Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi trường nước mặt trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 44)

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Các số liệu, báo cáo từ phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Hiệp Hòa, số liệu từ các trang trại lợn trên địa bàn huyện, phòng Nông nghiệp huyện, niêm giám thống kê huyện và các xã trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, số liệu có thể được khai thác từ một số đề tài trước đó, các phương tiện thông tin khác như báo chí, mạng internet,...

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn các trang trại về quy mô và số lượng đàn lợn, diện tích đất đai, các mô hình chăn nuôi và phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn của 9 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.

Điều tra trực tiếp ý kiến, nhận thức và hành vi của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn.

3.3.3. Phương pháp ước tính nguồn thải 3.3.3.1. Ước tính lượng chất thải rắn (kg/ngày)

Để ước tính khối lượng phân thải phát sinh của các cơ sở chăn nuôi chúng tôi sử dụng định mức phát thải phân thải của Cục Chăn nuôi là 2,0kg/con/ngày (Cục Chăn nuôi, 2006) và số liệu thống kê đầu lợn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Công thức ước tính như sau:

mphân thải = N*Fphân thải/1000 Trong đó:

 mphân thải: Khối lượng phân thải phát sinh của các trang trại (Tấn/ngày).

 N: Số lượng lợn nuôi của các trang trại (Con).

 FPhân thải: Hệ số phát thải phân thải bình quân trên đầu lợn (kg/con/ngày).

 1000: Hệ số chuyển đổi đơn vị từ kg sang tấn.

3.3.3.2. Ước tính lượng chất thải lỏng (m3/ngày)

Đối với hệ số ước tính nước thải, đề tài sử dụng hệ số ước tính của Cục Chăn nuôi 0,4 m3/con/ngày (bao gồm cả nước tiểu, nước tắm rửa cho lợn và nước rửa chuồng trại). Công thức ước tính:

Vnước thải = N*Fnước thải Trong đó:

Vnước thải : Thể tích nước thải phát sinh của các trang trại lợn (m3/ngày).

N: Số lượng lợn nuôi của các trang trại (Con).

Fnước thải : Hệ số phát sinh nước thải bình quân trên đầu lợn (m3/con/ngày).

3.3.4. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường

Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu để phân tích đánh giá hiện trạng môi trường. Việc lấy mẫu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. Các mẫu mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu.

+ Nước thải: Lấy tại 9 cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện thuộc các xã Ngọc Sơn, Lương Phong, Đoan Bái, Đông Lỗ (là các xã tập trung chăn nuôi lợn nhiều nhất) phân thành 3 nhóm theo 3 hình thức xử lý của cơ sở: Không xử lý, xử lý Biogas, xử lý Biogas kết hợp hồ sinh học. Mẫu nước thải được phân tích nhằm xác định các áp lực từ hoạt động chăn nuôi tới chất lượng môi trường nước mặt tiếp nhận. Các cơ sở chăn nuôi lợn được lựa chọn lấy mẫu nước thải là các cơ sở đã đi vào hoạt động trong thời gian khá dài trước đây và nằm ở các thôn, xã khác nhau.

Lựa chọn các cơ sở có quy mô khác nhau (từ nhỏ đến lớn) và khác biệt về loại hình chăn nuôi, công trình xử lý chất thải, biện pháp xử lý chất thải. Danh sách các cơ sở được tiến hành lấy mẫu nước thải được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Danh sách, đặc điểm các cơ sở tiến hành lấy mẫu nước thải

STT Tên cơ sở Địa điểm Quy mô

(con)

Lưu lượng nước thải

Hệ thông xử lý 1 Trang trại ông

Nguyễn Văn Được Lương Phong 1200 25 m3/ngày đêm 4 bể biogas có thể tích 40 m3 2 Trang trại ông

Nguyễn Văn Biển Lương Phong 600 11 m3 /ngày đêm 3 bể biogas thể tích 30m3

3

Cơ sở nhà ông Nguyễn Văn Nguyên

Lương Phong 70 2m3/ngày đêm Thải trực tiếp

4 Trang trại ông

Đặng Văn Bắc Ngọc Sơn 300 7.5m3 /ngày đêm 2 bể biogas 15m3 5 Cơ sở nhà ông Vũ

Văn Bồi Ngọc Sơn 800 20 m3 /ngày đêm

Bể biogas 30 m3 , ao sinh học

1800 m3 6 Cơ sở nhà ông

Đặng Văn Quyết Đoan Bái 300 7.5 m3/ngày đêm

Bể biogas 15 m3 ,ao sinh học

800 m3 7 Trang trại ông

Nguyễn Văn Tuấn Đoan Bái 30 1,5m3/ngày đêm Thải trực tiếp 8 Trang trại bà Đinh

Thị Chung Đông Lỗ 400 9m3/ngày đêm Bể biogas 35m3 ,hồ

sinh học 1013m3 9 Cơ sở nhà ông

Đặng Văn Chỉnh Đông Lỗ 60 1,36 m3/ngày đêm Thải trực tiếp

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt

+ Nước mặt: Lấy mẫu nước mặt tại các thủy vực tiếp nhận nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn. Mẫu nước mặt được phân tích để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượng nước mặt tại khu vực. Theo khảo sát, hầu hết nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực này đã qua xử lý hay thải

trực tiếp đều được đổ vào hệ thống kênh 3 và kênh N3-3 (dùng cho mục đích tưới tiêu). Trên mỗi thủy vực tiến hành lấy 3 mẫu tương ứng với các vị trí sau (Sơ đồ lấy mẫu được thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu):

 Kênh 3: Điểm trước khi nhận thải khu vực B (đầu nguồn - điểm nền), điểm sau nhận thải từ khu vực B (giữa nguồn) và điểm sau nhận thải từ khu vực D (cuối nguồn).

 Kênh N3-3: Điểm trước khi nhận thải A (đầu nguồn - điểm nền), điểm sau nhận thải từ khu vực A (giữa nguồn) và điểm sau nhận thải từ khu vực C (cuối nguồn).

3.3.5. Phương pháp lấy mẫu

Đối với nước thải: Các chỉ tiêu phân tích dành cho nước thải: phân tích các chỉ tiêu: pH, COD, BOD5, TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, và Coliform.

Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây :

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1:

Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấymẫu;

- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

-TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

Đối với nước mặt: Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:

 TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

 TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

 TCVN5994:1995(ISO5667-4:1987)- Chất lượng nước -Lấy mẫu.

Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

 TCVN 6663-1:2011 – Chất lượng nước – Lẫy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.

3.3.6. Phương pháp phân tích

 TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH;

 TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);

 TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;

 TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

 TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước - Xác định sunfua hoà tan- Phương pháp đo quang dùng metylen xanh;

 TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

 TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat;

 TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 -2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);

3.3.7. Phương pháp so sánh với Quy chuẩn

Các kết quả nghiên cứu được so sánh với một số Quy chuẩn kỹ thuật:

- QCVN 08-MT: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

- QCVN 40-MT:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

- QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi.

3.3.8. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel. Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi trường nước mặt trên địa bàn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)