọ hoa, trái cây... để vẽ nhóm.
* Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
* Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho tiết học.
- Kiểm tra sản phẩm của Tiết 1.
2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH.
* Cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của Tiết 1.
3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM:
- Gợi ý HS vẽ một đồ vật theo trí tưởng tượng, quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình thức không nhìn giấy.
TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của mình. Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em có cảm nhận gì sau khi tham gia vẽ biểu cảm các đồ vật?
+ Em thấy trên các bài vẽ của em và các bạn đã thể hiện được các đường nét và màu sắc biểu cảm chưa? Các đường nét và màu sắc đó được thể hiện như thế nào?
- Nhận định kết quả học tập của HS,
- Trình bày đồ dùng HT.
- Trình bày sản phẩm của mình.
- Thực hiện nhóm.
- Thực hiện vẽ ở nhà theo sự gợi ý của GV, dùng trang trí lớp học, góc học tập...
- Trưng bày sản phẩm
- Tự giới thiệu về bài của mình, HS khác đặt câu hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau...
- Trả lời, khắc sâu ghi nhớ kiến thức bài học.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS nêu.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
tuyên dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, động viên khen ngợi HS tích cực học tập.
- Đánh dấu tích vào vở của mình - Ghi lời nhận xét của GV vào vở - Phát huy
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU.
- Quan sát và sưu tầm tranh, ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.
- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, bút chì, đất nặn, keo, kéo, các vật tìm được: Vải vụn, lá cây, đá, sỏi, dây, vỏ sò, rơm...
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):
...
...
...
...
GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 5 (CV. 2345)
Khối lớp: 5 GVBM:
Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: 31) Ngày giảng:……/……/……./20……