CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.3. Vai trò của Thuế
Nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay diễn ra đều có sự quản lý của Nhà nước, mức động viên tùy từng quốc gia nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của
22
ngược nhau. Nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống thuế trong cơ chế thị trường có vai trò cơ bản sau:
a) Thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách nhà nước.
Thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Thuế là công cụ chủ yếu để tập hợp và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng XHCN ở nước ta. Thuế được thu dựa trên cơ sở thu nhập xã hội nên nền kinh tế phát triển ổn định thì nguồn thu cũng ổn định. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội để đảm bảo thu đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu ổn định của ngân sách nhà nước thì cần có chính sách, hệ thống thuế phù hợp với khả năng của nền kinh tế với sức đóng góp của nhân dân và giúp thực hiện mục tiêu kinh tế tăng trưởng cao và ổn định.
Điểm giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí
Thuế, phí và lệ phí giống nhau ở chỗ đều là khoản thu của ngân sách nhà nước, đều là một phần thu nhập của tổ chức, các cá nhân đóng góp cho nhà nước : đều chứa đựng tính quyền lực của nhà nước. Ngoài ra, thuế, phí và lệ phí về mặt kinh tế còn khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp: mọi khoản thuế thu được đều tập trung vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của nhà nước. Nguồn thu cho mọi loại thuế không gắn với mục đích chi nhất định. Trong khi phí, lệ phí và khi phát sinh nhu cầu thì mới thu. Từ đó cho thấy, thuế là nguồn thu cơ bản của nhà nước, các khoản thu khác như phí, lệ phí chỉ mang tính hỗ trợ và được xem là khoản thu để giảm chi.
b) Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế.
Ngoài việc huy động cho thu ngân sách nhà nước thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập nên căn cứ vào từng tình huống kinh tế. Nhà nước có thể sử dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Lúc nền kinh tế đang tăng trưởng cao thì một chính sách tăng thuế sẽ ức chế sự phát triển ngay lập tức. Ngược lại, trong hoàn cảnh kinh tế xa sút, sản xuất trì trệ thì việc hạ thấp sẽ có tác dụng nâng cao nhu cầu, xúc tiến phục hưng nền kinh tế. Đây là những ví dụ đơn giản về tác động của chính sách thuế đối với nền
kinh tế. Trong thực tế thì một cơ chế thuế có rất nhiều tác động đối với mọi thành phần kinh tế. Do vậy, cần ban hành chính sách thuế tầm nhìn tổng quan có sự tác động qua lại giữa các mặt kinh tế - chính trị - xã hội để nhà nước có thể chủ động phát huy vai trò điều hòa, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Các quy định về đối tượng, phạm vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn giảm thuế…Xét về hiện tượng thì mang tính cưỡng chế nhưng bản chất là nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn chế đầu tư vào ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi đơn giản là người nộp thuế sẽ thấy đầu tư vào đâu có thì lợi hơn.
Tóm lại thông qua thuế nhà nước tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn nhân lực, vật lực của đất nước trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh tế.
c) Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi bất hợp lý cho đối tượng nào.
Sự bình đẳng và công bằng thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân có chiều hoạt động, hoàn cảnh khác nhau thì sự bình đẳng, công bằng phải được xét đến dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa vào mức thuế suất hay phạm vi đánh thuế. Cần phân biệt sẽ giữa công bằng xã hội và bình quân chủ nghĩa không mọi người nộp thuế như nhau mới là công bằng thì không đúng. Ví dụ như đánh thuế cao lên người có thu nhập cao nhưng đồng thời cần có những quy định khác để khuyến khích họ đầu tư chất xám, đầu tư vốn, cải tiến kĩ thuật công nghệ để ngày càng nâng cao thu nhập thì đã là công bằng.
Bình đẳng, công bằng xã hội không chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng luật pháp, chế độ quy định rõ ràng của nhà nước để buộc mọi người tuân
24
những vụ vi phạm, khắc phục tình trạng cửa quyền, móc ngoặc, tham ô của cán bộ thuế.