Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN THỊT Ở HUYỆN LỆ THỦY
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN Ở HUYỆN LỆ THỦY
3.2.3. Giải pháp cho từng tác nhân
3.2.3.1. Các giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi
- Hỗ trợ nâng cao kỹ thuật chăn nuôi lợn:Quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, các hộ chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Vì vậy, các hộ nông dân cần được tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đã được chuẩn hóa sẽ đảm bảo đúng chất lượng thịt, thể trọng con lợn tăng cao hơn, các hộ chăn nuôi lợn biết cách phòng chống rét, chống nóng, phòng tránh các bệnh cho lợn. Đây là cơ sở để nâng cao giá bán cho các tác nhân khác nâng cao thu nhập của hộ.
- Hỗ trợ nâng cao công tác thú y:Công tác thú y phòng dịch bênh cũng là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc lớn. Hiện nay tại vùng nghiên cứu, mỗi xã điều tra chỉ có 1 cán bộ thú y viên. Tuy nhiên khi có dịch bệnh thì lực lượng này quá mỏng vì địa bàn núi rộng. Vì vậy chúng tôi đề xuất có thể tăng cường công tác thú y bằng cách đào tạo chính các “nông dân hạt nhân” của mỗi xóm trở thành các thú y viên phục vụ cho công tác phòng và chống dịch của xóm. Đồng thời, nông dân hạt nhân này cũng là người đại diện cho các hộ nông dân khác tổ chức đi mua thuốc, dụng cụ thú y từ xã hoặc huyện đê cắt giảm bớt chi phí.
- Hỗ trọ trong liên kết sản xuất: Hiện tại các hộ chăn nuôi đang hoạt động độc lập, mang tính tự phát, chưa có sự hợp tác trong chăn nuôi, chưa có sự liên kết nhóm trong chăn nuôi lợn. Vì vậy, cần đính hướng cho người chăn nuôi hợp tác trong sản xuất, nhất là các nhóm cùng sở thích, là rất cần thiết trong cơ chế thị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người trực tiếp sản xuất. Vai trò của các HTX, THT đã được thể hiện trong thời gian qua ở nhiều địa phương. Đối với ngành CN lợn, vấn đề hợp tác, liên kết là một xu hướng tất yếu trong thơi gian tới. Các hoạt đông liên kết trong chuỗi có thể là: Mua chung thức ăn gia súc; Tiêm phòng thu y; Tiêu thụ sản phẩm và Thông tin thị trường. Liên kết trong CN không những tao ra thị trường cung cấp hàng hóa với số lượng lớn để đáp ứng những khách hàng lớn và còn chống được rỉu ro, hỗ trợ, tương trợ nhau về giống, vốn và kỹ thuật. Ở Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng vấn đề này còn làm chưa tốt. Nếu làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào, đầu ra
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trong CN đó là hướng đi phù hợp với những vùng có tiêm năng chăn nuôi lớn như huyện Lệ Thủy. Thực hiện điều này sẽ góp phần giảm được chi phí sản xuất, có thể ký kết hợp đồng với khối lương lớn.
- Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người chăn nuôi: Trong nền kinh tế thì trường, người sản xuất cũng cần có kiến thức nhất định để tránh rủi ro có thể xảy ra. Một trong những biện pháp cụ thể là tập huấn kỹ năng hạch toán cho hộ. Người chăn nuôi đánh giá việc chăn nuôi lợn có mang lại thu nhập cho hộ nhưng họ chưa hạch toán được đầy đủ các chi phí phát sinh nên chưa đánh giá được hiệu quả của việc chăn nuôi. Hơn nữa, giá cả thị trường biến động nhưng nếu người sản xuất không hạch toán được giá thành thì khó có thể chọn thời điểm bán phù hợp để có lợi nhất. Do đó, cần phải tập huấn để người sản xuất biết cách hạch toán và hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất.
3.2.3.2. Hoàn thiện công nghệ và hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm giết mổ Tác nhân lò mổ hiện đang là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm lợn thịt. Điều này được thể hiện rất rõ. Thực tế các sản phẩm từ lợn thịt muốn đưa đến người tiêu dùng cuối cùng đều phải được giết mổ, sơ chế. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, huyện Lệ Thủy chưa có lò giết mổ tập trung, mà hoạt động giết mổ chủ yếu là hộ gia đình, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giết mổ, sơ chế, bảo quản thịt lợn còn ở dạng đơn giản, chưa áp dụng quy trình kiểm soát và quản lý chất lượng trong chế biến, điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng và phát triển thị trường của sản phẩm thịt lợn. Bởi trong giai đoạn chế biến sản phẩm tươi sống như thịt lợn này thì chất lượng và cách thức bảo quản là yếu tố quyết định tới việc tồn tại và phát triển ngành hàng.
Trong giai đoạn tới cần thiết phải có một hoặc nhiều cơ sở giết mổ được trang bị trang thiết bị hiện đại, có quy mô để đảm bảo việc giết mổ được thường xuyên, chuyên nghiệp, đồng bộ với tốc độ phát triển của cả ngành hàng đồng thời đảm bảo được VSATTP. Các cơ sở giết mổ nếu muốn tham gia vào kênh hàng chất lượng cao phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn “cơ sở giết mổ an toàn” và bản thân lao động làm việc tại các cơ sở này cũng phải được đào tạo và nhận thức được kiến thức về VSATTP.
3.2.3.3. Nâng cao kiến thức về Marketing và dịch vụ sau bán hàng
Người bán lẻ là tác nhân quan trọng trong việc luân chuyển sản phẩm thịt lợn, là những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm. Đây là mắt xích
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quan trọng trong việc kết nối giữa sản phẩm với khách hàng cuối cùng. Vì vậy, cần có thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng và công dụng của thịt lợn, thông tin đầy đủ về nguồn hàng, mối quan hệ giữa các mắt xích phía trước và sự thay đổi về chất lượng của sản phẩm, để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin xác thực nhất. Trong thời gian tới, tác nhân bán lẻ cần phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng để tăng thêm giá trị của sản phẩm và lợi ích của người bán lẻ trong phân phối.
Là tác nhân trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, người bán lẻ cần trang bị cho mình kiến thức nhất định về hệ thống sản xuất của họ, kiến thức về chuỗi giá trị và marketing, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, TPP, tham gia nhiều diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Thị trường sản phẩm thịt lợn chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển ngoài phạm vi biên giới, lãnh thổ.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã ra nhiều văn bản pháp quy có tác động mạnh mẽ đến phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt. Đối với huyện Lệ Thủy, định hướng đến năm 2020 là phát triển đàn lợn thịt chất lượng cao, tăng năng suất và hiệu quả, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch, tăng chất lượng và quy mô đàn lợn. Để chuỗi giá trị lợn thịt huyện Lệ Thủy phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, bảo đảm tính ổn định lâu dài cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp chiến lược: Hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc; Hỗ trợ nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng;
Tăng cường liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô chăn nuôi và quy hoạch chung của huyện.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Phần III