Sự xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước Mỹ Latinh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 143 - 145)

Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hƣớng thiên tả từ những năm 90 của thế kỷ XX và hiện nay không ngừng lớn mạnh. Thông qua bầu cử các lực lƣợng dân chủ, tiến bộ đã thành lập đƣợc chính phủ lên cầm quyền ở các nƣớc Mỹ Latinh nhƣ Vênêzuala, Nicaragoa, Bôlivia, Braxin, v.v nhiều nƣớc đã tuyên bố lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã hội nhiều nƣớc Mỹ Latinh lựa chọn tạo thành mô hình “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI”, mô hình này về đại thể có những nội dung cơ bản là: Về tƣ tƣởng, lấy chủ nghĩa Mác, tƣ tƣởng tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tƣ tƣởng nhân đạo thiên chúa giáo làm nền tảng. Về chính trị, nhấn mạnh tƣ tƣởng “dân chủ cách mạng” và chính quyền nhân dân, xây dựng mô hình

148 xã hội theo đó nhân dân tham gia vào công việc của nhà nƣớc, thực hiện công bằng xã hội. Về kinh tế, chủ trƣơng thực hiện kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nƣớc và hợp tác giữ vai trò chủ đạo, giành lại chủ quyền dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, nƣớc sạch v.v thực hiện công bằng, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hoá xã hội. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đại đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc, lấy hợp tác thay thế cạnh tranh, đấu tranh cho một thế giới đa cực dân chủ, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc. Mô hình chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh tuy còn điểm này điểm khác, còn tiếp tục đƣợc nghiên cứu, theo dõi, nhƣng với sự xuất hiện mô hình đó chứng tỏ sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội và lòng tin vào lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa của nhân dân lao động.

Tóm lại, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, những diễn biến từ sau cách mạng Tháng Mƣời Nga đến nay cũng chứng tỏ dù phải trải qua những bƣớc quanh co phức tạp nhƣng loài ngƣời nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử.

Câu hỏi ôn tập

1. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó?

2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam?

Vấn đề thảo luận

Đặc điểm và xu thế vận động phát triển của thời đại ngày nay.

Tài liệu tham khảo

1. Chƣơng trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênnin do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo - Giáo trìnhNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009.

3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ( tài liệu phục vụ dạy và học chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng đại học, cao đẳng) - Nhà xuất bản Đại học kinh tê quốc dân, 2008.

4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn (dùng cho khối không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008.

5. Hỏi đáp về Chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội 2008

Tài liệu đọc thêm

149 1. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1996.

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)