CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết
3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là “xương sống” cho việc phát triển toàn ngành du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm phải đi cùng với sự phát triển nâng cao về chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy tối đa các tài nguyên du lịch sẵn có kết hợp với những nét đặc trưng riêng của thành phố để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Việc đa dạng hóa sản phẩm có thể tập trung chủ yếu vào các chủ đề:
- Đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch đêm chủ yếu của tỉnh và các tiềm năng chưa được chú trọng khai thác: Việc nghiên cứu, đánh giá dựng nên một cơ sở vững chắc cho việc hiện thực hóa đề án phát triển kinh tế đêm để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh đặc biệt so với các thành phố du lịch biển khác.
- Thiết kế sản phẩm du lịch đêm độc đáo, đặc trưng trên tinh thần phát huy các giá trị nổi trội: Trong số những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn tỉnh:
có thể chọn lựa ra các thế mạnh như: khám phá biển đảo về đêm, lễ hội đua thuyền buồm quốc tế, phong cách ẩm thực đặc trưng của vùng. Việc tổ chức tốt Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né sẽ góp phần phong phú phân khúc sản phẩm cao cấp du lịch biển, việc phát triển du lịch đêm gắn với biển đêm (Tour câu mực, câu hải sản...) sẽ đa dạng hóa sự trải nghiệm của du khách, tạo sự hứng thú và sự yêu thích tại điểm đến. Hơn thế nữa, có thể nghiên cứu sử dụng công nghệ vào các hoạt động du lịch (như trình diễn ánh sáng bằng drone, áp dụng công nghệ VR vào tham quan tại các địa điểm du lịch, nhạc nước...,,)
- Thiết kế sản phẩm theo chuyên đề như tham quan city tour thành phố Phan Thiết về đêm, tìm hiểu sự giao thoa văn hóa giữa Việt – Chăm, khám phá lịch sử làng nghề chài lưới, lịch sử làm nước mắm.
Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần phải phát triển các dịch vụ bao quát theo số đông du khách. Trong đó nhanh chóng thực hiện thí điểm chợ đêm tại khu vực Nguyễn Đình Chiểu và thành phố Phan Thiết để quảng bá về ẩm thực văn hóa địa phương phục vụ cho số đông du khách. Có thể trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm truyền thống của địa phương như tranh cát với nguyên liệu cát trắng Bình Thuận, tranh thêu, sản phẩm từ vỏ ốc, vỏ dừa... Chú ý tổ chức kết hợp giữa mô hình chợ đêm và chương trình văn hóa, nghệ thuật tổ chức vào đêm thứ bảy, chủ nhật hàng tuần (chú trọng đến việc biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm). Đồng thời, đào tạo người dân, các tiểu thương buôn bán trong chợ đêm tuân thủ một số các quy tắc cư xử trong du lịch, quy định về trang phục, tác phong để đảm bảo nơi đây trỏ thành địa điểm mua bán mang yếu tố văn minh văn hóa
3.2.2. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến và tuyên truyền hình ảnh du lịch đêm là một biện pháp quan trọng để xác định và nâng cao hình ảnh du lịch tỉnh Bình Thuận nói
chung và thành phố Phan Thiết nói riêng. Sản phẩm du lịch khi quảng bá phải thể hiện được phần hồn, phần cảm xúc chứ không chỉ riêng gì phần hình ảnh để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Việc quảng bá có thể tập trung vào:
- Khai thác, quảng bá triệt để hình ảnh du lịch Bình Thuận với phương châm “Biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Một điểm đến an toàn, thân thiện để thu hút phân khúc thị trường cao cấp, đặc biệt đối với các du khách có thời gian lưu trú dài ngày, khả năng chi tiêu cao. Lồng ghép nội dung quảng bá du lịch đêm vào các chương trình xúc tiến du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của thành phố.
- Tăng cường thực hiện các bài viết quảng cáo, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề, phù hợp từng thị trường cụ thể. Xây dựng các chuyên đề phóng sự du lịch, các bản đồ, sách ảnh giới thiệu các khu, điểm du lịch của tỉnh để cung cấp cho khách du lịch.
Mở rộng thực hiện các video quảng bá về lịch sử văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề lễ hội.
- Tổ chức đăng cai hoặc có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo, triễn làm về du lịch trong nước lẫn quốc tế nhằm mở rộng tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường du lịch cho thành phố.
- Đầu tư quảng bá trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, nâng cấp hình ảnh website du lịch của tỉnh. Quảng bá sâu rộng hơn các hoạt động vui chơi giải trí kèm theo các chương trình, sự kiện du lịch ở mỗi địa bàn cụ thế
- Phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia, Tổng công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và các Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip đối với các hãng lữ hành, truyền thông lớn ở các quốc gia để giới thiệu, khảo sát điểm đến cũng như kêu gọi đầu tư vào địa bàn thành phố.
- Mở rộng hợp tác liên kết vùng các tỉnh thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ để làm mới các tour tuyến “Con đường
di sản Miền Trung”, “con đường Tây Nguyên – Miền Trung”....Đẩy mạnh khai thác tối đa thị trường khách trọng điểm đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các KCN tập trung tại Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và các du khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng thời tăng cường khai thác hiệu quả các thị trường đến từ các tỉnh phía Bắc và vùng Tây Nguyên.
- Tập trung thu hút mạnh các thị trường quốc tế trọng điểm, khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao (lưu trú dài ngày) bao gồm thị trường Tây Âu bao gồm khách Đức, Anh, Pháp... trong đó khách Đức chiếm thị phần quan trọng với mức tăng trưởng ổn định cùng khả năng chi tiêu cao. Ở tại thị trường Đông Âu, chú ý thị trường khách Nga vì đây được xem là thị trường khách quốc tế lớn nhất của tình Bình Thuận. Hơn nữa, chú ý duy trì ổn địnhvào thị trường Bắc Mỹ với xu hướng tập trung vào các dịch vụ cao cấp như Úc, New Zealand....
3.2.3. Tăng cường quản lý về hoạt động du lịch đêm
- Xây dựng phát triển đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch đêm từ cấp tỉnh đến các ban quản lý du lịch địa phương nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Củng cố hệ thống quản lý của sở VH, TT&DL nhằm đảm bảo đủ khả năng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế đêm trong tương lai.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý du lịch. Tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, cùng nhau phát triển với nguyên tắc kiểm soát chặt chẽ, không buông thả. Nghiên cứu thêm các quy chế về khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch đêm phù hợp với tình hình xã hội, khuyến khích sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý để đảm bảo sự bền vững trong tương lai. Đồng thời, quản lý và khai thác các tài nguyên theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Phối hợp giữa các ban, ngành, các cấp nhằm phòng chống tình trạng tệ nạn xã hội thâm nhập khi phát triển du lịch đêm. Tăng cường công tác an ninh tại các điểm du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách. Thường xuyên kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh
hoạt động xe ôm tự phát tại các khu du lịch Mũi Né, Hàm Tiến, lấn chiếm lòng lề đường để giảm thiểu tình trạng chèo kéo du khách
- Khuyến khích nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học về “sức chứa” tại các điểm du lịch, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Để xác định được lượng khách cũng như triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn được gói gọn trong “sức chứa” đã được xác định.
- Sở VH, TT&DL ưu tiên phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông nhằm xây dựng, cung cấp các số điện thoại liên hệ trong công tác bảo vệ khách du lịch. Việc cung cấp số điện thoại sẽ dễ dàng trong việc tiếp nhận các thông tin tiêu cực từ các du khách phản ánh về tình hình an ninh trật tự, xâm hại đến môi trường, góp phần xử lý và ngăn chặn các sự việc có liên quan.