VUA HÙNG LẠC HẦU LẠC TƯỚNG
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu được cơ sở hình thành nền Văn minh Champa.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức theo cặp đôi và nhóm:
* Cặp đôi: HS trả lời các câu hỏi vào giấy trong thời gian 9 phút
1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hướng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Cham-Pa?
2. Điều kiện dân cư – xã hội có ảnh hướng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Cham-Pa?
3. Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Cham – Pa?
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
* HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi GV đưa ra
Sản phẩm:
1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Chăm-pa:
- Địa hình Chăm-pa phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các sông ngắn và núi đèo hiểm trở.
- Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lũ là những bất lợi lớn của vùng đất này.
- Tuy nhiên, thiên cũng ưu ái cho cư dân ở đây khá nhiều nguồn lợi: lâm thổ sản, mỏ khoáng sản và nhiều vịnh cảng tốt.
2. Điều kiện dân cư – xã hội ảnh hướng đến sự hình thành nền văn minh Cham-Pa.
- Cư dân cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau được gọi chung là người chăm thuộc hệ Nam Đảo. Cộng đồng Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
- Trong đó, tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình 3 trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).
3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Cham – Pa
- Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (V TCN), thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo,mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào đất nước Chăm Pa.
- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị, xã hội Chăm - pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm Pa phát triển rực rỡ.
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- GV sẽ chỉ định một số HS ở một số cặp đôi báo cáo những gì đã thảo luận.
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Sau khi các cặp đôi và nhóm thuyết trình phản hồi các ý kiến, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức như mục sản phẩm.
2.2. Hoạt động 2: Thành tựu văn minh tiêu biểu.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh champa về tổ chức nhà nước, chữ viết, đời sống vật chất – tinh thần.
b) Tổ chức thực hiện
1: GV dẫn dắt, chia lớp thành 04 nhóm, kĩ thuật mảnh ghép và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
Nội dung: HS đọc SGK trang 96 - 96, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ:
1. Nêu mô hình nhà nước? Vì sao chúng ta phải có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và văn há Chăm – Pa?
2. Nêu thành tựu về chữ viết?
3. Nêu những nét chính về đời sống vật chất? Quan sát hình 16.3, 16,4 hãy nhận xét về khả năng sáng tạo to lớn?
4. Nêu những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Cham – Pa? Quan sát hình 16.5 cho biết nét độc đáo của kiến trúc và điêu khắc?
2: HS xác định và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Kết quả của HS được trình bày trên phiếu học tập, bảng phụ:
1. Phiếu học tập mô hình nhà nước.
Đặc điểm Tác động
Tổ chức Nhà
nước.
- Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ_. Ở cấp độ địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu - huyện - làng.
- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
- Là sơ sở nghiên cứu thiết chế nhà nước Chăm-Pa và ảnh hưởng của Ấn độ đến khu vực.
- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung lịch sử và lãnh thổ.
Chữ Viết.
- Thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa: Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ gọi là A-kha Ha-y-áp. Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.
Đời sống vật chất
- Cư dân Chăm - pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải.
- Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng:nghề gạch, gốm, luyện kim, thủy tinh,…
- Giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại có vị trị quan trọng trên đường mậu dịch biển quốc tế.
- Nhà được xây bằng gỗ hoặc gạch nung.
- Trang phục chính: nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn. Đàn ông :mặc quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, khăn đội đầu.
- Kinh tế phát triển.
- Trang phục đẹp, mẫu mà khá phong phú.
- Đời sống tinh thần
- Văn học dân gian nhiều thế loại như: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết…
- Văn học Viết: Trường ca, thơ…
được sáng tác bẵng chữ Phạn và chữ Chăm cổ.
- Tín ngưỡng, tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nhất là kiến trúc và điêu khắc.
- Nghệ thuật, âm nhạc: có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chủ
- Là tư liệu quý nghiện cứu về tôn giáo Chăm-Pa, ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
- Cung cấp tư liệu nghiên cứu nghệ thuật Cham-Pa
yếu phục vụ tôn giáo.
Điêu khắc kiến trúc phát triển rực rỡ như: thánh địa Mỹ Sơn..
- Phát triển du lịch văn hoá, phim ảnh…
3: GV tổ chức báo cáo và kết luận:
1. GV tổ chức cho 02 – 04 cặp trình bày sản phẩm trước lớp, tổ chức cho cả lớp quan sát, nhận xét về sản phẩm.
Sau khi cặp đôi trình bày, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và phân tích rõ về 03 hình ảnh tư liệu minh họa ở SGK.
2. GV tổ chức cho 04 nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, tổ chức cho cả lớp quan sát, nhận xét về sản phẩm, bình chọn sản phẩm có tính thẩm mĩ và nội dung đầy đủ nhất.
Tiếp theo, GV mời đại diện nhóm có sản phẩm tốt nhất theo sự bình chọn của cả lớp lên bảng thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, đặt câu hỏi.
Sau khi nhóm thuyết trình phản hồi các ý kiến, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và mở rộng thêm:
- Cung cấp Phim tư liệu về Thành địa Mỹ Sơn.