Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã thân thuộc huyện tân uyên tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2017 (Trang 32 - 37)

Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo sát sao triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước đã đạt chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội.

Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến nay cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp). Như vậy, sau hơn hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 9,0 triệu giấy chứng nhận lần đầu, riêng năm 2013 cấp được 7,2 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 4,1 triệu ha, nhiều hơn 3,7 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012. Tính đến 31/12/2013 có 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận. Kết quả cấp giấy chứng nhận các loại đất chính của cả nước như sau:

- Về đất ở đô thị: đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích 0,13 triệu ha, đạt 96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%

(tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%).

- Về đất ở nông thôn: đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0,52 triệu ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%).

- Về đất chuyên dùng: đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85% (có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.

Hồ Chí Minh, Kiên Giang).

- Về đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích

8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%; còn 11 tỉnh đạt dưới 85% (không có tỉnh nào đạt thấp dưới 70%).

- Về đất lâm nghiệp: đã cấp được 1,97 triệu giấy với diện tích 12,27 triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Hải Dương đạt dưới 70%).

Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội. Trong hai năm (2014-2015) ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp thành phố để thử nghiệm tích hợp vào hệ thống thông tin đất đai quốc gia trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và khai diện rộng trong những năm tới. Tập trung ưu tiên đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận cho mục đích quốc phòng, an ninh, cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào di dân tự do. [1]

2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh 2.2.2.1 Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Bình Thuận

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 781.281,93 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm: 08 huyện (Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý), 01 thị xã (thị xã La Gi) và 01 thành phố (thành phố Phan Thiết), trong đó diện tích đất ở đô thị là 2.292,75 ha.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 dãy nhà chung cư tại thành phố Phan Thiết do Nhà nước quản lý, ngoài ra không có dãy nhà chung cư nào khác do các tổ chức kinh tế đầu tư, nên không có trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà ở chung cư cũng như giải pháp giải quyết các trường hợp dự án xây dựng không đúng quy hoạch, thiết kế được duyệt, xây dựng không đúng giấy phép, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Tính đến 30/6/2015, toàn tỉnh Bình Thuận đã cấp được 694.673,26

ha/707.288,65 ha, đạt 98,22% diện tích các loại đất cần cấp, trong đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị là 2.091,34 ha/2.292,75 ha, đạt 91,22%.

Ngoài những kết quả đã đạt được nêu trên, trong quá trình thực hiện còn một số những tồn tại như: chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở thường xuyên có sự thay đổi qua từng thời kỳ, do đó việc triển khai thực hiện của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn; công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn dưới luật đến với người dân của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã còn hạn chế; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trước đây chủ yếu sử dụng bản đồ giải thửa đo đạc từ năm 1990, 1992, bản đồ đo đạc theo Nghị định số 60/CP đo đạc năm 1996, 1997, chất lượng bản đồ chưa cao, độ chính xác thấp nên dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu nại; cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý, chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở…(Phạm Khuê “2015”) [11].

2.2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Lai Châu

Lai Châu là một tỉnh Miền núi Tây Bắc của tổ quốc mới được thành lập từ năm 1909, có trung tâm văn hoá chính trị là Thị xã Lai Châu cách Thủ đô Hà Nội 450 km về phía Tây Bắc ,tiếp giáp 4 tỉnh là: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.

Địa hình Lai Châu là 1 vùng cao biên giới , núi đồi dốc , địa hình chia cắt , xen kẽ nhiều thung lung sâu và hẹp khó khăn cho việc phát triển giao thông . Ngành Tài nguyên đã tập trung triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại các xã của các huyện trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở những nơi đã đo đạc bản đồ địa chính rất thấp, còn gặp nhiều khó khăn, do trước đây công tác quản lý đất đai không chặt chẽ, hiện tượng mua bán đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, quyền sử dụng đất không đúng quy định diễn ra kha phổ biến, thiếu hoặc không đầy đủ hồ sơ ban đầu đã ảnh hưởng tới việc xác định nguồn gốc thửa đất.

Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội khóa XII, Nghị quyết số 30/2012/QH13 về cấp GCNQSDĐ lần đầu trên phạm vi toàn quốc, UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Sở TN&MT lập dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lai Châu và đã được Bộ TN&MT thẩm định, UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt.

. Chính vì vậy trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân tỉnh, sở tài nguyên và môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các ngành Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong toàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả như sau:

- Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến nay là: 102748 giấy trong đó:

+ Số giấy cấp cho đất nông nghiệp: 52.034 giấy.

+ Số giấy cấp cho đất lâm nghiệp: 11.697 giấy.

+ Số giấy cấp cho đất ở nông thôn: 41.572 giấy.

+ Số giấy cấp cho đất ở đô thị: 12140 giấy.

- Tổng diện tích đã cấp là 135.557,72ha đất các loại, trong đó:

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp được cấp:77.153,13 ha.

+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp được cấp:56.661,29 ha + Tổng diện tích đất ở nông thôn được cấp:1498,41 ha + Tổng diện tích đất ở đô thị được cấp:242,89 ha.

- Tổng số hộ được cấp giấy là: 102.293 hộ, trong đó:

+ Số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp là: 39.882 hộ.

+ Số hộ sử dụng đất lâm nghiệp được cấp là: 11.697 hộ.

+ Số hộ sử dụng đất ở nông thôn được cấp là: 41.572 hộ.

+ Số hộ sử dụng đất ở đô thị được cấp là: 9.142 hộ.

Kết quả trên cho thấy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, xong trong thực tế tiến độ triển khai rất chậm chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nguyên nhân triển khai chậm và kết quả đạt chưa cao do chuyên môn một số cán bộ phụ trách chưa cao, công tác đăng ký cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn, một số người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, chính sách pháp luật đất đai ban hành chưa phổ biến rộng rãi đến người dân, để mọi người dân có thể hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết.

Việc sử dụng đất sai mục đích thường xuyên xảy ra, tiềm năng đất đai chưa được phát huy hết, chưa được chuyển dịch hợp lý, tình trạng khiếu nại tranh chấp, lẫn chiếm xảy ra trên tất cả các loại đất. Chính vì vậy trong những năm tới các cấp, các ngành cần có kế hoạch quản lý đất đai của tỉnh từng bước ổn định, đi vào nề nếp, có các văn bản mới phù hợp với nhu cầu thực tế, phải thanh tra, kiểm tra liên tục để phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, tuyên truyền chính sách pháp luật trong nhân dân để việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thành nhanh nhất và công tác quản lý đất đai của tỉnh được dễ dàng. ( Nguồn: Sở TNMT Tỉnh Lai Châu) [9]

2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên

Trong giai đoạn 2015 – 2017 dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh cả huyện đã tập trung triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tổng diện tích được cấp 4481,20 ha, với 4234 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã thân thuộc huyện tân uyên tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2017 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)