Bảng 4.10. Kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng theo Pooled OLS, FEM, REM
MÔ HÌNH POOLED OLS FEM REM
CREDGR -0. 00118 -0.00219** -0.00136 (-1.21) (-2.13) (-1.39) SIZE -0. 11165 -0. 20494 -0.11548 (-1.39) (-0.95) (-1.33) GDPGR -0. 51718*** -0.50116*** -0.51102*** (-3.08) (-2.95) (-3.08) CPI 0. 03374** 0.02774 0.03317** (2.19) (1.63) (2.18) UEP -1.77158*** -1.77506*** -1.75822*** (-5.11) (-4.49) (-5.11) Const 11.03524*** 12.72029*** 11.04955*** (5.06) (2.59) (4.81)
Số quan sát 230 230 230 R-Squared 45.66% 48.09% 48.37% Kiểm định F (P-Value) 0.0611 Kiểm định Hausman (P-Value) 0.0684
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata)
Khi thực hiện hồi quy theo mô hình Pooled OLS, mô hình có thể giải thích 45.66% sự thay đổi các yếu tố đến tỷ lệ nợ xấu. Mô hình cho kết quả biến CREDGR, SIZE không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, biến GDPGR có tác động ngược chiều lên biến NPL ở mức ý nghĩa 1%, biến CPI có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% tác động cùng chiều với biến NPL. Còn biến UEP tác động ngược chiều với biến NPL với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, khi ước tính theo mô hình Pooled OLS, dữ liệu chéo bị ràng buộc quá chặt chẽ về không gian và thời gian khi các hệ số hồi quy không đổi. Điều này khiến mô hình Pooled OLS không phản ánh được tác động của sự khác biệt của mỗi ngân hàng, dẫn đến mức ảnh hưởng thật sự của biến độc lập lên biến phụ thuộc giảm mạnh và kết quả có thể không phù hợp với điều kiện thực tế.
Sau đó thực hiện hồi quy mô hình theo mô hình FEM và mô hình REM. Khi hồi quy mô hình FEM cho kết quả biến GDPGR, biến UEP tác động ngược chiều với biến NPL ở mức ý nghĩa 1% và biến CREDGR tác động ngược chiều với biến phụ phuộc ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả cho biết 2 biến còn lại SIZE và CPI không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Còn đối với hồi quy theo mô hình REM cho thấy biến CREDGR và SIZE không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Có sự tác động ngược chiều giữa biến GDPGR và NPL ở mức ý nghĩa 1%, giữa biến UEP và NPL cũng ở mức ý nghĩa 1%. Riêng đối với biến CPI tác động cùng chiều với biến NPL ở mức ý nghĩa 5%.
Sau khi hồi quy theo mô hình FEM và REM nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM. Thực hiện kiểm định
Hausman (Hausman Test) là thao tác mà nghiên cứu sẽ thực hiện nhằm lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu từ hai mô hình nhân tố tác động cố định (FEM) và mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman với giả định:
- H0: Ước lượng của mô hình nhân tố tác động cố định và mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên không khác nhau.
- H1: Ước lượng của mô hình nhân tố tác động cố định và mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên là khác nhau.
Kết quả cho thấy P-value = Prob>Chi2 = 0.0684 > 5% nghĩa là có cơ sở chấp nhận H0 và bác bỏ H1 khi không có sự khác biệt của ước lượng của mô hình nhân tố tác động cố định và mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên. Vì vậy trong trường hợp này mô hình nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) là mô hình phù hợp hơn với nghiên cứu.
Từ những kết quả hồi quy trên của nghiên cứu có thể thấy mô hình còn có khuyết tật, nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm định khuyết tật mô hình và khắc phục khuyết tật của mô hình.