CHƯƠNG VI: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
BÀI 19: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Đời sống vật chất
- Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao).
- Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét.
b. Ẩm thực, trang phục và nhà ở - Ẩm thực
+ Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô.
+ Phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,.), cá, ếch, nhái, mắm, rau, măng, củ...
+ Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, nếp, ngô, sắn.
+ Một số dân tộc có những món ăn hoặc thức uống đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.
- Trang phục: mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.
+ Nữ: váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui
vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón).
+ Nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải)
+ Đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, răng thú,…
- Nhà ở:
+ Đa dạng về loại hình: nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.
+ Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét…
+ Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng).
+ Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc,… thường là nhà sàn.
c. Phương tiện đi lại và vận chuyển
- Phương tiện đi lại và vận chuyển truyền thống của đồng bào các dân tộc ở đồng băng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,…
- Ở vùng có nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe và thuyền.
- Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hoả... ) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đời sống tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam
a. Mục tiêu: - HS trình bày được những nét chính về đời sống tinh thần b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trình bày c. sản phẩm: HS lên bảng trình bày bằng trình chiếu hoặc trình bày bảng nhiệm vụ GV giao
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm 2. Đời sống tinh thần
vụ
GV chia cả lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu tín ngưỡng tôn giáo
Nhóm 2: Tìm hiểu về phong tục tập quán, lễ hội Bước 2 thực hiện nhiệm vụ HS đã chuẩn bị sẵn ở nhà lên trình bày ở bảng
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS lên bảng và thuyết trình trên bảng
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
a. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên; phồn thực; sùng bái tự nhiên).
- Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo..
b. Phong tục, tập quán, lễ hội - Phong tục, tập quán
+ Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Các phong tục, tập quán đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của mỗi dân tộc.
- Lễ hội
+ Có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc.
+ Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo.
- Trong các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá tinh thần như âm nhạc, văn học dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian,... mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học ở bài này
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi tìm từ hàng ngang và hàng dọc c. Sản phẩm: HS trả lời các ô hàng ngang và hàng dọc
d. tổ chức thực hiện:
Ô CHỮ HÀNG NGANG
Câu 1: Người Kinh là nhóm dân tộc nào? DÂN TỘC ĐA SỐ
Câu 2: Dân tộc La Chí, La Há thuộc nhóm ngữ hệ nào: MÔNG- DAO
Câu 3: Canh tác lúa nước của người dân tộc thiểu số được tiến hành như thế nào? RUỘNG BẬC THANG
Câu 4: Thường phục thường ngày của người Kinh là gì? ÁO QUẦN Câu 5: Xuống đồng, cơm mới.. là loại phong tục gì của dân tộc Việt Nam? CHU KỲ CANH TÁC
Câu 6: Đây là nghề nghiệp tạo ra vải để may áo quần? NGHỀ DỆT Câu 7: Loại áo quần truyền thống ở Bắc Bộ? ÁO TỨ THÂN
Ô CHỮ HÀNG DỌC: đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
Ô từ khoá: ĐOÀN KẾT 4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
b. Nội dụng: GV giao cho HS làm nhóm ở nhà
c. sản phẩm: HS giới thiệu được nét đặc sắc ở quê hương d. Tổ chức thực hiện
GV giao bài tập:Em hãy viết một bài văn giới thiệu về một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống
Bài 20