Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của huyện
Quy mô đàn lợn của huyện Lệ Thủy tăng dần qua 3 năm 2012- 2014 với tốc độ phát triển bình quân là 102,8%. Theo kết quả thống kê của Phòng Thống Kê huyện Lệ Thủy năm 2014, tổng đàn lợn toàn huyện năm 2012 là 58.233 con, năm 2013 có 59.980 con, năm 2014 có 63.074 con.
Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi lợn toàn huyện
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Tốc độ phát triển (%)
2012 2013 2014 2013/
2012
2014/
2013
Bình quân
Tổng đàn lợn con 58.233 59.980 63.074 103,0 105,1 104,07
- Lợn thịt Con 49.542 51.059 54.076 103,1 105,9 104,48
- Lợn nái Con 8.642 8.871 8.949 102,6 100,8 101,76
- Lợn khác Con 49 50 49 102,0 98 100,00
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
Tấn 8.886 9.242 9.748 104,0 105,4 104,74
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm2014 Ở Lệ Thủy hiện nay đang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn mỗi trại chăn hàng chục con lợn, công ty có quy mô hàng trăm con như Công ty Lệ Ninh…nhưng vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chuyên chăn nuôi quy mô trung bình vài chục con, và một số hộ chăn nuôi vài con, chuồng trại xen lẫn trong khu vực đông dân cư. Các hộ chăn nuôi đa số có nhu cầu mở rộng chăn nuôi nếu có điều
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
kiện, nhưng việc mở rộng quy mô với những trại trong khu dân cư là rất khó khăn.
Tại những vùng chăn nuôi nhiều, chuồng trại ngay trong khu dân cư thì môi trường rất ô nhiễm, đặc biệt là mùi rất khó chịu. Theo chủ trương của nhà nước, chúng ta phát triển chăn nuôi theo hướng xây dựng chuồng trại cách xa khu dân cư, nhưng như ở huyện Lệ Thủy hiện nay thì còn phải rất lâu mới đưa được chăn nuôi ra khỏi khu vực sinh sống đông dân cư.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi lợn phân theo vùng
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Tốc độ phát triển tổng đàn lợn
(%)
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013 Bình Tổng quân
đàn
Bình quân/hộ
Tổng đàn
Bình quân/hộ
Tổng đàn
Bình quân/hộ
Tổng đàn lợn thịt con 49.542 1,36 51.059 1,38 54.076 1,44 103,06 105,91 104,48
- Vùng núi cao Con 2.077 1,21 1.578 0,90 1.480 0,83 75,97 93,79 84,41
-Vùng gò đồi (trung du) Con 23.246 1,57 22.748 1,53 23.279 1,54 97,86 102,33 100,07
- Vùng đồng bằng Con 8.322 0,67 9.914 0,79 5.530 0,51 119,13 55,78 81,52
- Vùng cát ven biển con 15.897 2,07 16.819 2,16 23.787 2,84 105,80 142,43 122,32
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lệ Thủy
Từ bảng 2.5 ta thấy có sự phân bố không đồng đều về lợn thịt giữa các vùng của huyện, chăn nuôi lợn thịt tập trung chủ yếu ở vùng gò đồi và Vùng cát ven biển chiếm 85,1%, nếu như tính tất cả các hộ đều nuôi lợn thì bình quân các hộ vùng cát ven biển nuôi 3 con, cao gấp 2 lần so với bình quân chung của toàn huyện, cao gấp 3 lần so với các vùng còn lại, trong khi đó Vùng núi cao và Vùng đồng bằng chỉ chiếm 14,8%.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất giống lợn
Trên địa bàn huyện hiện có 4 cơ sở sản xuất tinh lợn, trong đó 1 cơ sở của nhà nước và 3 cơ sở của tư nhân. Trại lợn giống và thụ tinh nhân tạo của huyện hàng năm huyện đều cấp kinh phí để mua bổ sung lợn đực hậu bị thay thế lợn đực già loại thải; hiện tại trại cả 3 lợn đực giống đang tiến hành sản xuất tinh. Các cơ sở tư nhân hiện vẫn đang hoạt động tốt, tổng số lợn đực giống của 3 cơ sở là 11 con, số lợn đực giống đều đạt tiêu chuẩn theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngành.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất liều tinh, con giống hàng năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Cơ sở sản xuất con giống Cơ sở - - 17
2. Cơ sở sản xuất tinh
- Số lượng đực giống Con 21 14 14
- Số lượng liều tinh Liều 33.000 29.000 29.000
Nguồn: Phòng NN & PTNT, Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy
Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy, toàn huyện có 17 cơ sở sản xuất con giống lợn, tất cả đều là cơ sở tư nhân: hộ gia trại, trang trại, hộ sản xuất, hầu hết các cơ sở sản xuất giống đều thực hiện thụ tinh nhân tạo, rất ít cơ sở sử dụng con giống nhảy trực tiếp và công tác thụ tinh nhân tạo được phần lớn được hộ sản xuất thực hiện. Hiện nay, người dân Lệ Thủy chăn nuôi chủ yếu hai loại lợn là lợn Landrace, Duroc, lợn lai 3 máu và Yorkshire, giống lợn nội thuần rất hiếm. Các giống lợn trên là giống lợn cho tỉ lệ nạc rất cao, tỉ lệ thịt móc hàm cao hơn lợn nội vì thế giá bán lợn thịt hơi cao hơn. Tuy nhiên theo những người sành ăn thì lợn thịt giống cũ chất lượng ngon hơn, đậm đà hơn lợn thịt ngoài.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Về chất lượng con giống luôn được nâng cao và cải thiện qua các năm, trong đó chú trọng phát triển đàn lợn ngoại. Năm 2015, tỷ lệ lợn có máu ngoại đạt trên 98% tổng đàn, tăng trên 18% so với năm 2011, đàn lợn ngoại đạt 16.000 con, trong đó đàn lợn nái ngoại 600 con. Trại lợn giống và TTNT và các cơ sở nuôi lợn đực giống trên địa bàn huyện đã sản xuất và cung cấp tinh lợn ngoại thuần để phối giống cho đàn lợn nái nhằm thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn trên địa bàn huyện.
Số lượng tinh được tiêu thụ hàng năm tăng dần, dự ước năm 2015 đạt trên 13.000 liều, chất lượng tinh cũng ngày càng được nâng cao.