Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 91 - 93)

- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành

3 Quỹ hưu trí và tuất 18.25,887 26.20,797 4,7%

2.2.5. Những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hộ

Mặc dù, việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và Luật BHXH nói riêng đã đạt được những kết quả bước đầu, từng bước hạn chế sự vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình thực hiện pháp luật BHXH cũng còn nhiều vấn đề cần được xem xét “tháo gỡ” sớm, đó là:

2.2.5.1. Việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội còn mang tính thụ động, tình trạng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngồi quốc doanh trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra phổ biến.

2.2.5.2. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH cịn chậm. Cơng tác tun truyền việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và Luật BHXH nói riêng cho người lao động và NSDLĐ chưa được sâu rộng, đặc biệt là đối với những lao động làm việc trong khu vực kinh tế HTX và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, số lao động trong độ tuổi lao động nước ta là 54 triệu người, nhưng đối tượng tham gia BHXH mới có khoảng hơn 9 triệu người (chiếm khoảng 20% lực lượng lao động) là rất thấp.

Mặt khác, theo quy định đối tượng lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng khơng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải trả tiền bảo hiểm xã hội trong tiền lương hoặc tiền cơng để người lao động có thể tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc tự lo về

bảo hiểm. Thực tế, người lao động chưa hiểu biết về loại hình bảo hiểm tự nguyện nên khơng muốn tham gia, cịn việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội trong tiền lương thì pháp luật chưa kiểm sốt được.

2.2.5.3. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thấp do đó mức hưởng bảo hiểm xã hội chưa bảo đảm đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro.

Bảo hiểm xã hội là chính sách gắn bó chặt chẽ với tiền lương, tiền cơng của người lao động. Mức đóng góp cũng như mức hưởng BHXH hàng tháng được căn cứ trên cơ sở tiền lương hoặc tiền cơng đó. Do xuất phát từ nền kinh tế chưa phát triển, bình quân thu nhập thấp, thiếu việc làm cho người lao động dẫn đến tiền lương bình quân rất thấp. Đặc biệt, người lao động trong khu vực hành chính, sự nghiệp thu nhập với mức lương bình quân hiện nay khoảng 3.500.000 đồng, nhưng mức tiền lương bình qn tháng đóng BHXH lại chỉ khoảng 1.750.000 đồng. Mặc dù tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu quy định là cao so với nhiều nước trên thế giới (tối đa 75% tiền lương bình quân), nhưng do tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp, nên con số tuyệt đối được hưởng khi nghỉ hưu là rất thấp, trừ một số ít trường hợp hưởng hưu qn đội, chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ có trình độ cao như giáo sư, tiến sỹ khi nghỉ hưu vẫn tham gia hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, cộng tác viên, điều hành doanh nghiệp.v.v. thì cuộc sống đỡ khó khăn hơn, cịn đa số người lao động nghỉ hưu sau hơn 20 năm nữa với mức hưởng tối đa bằng 75% mức lương đóng BHXH hiện nay, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc quản lý lao động, đặc biệt là việc ký hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động còn hạn chế, mức thu nhập thực tế cao hơn nhiều so với mức tiền lương, tiền cơng và phụ cấp ghi trong HĐLĐ làm căn cứ đóng BHXH vì vậy mức hưởng BHXH chưa đáp ứng được với nhu cầu đời sống của người lao động.

2.2.5.4. Các biện pháp chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật BHXH chưa đủ sức răn đe, thiếu tính nghiêm minh và kịp thời. Công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BHXH còn bất cập.

2.2.5.5. Quỹ bảo hiểm xã hội chưa có biện pháp thích hợp đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Thực tế vừa qua, số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ được dùng cho ngân hàng thương mại vay, cho quỹ hỗ trợ quốc gia vay với lãi xuất thấp và mua trái phiếu chủ yếu là góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội chứ phần sinh lời hàng năm bình quân chỉ bằng tỷ lệ trượt giá, chưa đủ để bảo toàn vốn, chưa đúng với tính chất đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ.

2.2.5.6. Cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan BHXH và Cơng đồn thiếu chặt chẽ, xử lý các vụ việc chậm, thiếu tính răn đe, thậm chí có biểu hiện vì lợi ích cục bộ, cá nhân, thiếu kiên quyết xử lý làm cho tình trạng vi phạm pháp luật BHXH trở lên phức tạp, dây dưa, kéo dài.

2.2.5.7. Một số quy định trong Luật BHXH và văn bản hướng dẫn thi hành cịn khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Cụ thể như:

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w