Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Du lịch đêm tại thành phố phan thiết thực trạng và một số giải pháp (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Cục Du lịch Quốc gia

Tham mưu với TW và Bộ VH, TT&DL trong công tác hoàn thiện hành lang khung pháp lý về đêm. Để kinh tế ban đêm thực sự “tỏa sáng”, phải có nhận thức, quan điểm rõ ràng về việc hoạt động kinh tế ban đêm đến từng cá nhân cán bộ tham gia quản lý.

Trong đó, khung pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế đêm bao gồm thống nhất các quy định về hoạt động: sản phẩm phát triển về đêm, thời gian hoạt động, giấy phép hoạt động, tiêu chuẩn hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, tiêu chuẩn của các hộ kinh doanh cá thể tham gia kinh tế đêm. Xác định và phân ra rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động kinh tế ban đêm. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính khoa học, phù hợp với từng đối tượng, tín ngưỡng văn hóa khác nhau và đảm bảo tính cân bằng giữa lợi ích và các mặt trái của kinh tế ban đêm.

Chú trọng công tác phân cấp quản lý hoạt động kinh tế ban đêm cho các cấp chính quyền địa phương (cấp thành phố, cấp huyện). Chính quyền địa phương có thể bổ nhiệm các vị trí chủ chốt để quản lý hoạt động kinh tế ban đêm. Vị trí quản lý này hoàn toàn tách biệt với vị trí quản lý của chính quyền địa phương đối với các hoạt động kinh tế ban ngày. Về cơ bản, mô hình tổ chức quản lý có sự tham gia và tham vấn của cộng đồng địa phương (nhà cung cấp dịch vụ, hiệp hội cư dân, nhà quản lý và lực lượng an ninh).

Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thống nhất về phát triển kinh tế ban đêm (quy định về các loại hình kinh doanh; khu vực hoạt động, khu vực hạn chế; giờ mở cửa;

giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn hoạt động). chính sách giao thông; chính sách giao thông; chính sách an ninh trật tự…). Cần có quy định cụ thể đối với các loại hình kinh doanh quán bar, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí, khu văn hóa, âm nhạc giải trí để phát triển các loại hình kinh doanh phù hợp, tránh sai lệch, sai phạm quy định của pháp luật. Gắn phát triển kinh tế ban đêm với phát triển văn hóa.

3.3.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

- Cần có những hướng phát triển mới để tạo sự đột phá trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu xây dựng tổ hợp giải trí cao cấp về đêm với nhiều dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu du khách về mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí cho phân khúc dịch vụ khách hàng cao cấp

- Liên tục bồi dưỡng, huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, thạo

“nghề” và giỏi ngoại ngữ. Đặc biệt, nguồn nhân lực cần phải có sự trang bị về sức khỏe, cách thức và các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho du khách

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

- Phối hợp với Sở VH, TT&DL tỉnh nhằm xác định nhu cầu, xây dựng các sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn du khách và tạo dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch đêm của thành phố Phan Thiết

- Phối hợp với các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác để có kết nối mối quan hệ, quảng bá, giới thiệu du khách các dịch vụ, hoạt động tham quan vui chơi giải trí về đêm.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã nêu lên một số định hướng chung của cả tỉnh Bình Thuận và cả thành phố Phan Thiết trong việc phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế đêm trong xu thế hội nhập quốc tế

Chương 3 cũng đề xuất được 3 nhóm giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường quản lý nhà nước, quảng bá hình ảnh du lịch đêm và có các kiến nghị đến Cục Du lịch Quốc gia, Sở VH, TT&DL tỉnh cùng các công ty lữ hành nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết.

Một phần của tài liệu Du lịch đêm tại thành phố phan thiết thực trạng và một số giải pháp (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)