CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN MONDIAL HUẾ
3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nâng cao động lực làm việc cho người lao động
3.1.1. Về mối quan hệ giữa năng suất lao động và động lực làm việc
Trong những năm gần đây, xu hướng hội thế hội nhập, quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc nâng cao năng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhằm gia tăng sức cạnh tranh của quốc gia Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lược,...là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,...”.
Theo đánh giá của WEF, Việt Nam hiện chỉ được xếp vào nhóm nước đang phát triển ở giai đoạn đầu (factor driven economy). Ở giai đoạn này, 60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 trong số 12 nhóm chỉ tiêu nêu trên là: Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Kinh tế vĩ mô, Y tế, Đào tạo và giáo dục đại học. Tuy nhiên, 3 chỉ tiêu được coi là yếu kém nhất của Việt Nam lại nằm trong 4 yếu tố nêu trên là: Cơ sở hạ tầng (thứ 82 với 3,7 điểm), Đào tạo và giáo dục đại học (thứ 95 với 3,7 điểm) và Tiếp thu công nghệ (thứ 102 với 3,1 điểm). Ba chỉ tiêu yếu kém này có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau và nguồn gốc sâu xa và suy cho cùng đều thuộc về con người. Và như vậy, sẽ thật là dễ hiểu khi giáo dục, đào tạo yếu kém không chỉ làm cho 2 chỉ tiêu khác yếu kém, mà có thể làm cho nhiều yếu tố khác nữa cũng có thể yếu kém.
Phân tích về năng lực cạnh tranh, các chuyên gia đều cho rằng, năng suất lao động là yếu tố trung tâm cốt lõi của năng lực cạnh tranh. Năng suất lao động là khả năng tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia và là động lực dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tổ chức Năng suất Châu Á – APO vừa mới công bố bản Báo cáo Năng suất năm 2012 về tình hình năng suất của các quốc gia châu Á. Theo số liệu công bố trong Báo cáo, năm 2010, Singapore là quốc gia có năng suất lao động cao nhất, đạt 89,9 nghìn USD/người lao động, Nhật Bản đạt 63,9 nghìn USD, Hàn Quốc đạt 57,7 nghìn USD, Malaysia đạt 35 nghìn USD, Thái Lan đạt 15,3 nghìn USD, Philippines đạt 9,4 nghìn USD, Indonesia đạt 9 nghìn USD, Lào đạt 4,8 nghìn USD. Năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,3 nghìn USD, chỉ bằng 5,9% năng suất lao động của Singapore.
Năng suất lao động thấp, dẫn đến thu nhập của người lao động thấp gần như là một hệ quả tất yếu của chuỗi phát triển. Đồng thời, thu nhập thấp lại kéo theo sự giảm sút vềđộng lực làm việc, dẫn đến việc khó nâng cao năng suất lao động.
Về chất lượng lao động, theo báo cáo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 2007, các chủ doanh nghiệp Việt Nam cho rằng khi tuyển dụng lao động, doanh nghiệp phải đào tạo lại hầu hết lao động ở các cấp bậc khác nhau như học nghề, đại học, sau đại học; lao động rất hạn chế về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý.
Kết quả khảo sát về “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tập đoàn Manpower thực hiện năm 2011 cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi của Việt Nam lớn, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của họ; 1/4 doanh nghiệp cho rằng lao động không đáng tin cậy hoặc chưa quan tâm tới chất lượng công việc và thiếu kỹ năng giao tiếp; một tỷ lệ nhỏ hơn thì cho rằng lao động không biết duy trì môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ, kém thích nghi với sự thay đổi, yếu về quản lý và hoàn thành nhiệm vụ cũng như tiếp thu, ứng dụng các thông tin mới; nhóm kỹ năng bị bỏ qua gồm ngoại ngữ, vi tính, hiểu biết về tài chính, khả năng sáng tạo vàtạo động lựccho người khác.
Do đó, vấn đề nâng cao kỹ năng cho người lao động, trong đó kỹ năng tạo động lựccho người lao động là một trong những yếu tố góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đồng thời, vấn đề nâng cao động lực cho người lao động cũng được đề cập ở trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. Cụ thể, phần giải pháp có đề cập đến giải pháp đổi mới chính sách sử dụng nhân lực mà trước hết là phải “phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả,tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực”.
3.1.2. Về tiền lương, thu nhập và động lực làm việc của người lao động
Tiền lương và thu nhập bình quân của lao động Việt Nam hiện nay chưa thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động nỗ lực làm việc, gia tăng năng suất lao động. Bởi chỉ khi, doanh nghiệp hoặc các tổ chức có thuê lao động nói chung xây dựng được phương án lương, thưởng, phạt hợp lý thì mới góp phần tạo động lực cho người lao động, giúp người lao động có động lực phấn đấu hoàn thành công việc. Hay nói cách khác, lương và thu nhập là một trong những động lực thúc đẩy người lao động làm việc, bổ sung các kỹ năng cần thiết, phát huy tốt hơn nguồn lực con người và thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cho cả quốc gia.
Bên cạnh đó còn có các động lực như: sự công khai, công bằng trong chính sách lương, thu nhập, môi trường làm việc,...
Nhận thức được vai trò của chính sách tiền lương đối với gia tăng động lực làm việc cho người lao động, thông qua đó thúc đẩy năng suất lao động tăng, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt chủ trương này tại các kỳ Đại hội của Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) đã nêu rõ "Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”.
Do đó, chính sách tiền lương luôn được cải cách hàng năm theo định hướng thị trường và đảm bảo công bằng xã hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.
Tuy nhiên, tiền lương hiện tại chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Cơ chế phân phối tiền lương và thu nhập còn có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp; hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 cơ chế phân phối tiền lương khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNĐTNN, DNTN), chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Tiền lương và thu nhập của người lao động chưa gắn chặt với năng suất, hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất, kinh doanh; tiền lương chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực …
Tóm lại, chính sách tiền lương và vấn đề thu nhập của người lao động luôn là mối quan tâm không chỉ của những người làm chính sách mà còn của toàn xã hội.
Sự bất cập về tiền lương và thu nhập của người lao động đang triệt tiêu động lực làm việc của người lao động nói riêng và động lực phát triển nói chung. Do vậy, cải cách chế độ, chính sách tiền lương để gia tăng động lực làm việc cho người lao động, thông qua đó góp phần tăng năng suất lao động cho cả nền kinh tế là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng.
Từ những định hướng trên, ta thấy rằng: việc nâng cao động lực làm việc cho người lao động là vấn đề quan trọng, để thông qua đó năng cao năng suất lao động và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó, bản thân mỗi tổ chức có thuê, mướn, sử dụng lao động cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến việc nâng cao động lực làm việc cho người lao động.