Một số thành tựu tiêu biểu

Một phần của tài liệu Giáo Án lịch sử lớp 10 sách chân trời sáng tạo, soạn mới chi tiết chất lượng (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG

BÀI 14. HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN

I. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

2. Một số thành tựu tiêu biểu

* Tín ngưỡng.

- Tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng tuy nhiên có 3 nhóm chính: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng người đã mất.

Các tín ngưỡng vẫn giữ được cho đến ngày nay

* Tôn giáo.

- ĐNA phổ biến các loại hình tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh có từ thời nguyên thủy.

- Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo được truyền bá vào ĐNA từ đầu Công nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức xã hội, khẳng định vương quyền ở một số nhà nước đầu tiên.

- Đầu Công nguyên, Phật giáo du nhập vào ĐNA từ Trung Quốc và Ấn Độ.

- Hồi giáo du nhập vào ĐNA khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII qua con đường thương mại biển.

- Công giáo xuất hiện ở khu vực ĐNA gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây.

hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng

- Việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?

Cư dân ĐNA đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, chữ Nôm của người việt,...Điều này thể hiện cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ một cách hoà bình, trên cơ sở chủ động lựa chọn những yếu tố phù hợp trong quá trình lập quốc và phát triển.

- Kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Việt Nam thời kì trung đại?

Em thich tác phẩm nào nhất? Vì sao?

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái...

- Em có nhận xét gì về giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh ĐNA thời kì cổ - trung đại?

Những thành tựu văn minh của cư dân Đông Nam Á đã làm cho khu vực có một bản sắc văn hóa riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống, văn minh của các nước Đông Nam Á luôn trường tồn, thách thức thời gian và ngày càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực.

- Kiến trúc dân gian: Đối với khu vực Đông

b. Chữ viết và văn học

- Chữ viết: ảnh hưởng chữ Phạn và Pa-li (Ấn Độ) và chữ Hán ( Trung Hoa) sau đó các quốc gia cổ đã tạo ra nhiều thứ chữ cho riêng mình: chữ Chăm cổ, Khơme cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt…

- Kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng có nhiều tác phẩm nổi tiếng Truyện

Kiều( VN), Riêm Kê ( CPC), Ra-ma-kiên (TL)…

c. Kiến trúc, điêu khắc

* Kiến trúc.

- Kiến trúc dân gian - Kiến trúc tôn giáo - Kiến trúc cung đình:

- Điêu khắc:người dân ở đây đã tạo nên nghệ thuật độc đáo riêng qua chạm khắc trên gốm,

đồng…

Nam Á, nhà sàn được coi là một ngôi nhà truyền thống đặc trưng của khu vực này.

Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay nước. Ngôi nhà sàn được xây dựng lên xung quanh và gần nhau, như một cấu trúc xương của một trụ. Chất liệu chủ yếu là dầm gỗ cứng nhiệt đới, gỗ cứng trung bình thường sử dụng làm ván sàn, bè, trên mái, cửa sổ, mái nhà được làm bằng các lớp lá cọ, các bức tường làm bằng tre đan. Singapore là đất nước của sư tử biển với những truyền thống thừa hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa với những ngôi nhà xây dựng từ gỗ để tạo nên vẻ sang trọng và hoàn hảo. Cho đến ngày nay thì các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn sử dụng nhà sàn truyền thống khá phổ biến. Còn đối với Singapore thì nhà sàn không còn được sử dụng phổ biến nữa.

- Kiến trúc tôn giáo: Khởi đầu từ nền văn hóa Ấn Độ, rất nhiều chùa tháp tôn thờ Phật đã được xây dựng với lối kiến trúc rất công phu và có tính nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc.

Tất cả những kiến trúc Phật giáo đều thể hiện lời kinh Phật dạy theo tinh thần Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo, qua đó luôn phảng phất hình ảnh thánh thiện của Đức Phật và cuộc đời phạm hạnh vô ngã vị tha của Ngài cũng như các vị Bồ tát, các vị Thánh Tăng, hay chư Thiên. Và chính lực ảnh hưởng cao thượng này đã tưới tẩm nền văn hóa nhân loại nói chung, cũng như văn hóa Việt Nam , giúp cho con người thuần hòa theo tinh thần từ bi vô ngã vị tha của Đức Phật.

- Kiến trúc cung đình:Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình

của các triều đại phong kiến ĐNA. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay.

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm làm trên giấy A4 đã chuẩn bị sẵn sau đó lên trình bày

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

-Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh

-GV nhận xét và trình bày chốt ý 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học ở bài này

b. Nội dung GV đặt các câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm d. tổ chức thực hiện

Câu 2. Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại. Trang 92 sgk

Tên thành tựu Lĩnh vực Niên đại Quốc gia Ý nghĩa, giá trị

- SP:

Tên thành tựu

Lĩnh vực

Niên đại

Quốc gia

Ý nghĩa, giá trị

Thờ thần lúa ở Ba-li

Tín ngưỡng

Đầu thế kỉ I

In-đô- nê-xi-a

Là vị nữ thần của nông nghiệp và sự màu mỡ.

Công giáo Tôn giáo Đầu thế kỉ XVI

Phi-lip- pin

Là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Giáo hội này được quản lý bởi Giáo hoàng.

Đền Bô-rô- bu-đua

Kiến trúc Thế kỉ IX

In-đô- nê-xi-a

Là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.

Phù điêu trên Đài thờ Mỹ Sơn

Điêu khắc

Thế kỉ VII - VIII

Việt Nam

Được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012. Là đài thờ Chăm-pa duy nhất miêu tả nhiều nhân vật, cảnh sinh hoạt của các tu sĩ Ấn Độ giáo.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.

b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà

c. sản phẩm: HS lựa chọn một thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNÁ d. Tổ chức thực hiện: Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” em sẽ lựa chọn thành tựu nào về văn minh ĐNÁ để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?

- Gợi ý: Chọn 1 địa điểm em yêu thích và giới thiệu về nó, nêu được giá trị thành tựu văn minh đó?

--- ---

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Bài 15: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức.

- Nêu được thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang-Âu Lạc về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và nhà nước.

– Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn

minh cổ trên đất nước Việt Nam. - - Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. - Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc.

2. Năng lực

- Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề. Khai thác tranh ảnh, lược đồ.

-Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử...

- Quan sát, đọc được nội dung tranh ảnh, lược đồ, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội. Xác định trên lược đồ vị trí nhà nước Văn Lang – Âu Lạc phục vụ nội dung bài học ..

3.Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Hình thành nhận thức đúng về sự tồn tại của ba quốc gia cổ đại trên lãnh thổ nước ta. Rèn luyện ý thức duy trì và bảo tồn khu di tích Cổ Loa của dân tộc ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên.

- Thiết bị dạy học: Lược đồ các quốc gia cổ đại, Bản đồ Việt Nam hiện nay, Tranh ảnh nói về những hiện vật khai quật được tại các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn, Tranh ảnh đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc ta, sơ đồ tư duy, phiếu học tập giấy A0, A4.

- Máy vi tính kết nối máy chiếu.

- Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 10, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSVN thời nguyên thủy),...

- Các tài liệu tham khảo có liên quan.

2. Học sinh:

- Bút lông, sách giáo khoa.

- Soạn bài trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh, mẫu chuyện, tư liệu lịch sử liên quan nội dung bài học.

- Viết những bài thuyết minh.

- Tranh ảnh, tư liệu lịch sử địa phương.

- Văn học dân gian địa phương.

- Phong tục tập quán quê em- nơi em sinh sống: Cưới xin, ma chay, lễ hội, ngày tết....

Một phần của tài liệu Giáo Án lịch sử lớp 10 sách chân trời sáng tạo, soạn mới chi tiết chất lượng (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w