- Phương án nửa nhân tạo Phương án tự nhiên
-Mỗi phần tử kim loại của dao chỉ tiếp xúc với mỗi phần tử phoi hoặc chi tiết có một lần và không lặp lại.
Ta có thể khái quát 4 nguyên nhân dẫn đến mài mòn dao như sau:
<1> Mài mịn dao do q trình ma sát cơ học gây nên:
Khi cắt các bề mặt của dao ln tiếp xúc và có chuyển động tương đối với phoi và chi tiết. Dưới tác dụng của tải trọng, các phần tử kim loại tại các vùng tiếp xúc sẽ phát sinh ra mối liên kết kim loại. Nếu mối liên kết này lớn hơn độ bền bản thân của mỗi kim loại tham gia tiếp xúc thì bản thân các phần tử kim loại có độ bền nhỏ hơn đó sẽ bứt ra và lơi đi.
<2> Mài mịn dao do sự xuất hiện và mất đi liên tục của các khối lẹo dao:
Khi cắt (nhất là khi cắt vật liệu dẻo) tại các vùng tiếp xúc gần mũi dao hình thành nên các khối lẹo dao, có độ cứng cao hơn độ cứng bản thân kim loại tham gia tiếp xúc. Một mặt do độ cứng cao hơn, mặt khác do sinh ra và bị lôi đi liên tục dẫn đến tốc độ mài mòn trên các bề mặt dao tăng lên.
<3> Mài mòn dao do hiện tượng khuếch tán tại các vùng tiếp xúc:
Vật lý đã chứng minh rằng: Có hai kim loại ép vào nhau , nếu ta đốt nóng vùng tiếp xúc, thì ở đó xuất hiện một hiệu điện thế. Dưới hiệu điện thế đó, các phần tử kim loại của hai vật tiếp xúc sẽ khuếch tán vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng thẩm thấu (diffusion).
Những kết quả nghiên cứu của Colding, Le Yongson, Palmai, Gordeev đã cho thấy:
Khi cắt ở tốc độ cao, nhất là đối với dao hợp kim cứng thì khuếch tán là nguyên nhân quan trọng làm tăng tốc độ mài mòn của dao.
<4> Sự xuất hiện và phát triển các vết nứt tế vi dẫn đến gãy vỡ dao:
Công tác thống kê trong nghiên cứu cắt gọt cho thấy: khi cắt có va đập (ví dụ như phay mặt đầu) trên 70% số dao hợp kim cứng dùng trong thử nghiệm mất khả năng cắt gọt do hiện tượng rạng nứt và gãy vỡ gây nên, trong khi đó mài mịn dao chưa vượt quá giới hạn cho phép.