Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN
1.2.1 Nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1.Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở các nước trên Thế giới
Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nhiều hơn cho các bên tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những năm 1970. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó.
Fearne và Hughes cũng đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh. Về ưu điểm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định, giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi. (Fearne, A. and D. Hughes, 1998)
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nói chung và các chuỗi giá trị hàng nông sản. Tổ chức AFE đã có nhiều chương trình cũng như kinh nghiệm trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản tại một số nước trên thế giới, ví dụ: Ấn Độ có các nghiên cứu các chuỗi giá trị về nông nghiệp hữu cơ, gia cầm; ở Indonesia nghiên cứu về chuỗi gí trị Hạt cacao; Philippin nghiên cứu về các chuỗi giá trị tảo biển, đồ thủ công mỹ nghệ, cừu non; Senegal nghiên cứu về chuỗi giá trị Lợn thịt, rau xanh, Bhutan nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng quýt và du lịch…
1.2.1.2 Nghiên cứu về chuỗi giá trị lợn thịt tại Việt Nam
Ngành hàng thịt lợn là một ngành chăn nuôi chủ lực của Việt nam nói chung và các địa phương nói riêng, chăn nuôi lợn cũng đã được quan tâm nghiên cứu tìm hiểu trong những năm gần đây. Đặc biệt, đã có những phân tích liên quan đến sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Chẳng hạn, một số nghiên cứu có liên quan đến ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam là: Nghiên cứu hợp tác giữa Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam và Chính phủ Úc với Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Y tế công cộng. Nghiên cứu tập trung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đánh giá “Giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và cải thiện an toàn thực phẩm của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam- PigRISK, 2012” và “Tăng cường năng lực về áp dụng đánh giá nguy cơ để quản lý an toàn thực phẩm trong sự tương tác sản xuất thực phẩm – môi trường – sức khỏe ở Việt Nam- FOODRISK, 2013”.
Các nghiên cứu này cho rằng cần phải cải thiện sinh kế của người dân ở nông thôn và thành thị tại Việt Nam bằng các cơ hội cải thiện và tăng thu nhập từ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thông qua kết quả của giảm thiểu rủi ro liên quan tới các bệnh truyền qua thịt lợn đồng thời đánh giá và quản lý nguy cơ một cách bền vững của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn quy mô nông hộ dựa trên bằng chứng về sự cam kết của các bên liên quan.
Chương trình hợp tác giữa Cục chăn nuôi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi &
An toàn thực phẩm (Livestock Competitiveness and Food Safety Project – LIFSAP, 2009). Nghiên cứu được thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Cao Bằng, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới sản xuất, an toàn thực phẩm và những rủi ro môi trường trong chuỗi sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăn nuôi. Nghiên cứu này cho rằng cần phải nâng cấp hệ thống chăn nuôi dựa vào hộ gia đình và gắn kết với thị trường nhằm: (a) Nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi nhờ khuyến khích áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt; (b) sản xuất thịt an toàn thông qua hoạt động đầu tư nâng cấp các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống; và (c) giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc cải tiến quy trình quản lý chất thải vật nuôi.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển chuỗi giá trị thịt lợn
(1) Chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn các nước hướng vào lợi thế so sánh của từng vùng. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh; Coi trọng công tác kiểm ra giám sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chất lượng sản phẩm. Ngày nay mỗi sản phẩm muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phảm đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm, mặt hàng thịt lợn cũng tương tự, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành bại của chuỗi. Vì vậy, trong từng công đoạn cụ thể, mỗi tác nhân phải thực hiện nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm;
(2) Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới phát triển chuỗi giá trị thịt lợn cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho ngành chăn nuôi lợn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng tập trung chuyên môn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ;
(3) Tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết phối hợp mật thiết với cơ quan chức năng khác quản lý kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang.
(4) Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến (giết mổ). Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành chăn nuôi lợn. Hơn nữa việc giết mổ lợn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi theo hướng tăng cao của xã hội. Kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn, chuỗi thịt lợn từ các nước cho thấy chuỗi giá trị thịt lợn muốn phát triển thì trước tiên yêu cầu phải phát triển từng khâu của chuỗi và khâu đầu tiên là chăn nuôi rồi đến chế biến (giết mổ) và phân phối,...
(5) Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất và tiêu thụ thịt lợn có hiệu quả;
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong Chương 1, Luận văn đã luận giải và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị, chuỗi giá trị lợn thịt; Cụ thể:
- Nội dung thứ nhất đã hệ thống hóa, luận giải một số lý luận cơ bản về chuỗi giá trị của một số tác giả trên thế giới như Michael Porter, Kaplinsky,.. chuỗi giá trị lợn thịt, từ đó tổng kết nội dung của nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt bao gồm: Lập sơ đồ chuỗi giá trị; tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Trong phần này, các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị, và một số hình thức tham gia vào chuỗi giá trị cũng đã được phân tích và đánh giá; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuổi giá trị lợn thịt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Nội dung thứ hai của Chương 1 là tập hợp kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị và một số tổ chức ở Việt Nam. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị một số nước trên thế giới và Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại Việt Nam. Từ những lý luận và thực tiễn trên là tiền đề cho đề xuất các phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị lợn thịt và là một trong những nội dung của Chương 2 và cơ sở để đề ra các định hướng và giải pháp cho chương 3.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chương 2