Chấp hành (thi hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. Khác với hình thức tn thủ pháp luật, chấp hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện trách nhiệm pháp lý một cách tích cực. Ở đây chủ thể cần phải thực hiện những hành động cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở việc khơng thực hiện những gì pháp luật ngăn cấm. Chấp hành pháp luật thể hiện tính tự giác, tính tích cực của chủ thể thực hiện pháp luật chứ không phải là sự xử sự thụ động như hình thức tn thủ pháp luật.
Từ đó, chấp hành pháp luật BHXH là việc các chủ thể pháp luật BHXH thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật BHXH. Chủ thể chấp hành pháp luật BHXH có thể là người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội, tổ chức cơng đồn, cơ quan, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Việc thực hiện các quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội về trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội được hiểu là chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, các tổ chức và cá nhân có th mướn, sử dụng và trả cơng cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, việc các đối tượng trên tham gia BHXH một cách tích cực, chủ động, tự giác được coi là chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội.