TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT - TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron
Proton kí hiệu là p, có điện tích như e nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+)
Nơtron không mang điện kí hiệu là n
- Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân
- Trong một nguyên tử:
số p = số e
___________________________________________________________________
_ 28
? HSKG
Cý
GV
? HSTB
GV
của mỗi p và e là bằng nhau nhưng trái dấu, nên trong mỗi nguyên tử của mọi nguyên tố số p trong hạt nhân bằng số hạt e trong lớp vỏ. Tổng số p và n trong hạt nhân gọi là số khối (đến chương trình học cao hơn chúng ta sẽ được đi tìm hiểu)
Proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau gần bằng 1,67 . 10-27 kg
Hãy so sánh khối lượng của hạt e với khối lượng của hạt p và n?
P và n có cùng khối lượng, còn e có khối lượng rất bé chỉ bằng khoảng 0,0005 lần khối lượng của p, vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử Bao quanh hạt nhân là vỏ được tạo bởi các e vậy các e ở phần vỏ sắp xếp như thế nào -> xét
Cho học sinh quan sát sơ đồ minh họa cấu tạo nguyên tử hiđro, oxi, natri (giới thiệu sơ đồ: vòng nhỏ trong cùng là hạt nhân mỗi vòng tiếp theo là 1 lớp e. Mỗi (.) chỉ biểu thị 1 e ) kết hợp nghiên cứu thông tin phần 3 (SGKT14)
Nhận xét về sự sắp xếp của các e trong nguyên tử?
Trong nguyên tử e luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định.
Vận tốc chuyển động của các e là rất lớn (900km/s), trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên lớp vỏ nguyên tử. Số e ở vỏ nguyên tử của một nguyên tố đúng bằng
- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
___________________________________________________________________
_ 29
?
HSTB GV
?
HS
?
HSKG GV
số p trong hạt nhân nguyên tử
Các e sắp xếp quanh hạt nhân, mỗi vòng tròn là 1 quĩ đạo chuyển động của e, e sắp xếp từ trong ra ngoài nếu đủ lớp trong ->
sắp xếp ra lớp ngoài
Quan sát sơ đồ các nguyên tử em có nhận xét gì về sự sắp xếp các e ở các lớp trong mỗi nguyên tử?
Lớp trong cùng tối đa là 2 e, lớp thứ 2 có tối đa là 8 e
Các e này sẽ sắp xếp từ trong ra ngoài thành từng lớp nếu đủ lớp trong thì sắp xếp ra lớp ngoài. Trong cùng tối đa là 2 e, lớp thứ 2, là 8 e, lớp thứ 3 là 8 e .. cụ thể vì sao các e sắp xếp ở các lớp khác nhau như vậy, các em sẽ được nghiên cứu ở chương trình cao hơn
Treo sơ đồ nguyên tử heli, cacbon, nhôm, canxi. Yêu cầu các nhóm quan sát sơ đồ, trao đổi thảo luận hoàn thành bảng trong phiếu học tập.
Nguyên tử
Số p trong
hạt nhân
Số e trong nguyên
tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Heli 2 2 1 2
Cacbon 6 6 2 4
Nhôm 13 13 3 3
Canxi 20 20 4 2
Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử có phải liên kết với nhau. Nhờ đâu mà các nguyên tử liên kết được với nhau ?
Các nguyên tử có thể liên kết được với nhau là nhờ e
___________________________________________________________________
_ 30
Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp e ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e. Khi nguyên tử của các nguyên tố tham gia vào các phản ứng hóa học thì hạt nhân được bảo toàn và chỉ các e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử tham gia phản ứng. Các e đó gọi là e hóa trị. Số e lớp ngoài cùng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử các đơn chất và hợp chất.
3. Củng cố – Luyện tập (4 phút)
1. Nguyên tử là gì? Nguyên tử gồm những thành phần nào?
2. Treo sơ đồ 1 số loại nguyên tử: Li, C, F, Al, S . Hãy xác định:
- Số p - Số lớp e, - Số e
- Số e lớp ngoài của nguyên tử đó
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGKT15), 4.3, 4.4 (SBT) - Nghiên cứu trước bài “ Nguyên tố hóa học”
* Hướng dẫn bài tập:
Bài 4.3 (SBT): Lập bảng xác định số e, số p, số lớp e, số e lớp ngoài cùng tương tự bài tập trong phiếu học tập
Bài 4.4 (SBT): Dựa vào bảng ở bài 4.3 xác định và so sánh số lớp e của các nguyên tử.
_____________________________
Ngày soạn: 14/09/2010 Ngày giảng : 16/09/2010 Lớp8D 20/09/2010 Lớp8C