Giải pháp về đánh giá thực hiện nhiệm vụ,công việc của giảng viên

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 93 - 94)

Hiện nay Học viện chủ yếu thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công tác của giảng viên vào cuối năm học để bình xét các danh hiệu thi đua như “lao động tiên tiến”, “chiến sĩ thi đua”, chủ yếu do giảng viên tự đánh giá bằng việc giảng đủ giờ, tham gia đầy đủ các cuộc họp…Sau đó đồng nghiệp, lãnh đạo khoa nhận xét, đóng góp, việc nhận xét đánh giá còn chung chung, nhiều khi theo cảm tính, chưa có tiêu chí rõ ràng đi sâu vào đánh giá thực hiện 3 nhiệm vụ chính của giảng viên, chưa có công cụ để đo lường đánh giá chất lượng giảng dạy, NCKH, các hoạt động khác. Với việc đánh giá và thực hiện khen thưởng thi đua như hiện nay chưa thực sự động viên, khuyến khích giảng viên trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, sức ép phải nâng cao hiệu quả công việc, tích cực tham gia các hoạt động của trường.

-Để phát huy vai trò tác dụng việc đánh giá các hoạt động của giảng viên , giúp giảng viên tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn, đồng thời cung cấp cho chủ thể quản lý các thông tin chính xác, kịp thời, để điều chỉnh, điều hành quản lý góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường. Việc đánh giá các hoạt động của giảng viên cần được chuẩn hóa.

-Nhà trường xây dựng các văn bản cụ thể qui định về cách thức đánh giá các hoạt động của GV bao gồm: các yêu cầu thực hiện công việc cho giảng viên ,nội dung, mục đích tiêu chí, qui trình, người đánh giá và hồ sơ đánh giá giảng viên . Xây dựng khung tiêu chí đánh giá giảng viên chung của Học viện, trong đó có các tiêu chí riêng cho từng lĩnh vực giảng dạy, NCKH và tư vấn

-Thảo luận các kết quả đánh giá với giảng viên , cung cấp kết quả đánh giá Gv đến phòng ban chức năng tổng hợp làm quyết định cho việc ra các quyết định nhân sự về sau, chuẩn bị tư tưởng cho giảng viên và cán bộ quản lý trước khi thực hiện qui trình đánh giá, và chuẩn bị, tập huấn cho giảng viên khi nhận nhiệm vụ đánh giá đồng nghiệp.

-Tổ chức thực hiện đánh giá theo các bước: Hội đồng nhà trường đánh giá, tập thể đánh giá, giảng viên tự đánh giá và thông báo kết quả, kết luận sau từng đợt

đánh giá, tổng kết đánh giá vào cuối năm.. Nhằm tạo tâm lí thoải mái để giảng viên tiếp thu khi được nhận xét một cách công tâm, chính xác và tạo điều kiện, hỗ trợ GV khắc phục những điểm yếu thì các cấp lãnh đạo nên trao đổi với giảng viên về kết quả đánh giá.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w