Phương pháp phân tích cảm quan

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu sản xuất sữa đậu xanh đóng chai (Trang 36 - 37)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.2.5. Phương pháp phân tích cảm quan

Để đánh giá chất lượng sản phẩm có hai phương pháp chính: phương pháp

cổ điển là cho điểm cảm quan và phương pháp hiện đại là tối ưu hóa thí nghiệm. Ở đây đề tài tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm theo phương pháp cổ điển (tức là

phương pháp cảm quan cho điểm). Lập hội đồng cảm quan gồm 5 thành viên, đánh

giá chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu trạng thái, mùi, vị, màu sắc rồi cho điểm

cảm quan theo thang điểm đã xây dựng.

Phương pháp này dùng thang điểm 20 để đánh giá chất lượng sản phẩm theo

TCVN 3215 – 79. Thang điểm có 6 bậc (từ 0 – 5) và điểm 5 là điểm cao nhất cho

mỗi chi tiêu, 6 bậc đánh giá tương ứng các nội dung được trình bày ở phụ lục 3.

Khi đánh giá cho một sản phẩm cụ thể nào đó, ta dựa vào bảng mô tả sản

phẩm để xây dựng thang điểm cho từng chỉ tiêu của sản phẩm đó và được thể hiện

trong phụ lục 3.

Trong thực tế, các chỉ tiêu cảm quan của một sản phẩm có mức độ quan

trọng khác nhau, do đó có hệ số quan trọng để biểu thị mức độ quan trọng của từng

chỉ tiêu nào đó so với toàn bộ giá trị cảm quan của sản phẩm đó. Hệ số quan trọng

của thực phẩm phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng và do các chuyên giá đề nghị

cho từng sản phẩm cụ thể. Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu cho sản phẩm trong

phạm vi đề tài được chọn theo bảng 2.3.

Bảng 2.3: Bảng hệ số quan trọng của các chỉ tiêu

Chỉ tiêu HSQT

Trạng thái 0,8

Màu 1,2

Mùi 1

Vị 1

Sau khi đánh giá cảm quan cho điểm kết hợp với hệ số quan trọng, ta được điểm chung của sản phẩm. Điểm chung được dùng để kết luận về chất lượng của

với các sản phẩm thực phẩm có điểm chung và các điểm trung bình chưa có trọng lượng đối với các chỉ tiêu được trình bày ở phụ lục 3.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu sản xuất sữa đậu xanh đóng chai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)