1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực
Để xác định hoạt động quản lý nhân lực của các tổ chức có mang lại hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện không là điều rất khó bởi mỗi tiêu chí chỉ phản ảnh một phần của công tác quản lý, tuy nhiên nhìn vào tổng thể chung có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:
Công tác hoạch định nhân lực: thể hiện qua việc xác định nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lƣợng nhân sự thực tế so với chỉ tiêu biên chế đƣợc giao hàng năm và từng giai đoạn, quy hoạch các chức danh, nhiệm vụ của nhân lực có phù hợp với yêu cầu công việc.
Công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực: thể hiện công tác tuyển dụng đúng quy trình thủ tục và yêu cầu của tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy định của nhà nƣớc. Số lƣợng nhân lực tuyển dụng hàng năm đáp ứng chất lƣợng theo yêu cầu tuyển dụng. Sử dụng nhân lực phù hợp yêu cầu công việc, vị trí công tác của các đơn vị trong tổ chức.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: đƣợc đánh giá qua số lần tham gia học tập trong năm của mỗi cá nhân, kết quả học tập có giúp ích cho công việc chuyên môn của nhân lực thế nào.
Công tác đánh giá: quy trình đánh giá đƣợc thực hiện có theo trình tự hay không? Kết quả đánh giá nhân lực theo các tiêu chí phân loại ở mức độ nào tính theo tỷ lệ phần trăm mỗi loại là bao nhiêu.
Công tác khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ: Trên cơ sở đánh giá để có hình thức khen thƣởng bằng vật chất và tinh thần cho kịp thời, biện pháp kỷ luật nghiêm minh thích đáng cho hành vi sai trái. Bên cạnh đó cũng có chính sách mở cho công tác đãi ngộ nhân lực nhƣ thƣởng thành tích trong công tác chuyên môn, khen thƣởng đột xuất…