- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành
g) Bảo hiểm thất nghiệp:
3.2.2. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền
nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về pháp luật BHXH để hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho NSDLĐ và người lao động nói riêng và cho mọi cơng dân, cho xã hội nói chung là rất cần thiết hiện nay.
Việc xây dựng và ban hành Luật BHXH nói riêng và hệ thống pháp luật BHXH nói chung phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã là việc khó, song để mọi chủ thể tham gia quan hệ BHXH hiểu biết và thực hiện đầy đủ pháp luật BHXH cịn khó khăn hơn nhiều. Thực trạng tình trạng vi phạm pháp luật BHXH thời gian qua như phân tích ở chương 2 luận văn có ngun nhân thiếu thơng tin về pháp luật BHXH và ý thức pháp luật yếu. Do đó, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật BHXH như văn kiện Đại hội Đảng khóa IX đã nhấn mạnh: “Chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh” [24, tr.329 - 330]. Có hai phương thức cơ bản trong tuyên truyền giáo dục pháp luật:
Một là, tuyên truyền giáo dục một cách rộng rãi đến mọi thành viên trong xã hội nhằm tạo ra nhận thức và hiểu biết về pháp luật BHXH cho mọi công dân.
Để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật BHXH dưới mọi hình thức: trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc trên panơ, áp phích cổ động... để mọi người dân nắm vững được các văn bản pháp luật BHXH hiện hành, từng bước hình thành ý thức pháp luật để sống theo pháp luật.
- Đổi mới hình thức tuyên truyền và đa dạng hoá các nội dung tuyên truyền cho đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người lao động và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách BHXH.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện từ trung ương tới các địa phương để mọi người dân biết, hiểu về quyền, lợi ích của BHXH tự nguyện, từ đó tự nguyện tham gia với quy mô ngày càng lớn.
- Đưa chương trình giảng dạy pháp luật BHXH vào các trường đại học, cao đẳng, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và nhà nước; coi như môn học bắt buộc.
- Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và giám sát kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, của xã hội.
- Tăng cường đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH.
Hai là, tuyên truyền giáo dục của các cơ quan thực thi pháp luật BHXH đối với những nhóm mục tiêu cụ thể, chủ yếu là hướng vào các nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau.
Những nhóm mục tiêu cụ thể này gồm: khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp liên doanh; người lao động tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị; lao động khu vực phi kết cấu, không ổn định; lao động trong nông nghiệp; ngư nghiệp …
Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật BHXH theo hình thức này cần tập trung vào các nội dung mơ tả hệ thống pháp luật BHXH ở Việt Nam; vai trị của BHXH; các loại hình bắt buộc và tự nguyện; những đối tượng cụ thể của các loại hình BHXH và từng chế độ trợ cấp BHXH; quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ BHXH; các quy trình thực hiện đăng ký, thu nộp BHXH; thủ tục đề nghị hưởng chế độ BHXH và chi trả BHXH. Riêng đối với cơ quan BHXH cần lập đường dây điện thoại nóng để giải đáp thông tin về BHXH đối với NSDLĐ và người lao động.
Để thực hiện được hình thức này cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có ý thức pháp luật cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và để góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BHXH cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện để mọi người lao động có cơ hội hiểu biết pháp luật BHXH đầy đủ, tồn diện, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của họ. Có như vậy thì pháp luật BHXH mới có điều kiện thực thi trong thực tiễn cuộc sống.