Chương II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 18 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I.
Mục tiêu: :
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu được phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác: Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra.
Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, biết được phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tác dụng, tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác (là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi).
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát và hoạt động nhóm.
3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn, thế giưới quan khoa học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án - Tài liệu
___________________________________________________________________
_ 94
Dụng cụ - Hoá chất: dung dịch HCl, Zn, ống nghiệm, kẹp Tranh vẽ: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng
Bảng phụ - Phiếu học tập: Diễn biến của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và oxi tạo ra nước
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài mới III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 5 phút)
* Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học? Lấy ví dụ minh hoạ
* Đáp án - Biểu điểm
Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh
Thanh thuỷ tinh nung nóng có thể uốn cong được. (5 điểm) Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
Ví dụ: Ở nhiệt độ cao nước bị phân huỷ sinh ra khí oxi và khí hiđro. (5 điểm) - Đối tượng: HSTB
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em dã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu để biết được? Để trả lời các câu hỏi này, xét nội dung bài
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi GV
? HSTB
? HSTB
GV
?
Ví dụ:
Đun nóng đường tạo thành nước và than (màu trắng có vị ngọt) (màu đen) Đá vôi nung tạo thành vôi sống và khí cacbon đioxit
Quá trình biến đổi đó gọi là phản ứng hoá học
Phản ứng hoá học là gì?
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác là phản ứng hoá học
Trong các phản ứng trên chất nào bị biến đổi?
Đường, đá vôi
Đường và đá vôi gọi là chất phản ứng hay chất tham gia
Vậy thế nào là chất phản ứng?
I. Định nghĩa (11 phút)
* Định nghĩa
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học
___________________________________________________________________
_ 95
HSTB
? HSTB
? HSTB
GV
? HSKG
GV
? HSTB
GV
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (chất tham gia)
Ở các phản ứng trên chất nào được tạo thành?
Nước, than, vôi sống, cacbon đioxit Gọi đó là sản phẩm
Vậy sản phẩm là gì?
Chất mới sinh ra là sản phẩm Nếu để như trên:
Đun nóng đường tạo thành nước và than Đá vôi nung tạo thành vôi sống và khí cacbon đioxit
Cách biểu diễn như trên rất dườm dà vì vậy người ta biểu diễn bằng phương trình chữ Ví dụ đối với phản ứng trên được biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:
đường → nước + than
đá vôi → vôi sống + khí cacbon đioxit Qua hai thí dụ trên, nêu cách biểu diễn phương trình chữ
Phía bên tay trái là chất tham gia Phía bên tay phải là chất tạo thành.
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm Có 2 phản ứng sau:
- Đun nóng mạnh hỗn hợp sắt và lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua
- Cho vôi sống vào nước tạo thành canxi hiđroxit
Hãy biểu diễn các phản ứng trên bằng phương trình chữ
Lưu huỳnh + sắt → Sắt (II) sunfua Canxi oxit + Nước → Canxi hiđroxit Giải thích các kí hiệu:
Bên trái: Các chất tham gia + (tác dụng, kết hợp) Bên phải: Sản phẩm tạo thành + (và)
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (chất tham gia)
- Chất mới sinh ra là sản phẩm
* Phương trình chữ
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
Ví dụ 1:
Lưu huỳnh + sắt → Sắt (II) Sunfua
Ví dụ 2:
Canxi oxit + Nước → Canxi hiđroxit
Ví dụ 3:
Đường → Nước + than
___________________________________________________________________
_ 96
? HSKG
GV
? HSKG
?
HSTB GV
? HSTB
GV
GV HS
Hãy đọc các phương trình trên?
Lưu huỳnh tác dụng(phản ứng) với sắt tạo thành sắt (II) sunfua
Canxi oxit tác dụng với nước tạo thành canxi hiđroxit
Ngược lại cô đọc sắt tác dụng với clo tạo thành sắt (III) clorua
Em lên bảng viết phương trình chữ?
Sắt + clo → Sắt (III) clorua
Nhận xét về lượng chất phản ứng và lượng sản phẩm thay đổi trong quá trình phản ứng?
Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
Ở trên chúng ta vừa nhiên cứu về định nghĩa phản ứng hoá hoc, vậy diễn biến của phản ứng hoá học như thế nào → Xét
Nhắc lại phân tử là gì?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
Phân tử là hạt đại diện cho chất. Khi các chất có phản ứng thì chính là các phân tử phản ứng với nhau
Hay nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất
Quan sát sơ đồ phản ứng giữa khí O2 và khí H2 tạo thành nước
Hạt màu xanh là phân tử khí oxi Hạt màu đen là phân tử khí hiđro (a) trước phản ứng
(b) trong quá trình phản ứng (c) Sau phản ứng
Quan sát sơ đồ, các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Các thời Nguyên Số nguyên tử
II. Diễn biến của phản ứng hoá học (12 phút)
___________________________________________________________________
_ 97
?
HSTB
? HSTB
GV
? HSTB
GV
Của hiđro
Của oxi Trước
phản ứng
2H liên kết tạo phân tử
hiđro.
2O liên kết tạo thành phân tử
oxi
4H 2O
Trong quá trình phản ứng
Các nguyên tử không
liên kết với nhau
4H 2O
Sau phản ứng
2H liên kết với O
4H 2O
Qua kết quả trên cho biết số nguyên tử của nguyên tố O, H ở từng thời điểm có thay đổi không ?
Không thay đổi
2H liên kết với O hạt này gọi là phân tử nước Nhận xét về sự liên kết của các nguyên tử ở các thời điểm phản ứng?
Có sự thay đổi liên kết
Liên kết thay đổi → Phân tử thay đổi (Phân tử là hạt đại diện) → Chất thay đổi
(Có phản ứng hoá học xảy ra)
Ngược lại không có phản ứng hoá học xảy ra Qua trên em có kết luận gì?
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Nếu đơn chất là kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại này phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác
- Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
___________________________________________________________________
_ 98
GV
? HSTB
? HSTB
? HSK
GV
? HSTB
?
HSTB
? HSTB
GV
Vậy khi nào phản ứng hoá học xảy ra → Xét Yêu cầu cả lớp quan sát thí nghiệm: Cô có 2 ống nghiệm chứa dd HCl và chứa một vài viên kẽm Zn để 2 ống nghiệm gần nhau Nhận xét hiện tượng?
Không xảy ra hiện tượng gì
Cô giót dd HCl vào ống chứa Zn.
Quan sát, nhận xét có hiện tượng ? Viên Zn tan dần có bọt khí bay lên
Qua thí nghiệm trên cho biết phản ứng hoá học xảy ra được khi có điều kiện gì?
Vậy phản ứng hoá học xảy ra được khi các chất tham gia được tiếp xúc với nhau.
Khi nung đá vôi được vôi tôi và khí cacbonic Trong quá trình đó người ta thường đập vừa đá vôi hoặc thí nghiệm nung nóng bột Fe và S ta phải nghiền thành bột cũng nhằm mục đích này
Mục đích của việc làm này là gì?
Để tăng diện tích tiếp xúc phản ứng xảy ra dễ hơn
Quay trở lại thí nghiệm: bột Fe và bột S trộn vào nhau → đưa nam châm lại gần có hiện tượng gì?
Nam châm hút bột Fe
Chứng tỏ chưa có phản ứng xảy ra
Vậy muốn phản ứng xảy ra cần điều kiện gì?
Đun hỗn hợp nóng đến một nhiệt độ nào đó Đun nóng phản ứng tức là cung cấp năng lượng cho chất phản ứng, có thể bằng cách đun, nung, đốt, hay chiếu sáng (ánh sáng Mặt Trời trong phản ứng quang hợp ở cây xanh). Việc đun nóng có thể chỉ cần để khơi mào phản ứng như phản ứng giữa S và Fe.
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra (10 phút)
1. Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau.
2. Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, tuỳ phản ứng cụ thể
___________________________________________________________________
_ 99
? HSTB
? HSKG
? HSKG
Hoặc cần đun liên tục suất thời gian phản ứng, như phản ứng phân huỷ đường. Tuy nhiên cũng có phản ứng không cần đun nóng như phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric Trong quá trình nấu rượu người ta thường ủ men vào cơm một thời gian rồi với nấu
Vậy men có tác dụng gì?
Có vai trò xúc tác
Em hiểu thế nào là chất xúc tác?
Là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc
Trong hoá học chất thúc đẩy quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn (chất xúc tác)
Trong các điều kiện trên điều kiện nào là bắt buộc để phản ứng xảy ra?
Điều kiện 1: Bắt buộc
Điều kiện 2, 3: Tuỳ từng loại phản ứng
3. Có những phản ứng cần có mặt của chất xúc tác.
3.
Củng cố – Luyện tập (4 phút)
1. Làm bài tập 4 (SGK): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ ….
2. Có các phản ứng sau em hãy lên bảng viết thành phương trình chữ Nhôm tác dụng với oxi tạo thành nhôm oxit
Kali clorat bị phân huỷ thành kali clorua và oxi 4.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK)
- Làm bài tập 13.1 -> 13.4 SBT
* Hướng dẫn bài 13.4 (SBT):
a, Dựa vào tính chất dễ bay hơi của cồn, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy
b, Viết phương trình chữ
**********************************
Ngày soạn: …./10/2010 Ngày dạy …./10/2010 Lớp 8A …../10/2010 Lớp 8B
___________________________________________________________________
_ 100