Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2.4. Chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Lệ Thủy
2.2.4.1. Tác nhân người sản xuất
Trong ngành hàng lợn thịt nói chung, các hộ sản xuất bao gồm các hộ chăn nuôi lợn nái, nuôi lợn gột và nuôi lợn thịt. Một trang trại có thể nuôi cả lợn nái và lợn thịt. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu các hộ chăn nuôi lợn thịt. Nghiên cứu cho thấy số lượng hộ chăn nuôi lợn giảm qua các năm, nhưng số đầu lợn chăn nuôi lại tăng lên, chứng tỏ quy mô chăn nuôi của mỗi hộ tăng lên.
Ở huyện Lệ Thủy hiện nay thịnh hành nhất là giống lợn lai giống Landrace, Yorkshire, Duroc và lợn lai 3 máu. Lợn giống sản xuất trong huyện cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi lớn thường nuôi lợn siêu nạc, họ nhập giống sạch bệnh từ các trại giống của các công ty lớn như công ty giống và thức ăn chăn nuôi … Người chăn nuôi chuyên nghiệp có trại hiện đại, đạt các tiêu chuẩn cao và có kinh nghiệm chăn nuôi thường tập trung vào giống lợn ngoại vì các ưu điểm như tăng trọng cao, hệ số tiêu tốn thức ăn trên đơn vị tăng trọng thấp hơn so với các giống khác, giá bán lợn thịt hơi cao…
Trong chuỗi giá trị lợn thịt số lượng tác nhân hộ chăn nuôi là lớn nhất. có thể nói đây là tác nhân chiếm vị trí quyết định trong chuỗi giá trị. Chính vì vậy, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu kỹ nhóm tác nhân này.
2.2.4.1.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra a. Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Hầu hết các chủ hộ nuôi lợn đang ở độ tuổi trung niên, có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi với thời gian chăn nuôi trên dưới mười năm, và chúng tôi cũng gặp một số chủ hộ chăn nuôi còn rất trẻ ở tầm tuổi 32, có kiến thức về chăn nuôi và thú y, hầu hết họ là chủ các trang trại, hộ chăn nuôi mới, thiết kế hiện đại và chuyên việt,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chứng tỏ nghề chăn nuôi lợn hiện nay cũng khá hấp dẫn người trẻ tuổi. Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 61,67% số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp II, 21,66 % cấp III trong đó có những người là bác sỹ thú y hoặc kỹ sư chăn nuôi nhờ đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất rất thuận lợi. Phần lớn các hộ có khoảng 4 khẩu- 6 nhân khẩu trong đó có từ 2 lao động trở lên nên có đủ lao động để tổ chức sản xuất.
Phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (ngoài chăn nuôi lợn) của các hộ là 9.066,7 nghìn đồng/năm, thấp hơn nhiều so với thu nhập khác từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và lương. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế ở vùng nghiên cứu tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu (Bảng 2.10, Phụ lục 1)
Nhìn chung kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Lệ Thủy nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh. Điều này thuận lợi là có điều kiện về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Trong số các xã điều tra thuộc vùng nghiên cứu, xã Thanh Thủy là xã có quy mô đàn lợn lớn nhất vùng và cũng là xã có quy mô đàn lợn thịt lớn nhất huyện.
Theo thống kê của huyện, năm 2014, Thanh Thủy có 7.323 con lợn, nếu coi 100%
số hộ có nuôi lợn thì bình quân mỗi hộ nuôi 6 con.
b. Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra
Ở Lệ Thủy hiện nay không còn nhiều hộ chăn nuôi kiểu nhỏ lẻ như trước kia, các hộ chăn nuôi qui mô lớn hơn, đầu tư chuồng trại kiên cố, trang thiết bị hiện đại hơn.
Từ số liệu điều tra được tổng hợp (Bảng 2.11, Phụ lục 1) cho thấy diện tích chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra phổ biến ở mức 20- 60m2, cá biệt có hộ chăn nuôi quy mô lớn hàng trăm con cần chuồng trại 100m2. Giá trị đầu tư cho chuồng trại cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào qui mô chăn nuôi, kiểu chuồng trại khép kín hay trại mở và điều kiện kinh tế của các hộ. Phổ biến là 5-15 triệu, chủ yếu là chi phí xây dựng chuồng trại. Các trang thiết bị khá đơn giản, trại nhỏ chỉ cần máy bơm nước để tưới mát, cọ rửa chuồng trại, vài chiếc quạt mát cho lợn trong mùa hè và một số công cụ dụng cụ nhỏ khác. Ở Thanh Thủy, Cam Thủy có nhiều hộ hộ xây dựng trại chăn nuôi trên các khu đất cát rộng lớn. Các trại này mới xây chủ yếu từ năm 2012 trở lại đây, trại được thiết kế khép kín, hệ thống làm mát với quạt thông
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
gió, dàn phun nước trên mái, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, hệ thống máng ăn, nước uống, máng tắm hiện đại, được thiết kế thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, có hầm bioga. Chuồng trại được thiết kế hiện đại như vậy giúp nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm chi phí nhân công không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi.
Do diện tích đất đai, nguồn vốn tiền mặt có hạn hơn nữa nguồn thức ăn rất sẵn, nên các hộ không cần dự trữ nhiều vì thế nên diện tích kho chứa rất ít. Do chuồng trại có thời gian sử dụng lâu dài (10-15 năm) nên khấu hao chuồng trại thường nhỏ, giá trị còn lại là tương đối lớn. Các thiết bị khác như máy bơm, quạt điện giá trị không lớn, thời gian sử dụng khoảng 3-5 năm.
Như vậy tài sản phục vụ chăn nuôi tập trung chủ yếu vào chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí này khá lớn nên để có thể chăn nuôi các hộ cần đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn so với hộ nông dân.
c. Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra
Theo kết quả điều tra thì một số các hộ chăn nuôi lớn, các trang trại chăn nuôi thiếu vốn sản xuất và phải vay thêm vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn được huy động rất đa dạng, nguồn từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại (chủ yếu nhất vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãi suất cho vay phổ biến trong năm 2015 là 8%/năm, các quỹ tín dụng nhân dân (lãi suất khoảng 9%/năm), nguồn vay của người thân, bạn bè (không phải trả lãi). Quy mô chăn nuôi càng lớn thì số vốn vay càng lớn. Vốn vay chủ yếu dùng vào đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mua lợn giống. Các chương trình cho vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… cũng giải quyết vấn đề vốn của các hộ rất nhiều (Bảng 2.12, phụ lục 1).
2.2.4.1.2. Thức ăn chăn nuôi và công tác thú y của các hộ điều tra
Về thức ăn chăn nuôi của các hộ: Trong quá trình khảo sát tại địa phương, chúng tôi nhận thấy tập quán chăn nuôi lợn đã có nhiều thay đổi, chăn nuôi lợn theo phương thức mới (nuôi công nghiệp) đang thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống. Nguyên nhân là do phương thức nuôi lợn truyền thống mất nhiều thời gian và nhiên liệu hơn nữa tăng trọng không nhanh bằng phương thức chăn nuôi công nghiệp. Chưa xét đến hiệu quả kinh tế chỉ nguyên việc tiết kiệm thời
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
gian lao động cũng giúp các hộ có thể nuôi vài chục con lợn mà chỉ cần sử dụng 1 lao động cho chăn nuôi. Mặt khác, hiện nay ngành chế biến thức ăn gia súc phát triển rất mạnh, hệ thống đại lý về đến tận thôn xóm, rất thuận lợi cho người chăn nuôi. Trên địa bàn huyện Lệ Thủy có đại lý thức ăn gia súc của hầu hết các công ty lớn, mỗi hãng đều cho ra các chủng loại thức ăn phong phú: viên đậm đặc, cám đậm đặc phù hợp với từng thời kỳ tăng trưởng của con lợn mang lại nhiều sự lựa chọn cho người chăn nuôi.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi được thể hiện trong bảng 2.13, Phụ lục 1. Thức ăn dùng để nuôi lợn chủ yếu được các hộ mua ngoài. Có tới 100% số hộ điều tra có dùng thức ăn bột đậm đặc, bột ngô và cám gạo cho một giai đoạn hoặc toàn bộ kỳ chăn nuôi; 68,33% số hộ có dùng thức ăn viên đậm đặc, số này chủ yếu ở xã Thanh Thủy, Cam Thủy các hộ dùng cám đậm đặc chộn với bã rượu, có một số hộ mua bột ngô, cám gạo về phối chộn với cám đậm đặc. Ngoài ra các hộ còn mua thêm rau khoai, rau muống về cho lợn ăn.
* Về công tác thú y của các hộ chăn nuôi: Ở lợn, nhóm bệnh nguy cơ mắc cao nhất còn gọi là nhóm “bệnh đóng dấu” gồm các bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu và phó thương hàn. Nhóm bệnh này được người chăn nuôi tiêm phòng tỉ lệ cao nhất.
Thời gian tiêm phòng hiệu quả nhất là lúc lợn mới sinh được 5-10 ngày tuổi, tiêm nhắc lại lúc 1-1,5 tháng. Theo kết quả điều tra được tỉ lệ các hộ thường xuyên dùng vắc xin phòng các bệnh tương đối cao. Lý do là lợn đã được tiêm phòng từ khi còn nhỏ, khi một số hộ nuôi lợn thịt mua giống đã tiêm phòng vẫn tiếp tục tiêm, một số hộ mua lợn giống chưa tiêm phòng đủ thì phải tiêm cho đủ. Tuy nhiên với bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng như bệnh tai xanh thì lại chưa được tiêm nhiều, bình quân chỉ khoảng 11,67% số hộ có tiêm. (Bảng 2.14, phụ lục 1).
2.2.4.1.3. Phương thức giao dịch và thanh toán a. Phương thức giao dịch
Khi có cần xuất bán lợn, người chăn nuôi thường liên hệ với những người giết mổ để mời đến xem, mua lợn. Cũng có một số trường hợp người chăn nuôi phải thông qua người môi giới để bán lợn, chưa có hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nào được thực hiện, cũng không có người chăn nuôi nào tự giết mổ lợn để đi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
bán. Người chăn nuôi thỏa thuận giá bán, cân lợn ngay tại trại. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt theo một số cách sau:
- Bán cho những người giết mổ lợn trong huyện: Cách này đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay, chiếm khoảng 80-90% sản lượng lợn thịt. Thông thường các gia đình chăn nuôi có quen các hộ giết mổ lợn, khi có lợn xuất chuồng thì lại liên hệ để mời đến mua.
- Bán lợn cho người thu gom: cách này chiếm khoảng 5%-10% sản lượng, thường chỉ áp dụng cho những gia đình có trại chăn nuôi lớn trên 30con/lứa.
- Bán cho người giết mổ lợn ở huyện khác: Hình thức tiêu thụ này có và ngày càng được mở rộng theo sự phát triển của công nghệ thông tin và sự cạnh tranh của thị trường. Hiện nay, cách này chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng lợn thịt.
b. Thanh toán
Hình thức thanh toán rất đa dạng: phổ biến nhất là trả một phần ngay sau khi cân lợn và thanh toán toàn bộ tiền ngay sau khi cân lợn. Một số ít giao dịch thanh toán nốt trong vòng 1 tuần. Cũng có một số hộ chăn nuôi cho người mua lợn nợ toàn bộ tiền hàng, chủ yếu là trường hợp bán cho người quen (thường là các hộ giết mổ lợn để bán và là người địa phương). Mua lợn trong trại của các công ty chăn nuôi thì phải trả tiền trước khi bắt lợn.
2.2.4.1.4. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra a. Kết quả chăn nuôi của các hộ điều tra
Xem xét và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các hộ chăn nuôi lợn thịt chúng tôi thấy (Bảng 2.15, phụ lục 1):
- Số lứa nuôi bình quân/năm là 3.36 lứa, cho thấy thời gian nuôi một lứa lợn thịt khoảng 3,39 tháng. Sau khi xuất bán lợn các hộ để chuồng trại nghỉ, sát trùng trong thời gian từ 5 đến 7 ngày rồi mới nhập lợn giống lứa mới. Bình quân chung mỗi lứa các hộ nuôi 21,93 con với khối lượng lợn giống trung bình là 11,1 kg/con, sau hơn 3 tháng nuôi khối lượng lợn xuất chuồng bình quân là 68,2 kg/con.
- Với giá bán lợn hơi bình quân năm 2015 là 39,5 nghìn đồng/kg thì trung bình 1 năm mỗi hộ có doanh thu là 185,9 triệu đồng/hộ, lợi nhuận bình quân năm là 14,8 triệu đồng/năm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân các hộ điều tra là 68,2kg/con, đây là mức trung bình. Theo các hộ chăn nuôi thì xu hướng hiện nay là nuôi lợn bằng cám công nghiệp, nên lợn tăng trọng khá nhanh, trọng lượng lợn xuất chuồng lớn.
Giống lợn lai 3 máu thường xuất chuồng khi trọng lượng lợn đạt khoảng 70- 80kg/con. Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thú ý thì đối với lợn 3 máu nuôi đến trọng lượng 80 mới xuất chuồng là đạt hiệu quả nhất.
b. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
Từ kết quả tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, tiêu thức điều kiện kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến quy mô chăn nuôi của các hộ, còn các yếu tố khác như giống lợn, thức ăn chăn nuôi, giá bán lợn trên địa bàn không có sự sai khác nhau nhiều lắm. Chính vì vậy, từ số liệu điều tra về chi phí, kết quả của các hộ chăn nuôi, chúng tôi tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế cho 100 kg lợn thịt hơi tăng trọng chủ yếu trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.16: Kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra (Tính cho 100 kg lợn hơi theo giá thực tế năm 2015)
Chỉ tiêu Bình quân chung
Giá trị (1000 đ) Cơ cấu
I. Giá trị sản xuất (GO) 4.221,5 100
1. Chi phí sản xuất (C) 3.892,8 92,2
a. Chi phí giống 1.251,4 32,1
b. Chi phí thức ăn 2.577,5 66,2
c. Chi phí thú y 20,2 0,5
d. Chi phí điện, cp khác 10,2 0,3
e Trả lãi tiền vay 7,0 0,2
f. Khấu hao TSCĐ 26,6 0,7
2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 328,7 7,8
II. Một số chỉ tiêu HQKT
GO/C 1,084
MI/C 0,084
Xem xét kết quả và hiệu quả của các chăn nuôi (tính cho 100 kg thịt lợn hơi theo giá thực tế năm 2015). Từ bảng 2.16 cho thấy, Chi phí sản xuất chiếm 92,2%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
giá trị sản xuất, trong đó chiếm tỷ lệ cao là chi phí thức ăn (chiếm 66,2%), chi phí con giống (32,1%). Thu nhập của người chăn nuôi là 382,7 ngàn đồng, chiếm 7,8%
trong giá trị sản xuất.