Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 87 - 89)

- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành

3 Quỹ hưu trí và tuất 18.25,887 26.20,797 4,7%

2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm xã hộ

Để các quy định của pháp luật thực sự được chấp hành một cách nghiêm minh thì việc thanh tra, kiểm tra và áp dụng các hình thức chế tài sẽ góp phần tác động vào hành vi xử sự của con người, để từ đó họ có cách thức lựa chọn hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, Bộ LĐ- TB&XH trong những năm qua đã thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động trong đó có các chế độ BHXH. Trong 2 năm 2007 và 2008, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 46 địa phương với 443 đơn vị, 3 ngành và 5 Tổng công ty với tổng số 6.900 doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật lao động trong đó có thực hiện chính sách BHXH; tiến hành thanh tra việc thực hiện Luật BHXH tại cơ quan BHXH 4 tỉnh, thành phố; đồng thời chỉ đạo các Sở LĐ-TB&XH địa phương phối hợp thường xuyên với các ban, ngành liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động và chính sách BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn [17].

Năm 2009, thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành thanh tra việc thực hiện Luật BHXH tại 3 tỉnh Phú Thọ, Cà Mau và Quảng Ninh. Tại 3 tỉnh đã thanh tra 9 cơ quan BHXH (3 cơ quan BHXH tỉnh, 6 cơ quan BHXH cấp huyện) và 88 doanh nghiệp trên địa bàn được kiểm tra; tổ chức 271 cuộc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH tại 359 doanh nghiệp trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ban hành 2.489 kiến nghị yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội. Thanh tra thuộc các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh,

thành phố đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 344 doanh nghiệp về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, ban hành 1.017 kiến nghị thanh tra, 69 quyết định xử phạt hành chính với số tiền xử phạt là 272 triệu đồng, đề nghị cắt hoặc thu hồi số tiền chi trả sai chế độ là 160 triệu đồng [18].

Hàng năm, Tổng Liên đoàn LĐVN đều phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động trong đó có các chế độ BHXH ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Các Liên đoàn lao động địa phương đã phối hợp với các Sở Lao động và cơ quan BHXH tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và việc thực hiện chính sách BHXH ở các doanh nghiệp. Chú trọng công tác thu nộp BHXH của người sử dụng lao động và việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, đặc biệt là các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, nghỉ dưỡng sức). Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình thực tiễn đã kịp thời đề xuất với các cơ quan thẩm quyền kịp thời uốn nắn những lệch lạc, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH.

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố với chức năng tổ chức thực hiện chính sách BHXH, các hoạt động được triển khai trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng, với chính quyền các cấp để nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, nhất là về số lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; cử cán bộ trực tiếp xuống từng đơn vị để kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc; truy thu tiền đóng BHXH; kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về tình hình thanh tra, kiểm tra với các đơn vị chậm đóng, nợ đọng BHXH kéo dài.

Cuối năm 2007, khi Báo Người lao động đăng loạt bài viết phản ánh tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã vào cuộc với thái độ cương quyết buộc các “con nợ” phải thực hiện nghĩa vụ

như: thanh tra Sở LĐ-TB&XH đã kiểm tra, xử phạt hàng loạt doanh nghiệp trốn đóng BHXH; cơ quan BHXH một số tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ... đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp trong việc buộc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để nộp số tiền nợ BHXH và kiên quyết hơn là đã bắt đầu tiến hành khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra tòa theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý vi phạm pháp luật BHXH được các cơ quan quản lý nhà nước về lao động quan tâm và xử lý cương quyết trong thời gian vừa qua ở nhiều tỉnh, thành phố, bước đầu làm hạn chế phần nào tình trạng nợ đọng BHXH. Nhiều doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực bằng cách truy nộp số tiền nợ BHXH. Qua việc xử lý vi phạm cho thấy các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã được quan tâm giải quyết nhưng chủ yếu vẫn là xử lý hành chính; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ. Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật BHXH địi hỏi phải có các phương pháp mới trong quản lý nhà nước về BHXH, ngoài việc áp dụng các quy định của pháp luật, cần phải có cả những phương pháp kết hợp đồng bộ mới nhằm đẩy lùi được tình trạng vi phạm pháp luật BHXH ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w