Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hầu hết đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Điều đó có thể thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả khá tốt trong nghiên cứu về ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Dữ liệu bảng cân được sử dụng trong nghiên cứu. Từ những nghiên cứu trên có thể xây dựng phương trình cho tỷ lệ các khoản nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 như sau:
NPL= β0 + β1CREDGR + β2SIZE + β3GDPGR + β4CPI + β5UEP +ε
Biến phụ thuộc: NPL : Tỷ lệ nợ xấu
Biến độc lập:
- CREDGR: Tăng trưởng tín dụng - SIZE: Quy mô ngân hàng
- GDPGR: Tăng trưởng GDP - CPI: Tỷ lệ lạm phát
- UEP: Tỷ lệ thất nghiệp
β0 : hằng số của mô hình
ε : hệ số hồi quy, là phần dư của phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình)
Các dữ liệu thu thập để nghiên cứu trong các nghiên cứu trước mà tác giả đã tham khảo đều sử dụng dữ liệu bảng. Số lượng quan sát trong đa phần các bài nghiên cứu khá lớn, trong đó số lượng quan sát lớn nhất là 11.903 quan sát trong nghiên cứu của Clair (1992) và thấp nhất với 160 quan sát là của Hu, Li, & Chiu
(2004). Các nghiên cứu đa phần thu thập số liệu từ một lượng lớn các ngân hàng trong thời gian dài.
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu và dấu kỳ vọng
Tên biến Cách đo lƣờng Dấu kỳ
vọng Bằng chứng thƣc nghiệm Tăng trưởng tín dụng CREDGR =
(Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ năm (t-1))/ Tổng dư nợ năm (t-1)
- Clair (1992); Lis et al (2001); Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007). Quy mô ngân hàng
SIZE = Ln (Tổng tài sản) - Hu et al. (2004) Tăng trưởng GDP GDP = Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực - Lis et al (2001); Bofondi & Ropele (2011); Louzis
et al (2012) Tỷ lệ lạm phát Lạm phát = (CPI(t)- CPI(t- 1))/CPI(t-1) + Bofondi và Ropele (2011); Louzis et al (2012); Ahlem Selma, Messai & Fathi Jouini (2013).
Tỷ lệ thất
nghiệp UEP +
Bofondi & Ropele (2011); Louzis et al
(2012)
Ahlem Selma, Messai & Fathi Jouini (2013)