Một số nội dung cơ bản về thuế GTGT, thuế TNDN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TRONG CÔNG TÁC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TAM LONG (Trang 34 - 44)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.4. Một số nội dung cơ bản về thuế GTGT, thuế TNDN

(1) Thuế gián thu: là loại thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu qua giá mua hàng, giá đã có thuế (như thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT); những tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đó là đối tượng nộp thuế; sau khi bán hàng, những tổ chức, cá nhân SXKD đã thu tiền của người mua hàng trong đó có một khoản tiền thuế và họ có nghĩa vụ phải nộp lại cho Nhà nước.

(2) Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp một phần vào phần thu nhập của doanh nghiệp, của cá nhân SXKD, của những người hành nghề tự do. Những doanh nghiệp, những cá nhân SXKD, những người hành nghề tự do có thu nhập nếu không thuộc diện miễn thuế thu nhập thì họ phải trực tiếp khai nộp thuế cho Nhà nước (như thuế TNDN, thuế TNCN).

a) Nội dung cơ bản về thuế Giá Trị Gia tăng Khái niệm

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

- Đối tượng chịu thuế GTGT:

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB), trừ các đối tượng quy định tại điều 5 của Luật này.

- Người nộp thuế

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập hàng hóa chịu thuế GTGT ( sau đây gọi là người nhập khẩu).

- Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế.

Thuế suất thuế GTGT:

Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:

1. Thuế suất 0% : sử dụng cho tất cả hàng hóa được xem là xuất khẩu. Kể cả những hàng hóa nội địa không chịu thuế GTGT. Trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 điều 5 của luật này.

2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ: thường áp dụng cho máy móc chuyên dùng, một số hàng hóa nông nghiệp và những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của đa số người dân.

3- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ: sử dụng cho những hàng hóa dịch vụ còn lại

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

1- Phương pháp khấu trừ thuế

1.1. Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nói tại Điểm 2, Mục này.

1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp Số thuế GTGT

phải nộp = Thuế GTGT

đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:

a. Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

26

mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

c. Số thuế GTGT đầu vào được khấu bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại điều 12 của luật này.

2- Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng

2.1- Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:

a- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;

b- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;

c- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

2.2- Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

= GTGT của HHDV

chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của HHDV đó

Trên thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo mức khoán (mức cố định) được ấn định bởi cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp.

Nguyên tắc khi kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Công ty phải thực hiện hóa đơn GTGT hợp lý và ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ hóa đơn. Hai bên mua bán phải kí xác nhận (trừ trường hợp bán hàng qua fax, qua điện thoại thì ghi rõ trên tờ hóa đơn là hàng bán qua fax, điện thoại không cần chữ kí của người mua).

Trường hợp hàng bán ra chỉ ghi giá thanh toán trên hóa đơn không ghi dòng tiền hàng và thuế. Thuế tính trên tiền thanh toán những hóa đơn đó bất hợp lệ đối với

GTGT

của HHDV = Doanh số của

HHDV bán ra - Giá vốn của HHDV bán ra

đầu vào. Chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho hóa đơn GTGT hợp lệ, biên lai thuế nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài và các loại chứng từ đặc thù. Không khấu trừ cho hàng mua vào không có hóa đơn hoặc hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn GTGT không hợp lệ như hóa đơn giả, hóa đơn đi vay mượn của doanh nghiệp khác. Hóa đơn tẩy xóa can ghép, hóa đơn không đầy đủ các chỉ tiêu.

Hàng hóa vật tư mua vào, bán ra tháng nào thì được kê khai khấu dứt điểm tháng đó.

Trường hợp DN quên kê khai để được khấu trừ cho hàng mua vào thì được chuyển sang tháng sau để khấu trừ tiếp thời gian chuyển là không quá 3 tháng kể từ thời điểm phát sinh hóa đơn GTGT mua vào. Và nay chính sách kéo dài lên đến 6 tháng kể từ thời điểm phát sinh hóa đơn GTGT mua vào.

Trường hợp doanh nghiệp quên chưa kê khai để phải nộp trước khi cơ quan thuế phát hiện thì doanh nghiệp phải lập mẫu 01/KHBS.

Hàng hóa vật tư mua vào được sử dụng để sản xuất ra hai loại chịu thuế GTGT, một loại không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hoạch toán riêng hoặc áp dụng công thức phân bổ.

Thuế GTGT của HHDV mua vào được khấu trừ trong kỳ = Thuế GTGT của HHDV mua vào cần phần bổ x (Tỷ lệ % doanh thu HHDV bán ra chịu thuế / tổng doanh thu của kỳ khai thuế).

Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, TSCĐ mua vào phục vụ sản xuất kinh doanh kể cả trường hợp dùng để sản xuất ra hàng hóa chịu thuế và hàng hóa không chịu thuế thì vẫn được khấu trừ toàn bộ kể cả TSCĐ của DN mua vào để xây dựng nhà ăn nhà nghỉ, bể chứa nước nhà vệ sinh cũng được khấu trừ toàn bộ. Không được khấu trừ TSCĐ cho hàng hóa vật tư mua vào, thiết bị để phục vụ tín dụng bảo hiểm chứng khoán hoặc thuế GTGT của ô tô từ 9 chỗ trở xuống có trị giá trên 1,6 tỷ đồng phần vượt trên đó không được khấu trừ.

Hàng hóa mua vào bị tổn thất mất mát không được khấu trừ. Nếu đã khấu trừ rồi thì phải điều chỉnh để trả thuế GTGT cho nhà nước kể cả trường hợp thay đổi mục

28

Đối với thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa dịch vụ tài sản doanh nghiệp đã mua nhưng bị mất mát cháy nổ… thì phần thuế GTGT đó sẽ không được khấu trừ.

Nguyên tắc sử dụng hóa đơn GTGT

a) Khi viết hóa đơn phải lót giấy than để các liên khớp nhau về số liệu viết từ quyển nhỏ đến quyển lớn số nhỏ đến số lớn không được nhảy cóc. Viết đầy đủ các chỉ tiêu trên các chỉ tiêu trên tờ hóa đơn. Hai bên mua bán phải kí xác nhận trừ trường hợp bán hàng qua fax qua điện thoại không cần chữ kí của người mua nhưng ghi rõ trên tờ hóa đơn hàng bán qua fax, qua điện thoại.

b) Mỗi tờ hóa đơn chỉ ghi cho một thuế suất GTGT như vậy khi bán hai mặt hàng có thuế suất khác nhau thì phải lập làm hai tờ hóa đơn. Tách riêng những mặt hàng có cùng thuế suất thì ghi chung một tờ hóa đơn.

Trường hợp bán hàng không thuế GTGT thì dòng thuế suất và thuế gạch chéo.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp vẫn sử dụng hóa đơn GTGT nhưng dòng thuế suất và thuế gạch chéo.

Trường hợp hàng khuyến mãi thì chỉ ghi số lượng, không ghi giá và thành tiền dòng thuế suất và thuế gạch chéo. Trên hóa đơn ghi rõ hàng khuyến mãi không thu tiền.

c) Trường hợp doanh nghiệp bán nhiều loại hàng cùng thuế suất vượt quá khả năng ghi trên một tờ hóa đơn thì xử lý một trong hai cách sau đây:

Cách 1: lập bảng kê chi tiết trên bảng kê phải ghi rõ kèm theo hóa đơn số …rồi hai bên mua bán ký xác nhận. Căn cứ dòng tổng cộng tính thuế hai bên mua bán phải kí xác nhận.

Cách 2: Viết liên tiếp trên nhiều tờ hóa đơn nhưng không tính thuế cho đến tờ hóa đơn cuối cùng ghi rõ cộng các hóa đơn số rồi tính thuế.

d) Viết sai

Phát hiện ngay thì gạch chéo trên tờ hóa đơn để hủy rồi giữ nguyên trên cuốn không xé rời. Nếu xé rời kẹp vô trở lại không được làm mất. Và viết lại tờ hóa đơn mới ghi rõ thay thế cho hóa đơn số đã ghi sai.

Trường hợp đã viết sai gửi lại cho khách hàng sau đó mới phát hiện xử lý như sau:

Lập biên bản thu hồi rồi ghi lại vào một tờ hóa đơn mới trong đó ghi rõ thay thế cho hóa đơn số…đã viết sai. Căn cứ vào hóa đơn thay thế để hai bên kê khai đầu ra đầu vào. Trên hóa đơn không được ghi dấu (+), (-)

e) Giảm giá

Giảm ngay mọi trường hợp giảm giá, khuyến mãi doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của luật thương mại khi ghi hóa đơn thì ghi rõ giảm giá là bao nhiêu theo quy định số …rồi ghi mức giảm phần chênh lệch còn lại ghi mức giảm phần chênh lệch còn lại ghi vào dòng cộng tiền hàng rồi tính thuế.

Trường hợp doanh nghiệp quy định khách hàng phải đặt một doanh số nhất định thì được giảm giá 10%.

VD: một khách hàng A mua hàng có các hóa đơn như sau

Hóa đơn Tiền

Số 11 5.000.000

Số 17 4.000.000

Số 25 5.000.000

Số 37 6.000.000

Tổng 20.000.000

Theo quy định thì khi khách hàng đạt một doanh số là 20.000.000 đồng thì doanh nghiệp sẽ giảm giá 10% doanh số = 20.000.000 x 10% = 2.000.000 đồng. Như vậy hóa đơn số 37 ghi 4.000.000 đồng (vì được giảm 2.000.000 đồng).

Trường hợp trị giá hóa đơn cuối cùng thấp hơn mức giảm giá thì trên hóa đơn cuối cùng chỉ ghi mức giảm giá bằng giá trị giá hóa đơn cuối cùng. Phần chênh lệch còn lại ghi tiếp vào hóa đơn sau.

Trường hợp khách hàng không mua nữa thì hai bên tự giải quyết phần chênh lệch đó bằng cách có thể khách hàng nhận lại phần được giảm bằng tiền mặt hoặc có thể tiền gửi ngân hàng tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

Khai thuế GTGT tháng

30 Trình tự kê khai

Bước 1: hàng tháng doanh nghiệp tập hợp hóa đơn GTGT cho hàng bán ra theo từng nhóm thuế suất rồi ghi tương ứng vào bảng kê 01-1/GTGT.

Hàng ngày doanh nghiệp tập hợp hóa đơn GTGT hàng mua vào theo cách sử dụng thuế GTGT để ghi vào bảng kê 01-2/GTGT.

Bước 2: Trong tháng doanh nghiệp phát hiện những sai sót nhầm lẫn của các kỳ tính thuế trước thì lập bảng tổng hợp điều chỉnh 01-3/GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp mua vật tư nguyên liệu để sản xuất ra hai mặt hàng, một mặt chịu thuế GTGT và một mặt không chịu thuế thì doanh nghiệp phải lập bảng phân bổ 01-4A/GTGT để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ đầu vào dùng chung thì áp dụng theo phương pháp tỷ lệ lập bảng phân bổ 01-4A/GTGT để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Bước 3: Cuối tháng cộng tất cả các bảng kê làm căn cứ để tính thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện những sai sót nhầm lẫn của các kỳ tính thuế trước, năm trước mà kết quả dẫn đến tăng thuế GTGT phải nộp giảm được khấu trừ được hoàn thì phải lập bảng giải trình 01/KHBS để tính lãi chậm nộp và thuế chậm nộp làm giấy nộp tiền vào ngân sách.

Hồ sơ kê khai gồm:

Tờ khai thuế GTGT 01/GTGT.

Các bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT).

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT).

Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01-3/GTGT) : nếu có.

Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ (mẫu số 01-4A/ GTGT) : nếu có.

Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm (mẫu số 01-4B/GTGT) : nếu có.

Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bảo hành vãng lai ngoại tỉnh (mẫu số 01-5/GTGT) : nếu có.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC 26.

Bảng tổng hợp các hợp đồng kinh tế.

Bảng kê chứng từ chứng minh hồ sơ xuất khẩu (nếu có).

b) Những nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp Khái niệm

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Phương pháp tính thuế thu nhp doanh nghip

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Căn cứ tính thuế thu nhp doanh nghip Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập

tính thuế = Thu nhập

chịu thuế - Thu nhập được

miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thuế TNDN

phải nộp =

Thu nhập

tính thuế x

Thuế suất thuế TNDN

32

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế = Doanh

thu - Chi phí

được trừ + Các khoản thu nhập khác Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại mục 2 của phần này và Điều 13 của luật số: 14/2008/QH 12.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nguyên tắc khi kê khai thuế TNDN

Doanh thu và chi phí phải phù hợp với yếu tố thời gian nghĩa là doanh thu một năm thì chi phí được xác định là một năm. Doanh thu là 10 năm thì chi phí tương ứng là 10 năm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TRONG CÔNG TÁC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TAM LONG (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)