Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

Kích thước mẫu nghiên cứu là vấn đề quan tâm trong nghiên cứu này. Trong phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định và số lượng biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2007). Có nhiều kỹ thuật để chọn kích thước mẫu đại diện cho mẫu tổng thể. Một trong những kỹ thuật xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm của Green (1991).

Tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau: n ≥ 50 + 8m

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình. Giả sử áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green (1991), với số biến độc lập là 5, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 90 số quan sát. Ngoài ra, Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng, kích thước mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy được thuyết phục hơn. Các tác giả cũng đề xuất một công thức xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm như sau:

n ≥ 104 + m

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình. Áp dụng theo công thức trên của Tabachnick và Fidell (2007), với số biến độc lập là 5, vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 109 số quan sát

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2016. Từ đây tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

Dữ liệu phân tích lấy theo năm, số liệu được trích lọc, tận dụng các biến số vĩ mô và các biến nội tại của các ngân hàng. Các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp được tổng hợp từ Website của Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn phân tích. Số liệu các biến nội tại về nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM.

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập vào file Excel và xử lý trên file này. Sau đó sử dụng phần mềm Stata 12 để tính toán và xử lý dữ liệu theo mô hình. Mẫu dữ liệu sử dụng gồm 23 NHTM này hầu hết là các NHTM có quy mô lớn và nổi trội trong hệ thống các NHTM Việt Nam và đa phần đáp ứng số liệu cho việc thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2016, do đó mẫu được sử dụng đại diện để nghiên cứu kiểm định các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

3.2.5. Phƣơng pháp hồi quy mô hình

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy mô hình với dữ liệu bảng cân (panel data). Phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng đã được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Clair (1992), Lis et al. (2001), Hu et al. (2004), Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013). Sau khi thực hiện thu

nhập dữ liệu mẫu là các NHTM Việt Nam. Sử dụng phần mềm Stata 12 tiếp hành thống kê mô tả các biến quan sát theo giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Sau đó thiết lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến và kiểm tra đa cộng tuyến. Tiếp đó thực hiện hồi quy mô hình lần lượt theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM. Nghiên cứu sẽ lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp bằng cách so sánh giữa hai mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) với kiểm định Hausman. Sau khi tìm được mô hình phù hợp, tác giả tiến hàng kiểm định khuyết tật của mô hình thông qua việc kiểm định phương sai sai số thay đổi (kiểm định Wald) và kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Từ việc kiểm định các khuyết tật mô hình nghiên cứu sẽ khắc phục hiện tương phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan nếu xảy ra trong mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quan (GLS). Cuối cùng từ kết quả thu được sau khi hồi quy mô hình bằng phương pháp GLS tác giả sẽ thảo luận kết quả thu được, chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã đề ra, mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở chương 1. Phần tiếp theo chương 4 sẽ trình bày thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp định tính và định lượng.

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong chương này, nghiên cứu sẽ trình bày hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 đồng thời sử dụng phương pháp định tính để phân tích xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố: tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng; các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp đến rủi ro tín dụng. Nội dung chương này sẽ cho thấy bức tranh chung về thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Chương 4 cũng trình bày kết quả thu được từ phân tích định tích để kiểm định lại các mối tương quan giữa các yếu tố: tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng; các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp với rủi ro tín dụng

4.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Theo công bố của NHNN, đến hết 31/12/2016 hệ thống NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm có: 4 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, Ngân hàng TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu); 31 NHTM Cổ phần; 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 4 ngân hàng liên doanh và 2 ngân hàng chính sách.

Sau khi ký kết BTA với Mỹ (2001) và gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã mở cửa thị trường với các ngân hàng nước ngoài. Sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đang tăng lên đáng kể. Trước cuộc đổ bộ này, các ngân hàng nội buộc phải có những chuẩn bị như tăng vốn, hợp tác với nước ngoài để hạn chế mất thị phần.

Trước áp lực cạnh tranh cũng như nhằm tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cấp và mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ thì tăng trưởng về quy mô tài sản,

nguồn vốn là bắt buộc với các ngân hàng. Trong đó, vốn điều lệ được xem là vấn đề cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Vốn điều lệ có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM vì nó không chỉ là yếu tố hoạt động mà còn là yếu tố bảo vệ và yếu tố điều chỉnh. Từ năm 2008 đến nay, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu tích cực tăng vốn điều lệ để đạt được mức vốn điều lệ theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 141. Để đạt được mức vốn điều lệ theo quy định, các NHTM Việt Nam đã thực hiện những phương án như: bán cổ phần cho những cổ đông trong nước, bán cổ phần cho NHNN để họ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng trong nước; sáp nhập các NHTM với nhau. Quy mô vốn điều lệ của những NHTM đã có sự tăng nhanh.

Bảng 4.1. Quy mô vốn điều lệ bình quân tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016

(Đvt: tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

VĐL BQ 2,167 2,521 3,293 4,683 5,763 7,189 8,247 9,034 9,348 9,579

(Nguồn: BCTN Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007-2016)

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều NHTM có quy mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động NHTM còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống. Sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng. Số lượng ngân hàng lớn, nhưng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực.

Để xử lý những bất cập đó, lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được NHNN triển khai khá quyết liệt. Theo NHNN Việt Nam, sau chặng đường thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (giai đoạn 2011 – 2015) và

đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, kết quả việc tái cơ cấu cơ bản hoàn thành được một số mục tiêu nhất định mà định hướng đã đề ra trước đó.

4.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 4.2.1. Dƣ nợ cấp tín dụng

Bảng 4.2. Dƣ nợ tín dụng và tăng trƣởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dư nợ TD (nghìn tỷ đồng) 1,068 1,339 1,869 2,387 2,697 2,938 3,305 3,722 4,366 5,163 Tăng trưởng tín dụng (%) 53.89 25.43 39.57 27.70 13.00 8.94 12.51 12.62 17.29 18.25

(Nguồn: BCTN Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007-2016)

Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam tăng lên khá nhanh. Trong giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân khá cao đạt trên 22.92%.

Tăng trưởng tín dụng cao nhất ở năm 2007 (53.89%), do thị trường bất động sản phát triển mạnh, các NHTM tập trung cho vay vào lĩnh vực này tăng cao. Chính sự tăng quá mức này, đã gây áp lực lên mức giá và hệ quả là lạm phát năm 2008 lên đến 23.12%, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ linh hoạt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hút tiền đồng về qua nghiệp vụ thị trường mở… Thêm vào đó, tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ, đáng chú ý hơn, chính áp lực tăng giá của năm 2008, dẫn đến việc thắt chặt tín dụng nội địa trong năm 2008, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ, nên mức tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm hơn một nửa so với năm 2007, chỉ còn 25.43%, và giảm liên tục từ năm 2009 đến 2012, khiến vốn kinh doanh trở nên khan hiếm, gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.

Năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng tăng 1,6 lần so với năm 2008, vượt mức kế hoạch 15% mà NHNN đặt ra, tín dụng tăng là do chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Sang năm 2010, kinh tế thế giới đã phục hồi và đạt mức tăng trưởng 5%. Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá trở lại với 6.42%. Tuy nhiên năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi mà các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Thị trường bất động sản và chứng khoán thì chưa thực sự hồi phục còn vàng và USD thì liên tục biến động, điều đó chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang chứa đựng nhiều bất ổn song hành với các yếu tố vĩ mô. Trước tình hình khó khăn đó, trong hai năm 2010-2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống trở lại, đặc biệt trong năm 2011, tín dụng chỉ tăng trưởng 13%. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tín dụng tăng trưởng chậm là do lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp trong nước gặp phải khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, hàng tồn kho nhiều, nên các doanh nghiệp ngại vay vốn, cộng thêm quy định của NHNN tăng trưởng tín dụng của các NHTM đến cuối năm 2011 không được vượt quá 20% nên các ngân hàng hạn chế cho vay, do đó năm 2011 tín dụng tăng trưởng rất thấp.

Năm 2012, các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm 8,94%, tăng thấp nhất trong các năm, mặc dù lạm phát đã giảm nhưng tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho chưa được giải phóng, vẫn tồn đọng nhiều, doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Từ năm 2012, tuy thị trường bất động sản đã có một số dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về khuôn khổ pháp lý, công tác quy hoạch và quản lý thị trường, giá bất động sản… để có thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Thị trường bất động sản khó khăn còn gây hạn chế trong việc xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng khi dùng bất động sản làm tài sản

đảm bảo do giá trị bất động sản giảm thì số tiền được vay cũng giảm đi, cũng là một trong những nguyên nhân cản trở tăng trưởng tín dụng.

Trong năm 2013, tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu đáng mừng khi tổng kết lại cả năm đạt 12.51% và sang năm 2014 thì con số này vẫn giữ ổn định ở mức 12.62% (mục tiêu đặt ra là 12-14%). Nguyên nhân tăng trưởng chính đến từ nhóm NHTM có thế mạnh về mảng bán lẻ như VPB, STB, ACB và EIB. BIDV và MBB là hai NHTM bán buôn có mức tăng trưởng nổi trội, trong khi các ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối còn lại không đạt được mức tăng khả quan. Như vậy, so với năm 2012, nhìn chung tín dụng toàn ngành có sự tăng trưởng tốt trong 2 năm tiếp theo, với kỳ vọng tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện dần cũng như nỗ lực đẩy mạnh tín dụng của các ngân hàng lớn. Mặc dù tồn tại nhiều mặt hạn chế làm cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở tỷ lệ khác thấp trong ba năm 2012, 2013, 2014.

Qua năm 2015 khi thông tư 36 của NHNN có hiệu lực và đi vào thực hiện. Đã khiến hệ số an toàn vốn CAR các NHTM cải thiện nhờ vốn tự có được điều chỉnh tính thêm dự phòng chung. Thông tư 36 cũng có tác dụng kích thích tới thị trường bất động sản và tín dụng trung, dài hạn khi hệ số rủi ro cho vay bất động sản giảm từ 250% xuống 150% và tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên vốn ngắn hạn được nâng từ 30% lên 60%. Chính những chính sách này đã tạo điều kiện cho việc tăng trưởng tín dụng, mức tăng tín dụng năm 2015 đạt 17.29% và tăng lên 18.25% vào năm 2016 tổng mức cấp tín dụng đạt 5.163 triệu tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu tích cực về hoạt động có hiệu quả tại các NHTM Việt Nam, khẳng định vai trò tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)