- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành
3 Quỹ hưu trí và tuất 18.25,887 26.20,797 4,7%
2.2.2. Tình hình vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hộ
Tn thủ pháp luật về BHXH được nhìn nhận thơng qua tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đặc biệt là việc trốn đóng BHXH xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở các hệ thống BHXH của các nước phát triển. Ở Việt Nam, việc triển khai thực hiện Luật BHXH trong hơn 3 năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc mở rộng, gia tăng đối tượng tham gia BHXH theo Luật định vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt đối với khu vực dân doanh. Việc trốn đóng, nợ đọng BHXH đang là bài tốn khó của tất cả các địa phương trong cả nước.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2007, số tiền nợ đóng BHXH là 1.734 tỷ đồng, chiếm 7,7% tổng số phải thu theo chỉ tiêu được giao [17].
Năm 2008, số tiền nợ đóng BHXH là 2.000 tỷ đồng, chiếm 7,0% tổng số phải thu theo chỉ tiêu được giao. Trong số tiền nợ đóng thì doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 35%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 33% tổng số tiền chậm đóng, nợ đóng BHXH năm 2008 [17].
Năm 2009, số nợ, chậm đóng BHXH bắt buộc là 2.093,7 tỷ đồng (bao gồm cả nợ luỹ kế các năm trước) trong đó nợ khó địi là 966 tỷ đồng tương ứng với 0,7 tháng phải thu BHXH, bằng 4,8% so với tổng số phải thu trong năm, giảm 1,7% so với nợ năm 2008 [18]. Trong đó:
- Nợ chậm đóng dưới 3 tháng là 1.564,6 tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
- Nợ chậm đóng từ 3 tháng đến dưới 1 năm là 303,3 tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
- Nợ chậm đóng từ 1 năm trở lên (nợ xấu) là 225,8 tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
- Ngồi ra, nợ bảo hiểm thất nghiệp là 55,4 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tình hình nợ đọng BHXH và số liệu các địa phương đã tiến hành khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH của Tổng Liên đoàn LĐVN (tháng 5/2010), một số địa phương trong cả nước có số doanh nghiệp nợ đọng BHXH lớn gồm:
Thành phố Hà Nội, tính đến hết năm 2009 có 11.416 đơn vị nợ đọng tiền BHXH, với tổng số tiền là 455 tỷ đồng, chủ yếu là các đơn vị thuộc ngành xây dựng, dệt may, da giầy và giao thông vận tải. Đơn vị có số nợ BHXH nhiều nhất là Công ty Cầu 14 với tổng số tiền khoảng 9 tỷ đồng, tương đương 28 tháng chậm nộp BHXH.
Tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 23.000 đơn vị sử dụng lao động với trên 1,5 triệu lao động tham gia BHXH mà có đến 39 đơn vị đang nợ tiền BHXH của gần 10.000 người lao động từ hai quý trở lên với tổng cộng gần 39 tỷ đồng. Trong đó: Cơng ty Giấy Hiệp Hưng nợ 9,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Kwang Nam nợ 7 tỷ đồng, Công ty TNHH Giầy Anjin nợ 5,5 tỷ đồng… Đến nay, với việc kiên quyết đòi nợ và tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra toà của BHXH TP. Hồ Chí Minh, đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn truy nộp BHXH, nhưng cũng cịn khơng ít doanh nghiệp tiếp tục “chây ỳ”, thậm chí có những động thái mang tính đối phó.
Ở Đồng Nai, là một trong những tỉnh có số lượng lao động đơng nhất cả nước với hơn 400.000 cơng nhân. Tính đến cuối năm 2009, tồn tỉnh vẫn cịn 530 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH với tổng số tiền trên 134 tỷ đồng. Trong đó, có đến 404 đơn vị thuộc dạng “chây ỳ” nợ dây dưa, khó địi với khoản tiền gần 49 tỷ đồng. Doanh nghiệp thuộc dạng “lỳ” nhất, nợ từ 1996 đến nay (14 năm) là Công ty rượu Sâm panh Mátxcơva (KCN Biên Hoà 2) với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp nợ nhiều nhất là Công ty Cổ phần Lilama 45-1 với khoản nợ lên đến hơn 6,6 tỷ đồng. Theo BHXH tỉnh, trong số những đơn vị nợ BHXH cũng có khơng ít cơ quan, đơn vị Nhà nước như: UBND xã Cẩm Đường (huyện Cẩm Mỹ), UBND phường Trảng Dài, UBND xã Tân Hạnh, UBND phường Tân Biên (TP Biên Hồ), UBND xã Tam An (huyện Long Thành), Cơng ty tư vấn xây dựng Đồng Nai, Công ty Cổ phần cảng container Đồng Nai…
Ngồi ra, tỉnh Thanh Hố có hàng trăm doanh nghiệp nợ BHXH trên 3 tháng, 50 doanh nghiệp nợ từ 100 triệu đồng trở lên, 22 doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền trên 15 tỷ đồng. Cần thơ có 77 đơn vị nợ trên 13 tỷ đồng. Bình Dương có Cơng ty TNHH Beautec Vina nợ gần 5 tỷ đồng. Tập đồn Cơng nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nợ gần 40 tỷ đồng…
Hàng loạt các cuộc đình cơng xảy ra ở Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, nguyên nhân chính cũng là do chủ sử dụng lao động khơng đóng đầy đủ BHXH, BHYT cho người lao động. Công ty TNHH Stellar VN (có 2700 lao động, 100% vốn Hàn Quốc, tại km 52, quốc lộ 5A, Bình Hàn, TP Hải Dương, kinh doanh lĩnh vực may mặc) từ tháng 7/2006 đến nay khơng hề đóng BHXH, BHYT cho người lao động và hiện đang nợ BHXH Hải Dương 4,107 tỉ đồng. Đáng nói là, hàng tháng Công ty này vẫn thu của NLĐ 6% tiền BHXH, BHYT (trừ vào lương), nhưng khơng đóng BHXH cho cơ quan BHXH tỉnh nên NLĐ không được làm thẻ BHYT, không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản… còn người lao động đến tuổi nghỉ hưu thì phải chờ sổ hưu [49].
Nhìn chung, các đơn vị đóng chậm, đóng thiếu tiền BHXH chủ yếu nằm ở các khối doanh nghiệp, nhiều nhất là doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cá biệt có những đơn vị hưởng tiền lương từ ngân sách nhà nước (khối hành chính sự nghiệp, xã phường, thị trấn) cũng đóng chậm, đóng thiếu như bảng sau:
Bảng 2.4: Tỷ trọng chậm đóng, nợ BHXH năm 2008 - 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số chậm, nợ đóng (tỷ đồng) Tỷ trọng% đóng (tỷ đồng)Số chậm, nợ Tỷ trọng% DN NQD 926,3 40,52 910 43,46 DN FDI 724,7 31,7 690 32,96 DNNN 465,7 20,37 382 18,25 HCSN, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77 3,68 Khác 44,2 1,93 24,7 1,65 Tổng cộng 2.286,2 100 2.093,7 100 Nguồn: [18]
Theo bảng phân tích tỷ trọng chậm đóng, nợ đọng BHXH năm 2008 -2009 trên, có tới 60% số doanh nghiệp chậm đóng BHXH và 30% nợ BHXH với số tiền trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm trên 40%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là trên 31% và các đơn vị thuộc khối HTX, dân lập, hộ gia đình có HĐLĐ chiếm trên 3% so với tổng số người tham gia BHXH [18].
Như vậy, có khoảng trên 40% số người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH nhưng không được tham gia. Ngay cả số đối tượng được tham gia BHXH thì khơng phải tất cả đều được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp. Tình trạng nợ đọng, chậm, trốn đóng BHXH của khơng ít các doanh nghiệp này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, dẫn đến các cuộc ngừng việc tự phát liên tiếp xảy ra trong thời gian qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự xã hội [49].
Nhìn chung, các đơn vị sử dụng lao động vi phạm hành chính trong lĩnh vực này chủ yếu ở dạng: đóng hình thức, tức là khơng đóng đủ số lượng lao động so với số lao động thực tế tại doanh nghiệp; đóng ở mức tiền lương thấp
hơn mức lương thực trả cho người lao động; cá biệt một số doanh nghiệp chậm đóng hoặc cố tình khơng đóng BHXH.