Hạn chế
Trong cuộc đua để gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh thì công ty đã nỗ lực và đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên
cạnh đó công ty vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm đáng lưu ý cần được khắc phục: Thứ nhất, quy mô vốn kinh doanh của công ty vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân do
tiềm lực tài chính của công ty vẫn còn yếu dẫn tới việc chỉ có thể đầu tư vào các dự án
nhỏ, lẻ tẻ trong phạm vi hẹp. Vì vậy việc duy trì và bổ sung vốn để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh là điều hết sức cần thiết.
Thứ hai, công ty chưa quản lý tốt giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh dẫn đến hàng năm khoản chi phí này không ngừng tăng lên kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2018 và 2019 giảm đáng kể.
Thứ ba, tình hình hàng tồn kho của công ty chưa thực sự ổn định. Số vòng quay
hàng tồn kho giảm dần qua các năm, cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công
ty chưa thật sự hợp lý.
Thứ tư, công tác đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không được diễn ra một cách thường xuyên, chưa có đội ngũ chuyên nghiệp để thực hiện công tác đánh giá, phân tích. Từ đó, các nhà quản lý, giám đốc bị thiếu thông tin
trong việc đưa ra những quyết định.
Thứ năm, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm xuống trong năm 2019 do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế.
Nguyên nhân
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã đạt được một số kết quả song song với đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Để khắc phục được những hạn chế đó chúng
ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Đó có thể là nguyên nhân khách quan
từ bên ngoài nhưng cũng có thể là nguyên nhân bên trong công ty gây ra. a. Nguyên nhân khách quan
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty còn hạn chế một phần do những nguyên nhân khách quan gây ra. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên tình hình tài chính của công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Những năm gần đây, ngành xây dựng không phát triển như trước làm cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều.
b. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những hạn chế do tác động của những nguyên nhân khách quan thì có
một số những hạn chế bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan gây nên. Những nguyên nhân này cần được công ty xem xét và có những giải pháp khắc phục để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thức nhất, nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn, công ty chưa có những chính
sách huy động vốn từ nguồn bên ngoài làm nguồn vốn kinh doanh cho công ty qua đó sẽ khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong năm những năm tiếp theo.
Thứ hai, giá vốn hàng bán của công ty luôn ở mức cao. Thông thường, các công
ty sẽ tìm cho mình nguồn hàng hóa, nguyên liệu đầu vào có mức giá rẻ nhất để tăng lợi nhuận cũng là để tăng hiệu quả kinh doanh. Cần tìm được những nguồn hàng hóa có chất lượng tốt nhưng giá cả cần phải phù hợp, tối thiểu hóa giá vốn mới có thể cải thiện được lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh. Nguyên nhân giá vốn hàng bán của công ty luôn cao là do việc tìm kiếm đối tác làm ăn của công ty còn hạn chế. Công ty chưa tìm kiếm được các đối tác có nguồn đầu vào với giá thành rẻ để tối thiểu hóa chi phí giá vốn. Như vậy công ty cần có những giải pháp để tìm kiếm nguồn
cung cấp cho công ty với mức giá thành tốt nh ất.
Chi phí quản lý kinh doanh vẫn luôn ở mức cao mặc dù công ty vẫn chưa mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc để chi phí quản lý kinh doanh ở mức cao làm cho lợi nhuận của công ty giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty cao nếu như công ty trong quá trình mở rộng sản xuất
vào quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chi phí kinh doanh tăng qua từng năm là điều không tốt cho công ty. Nguyên nhân ở đây là do công tác tính toán và quản lý chi phí còn hạn chế, công ty chưa lập ra được các khoản, các đối tượng để tính toán chi phí làm sao cho hợp lý với công ty của mình. Việc tính toán còn nhiều hạn chế, chưa rõ ràng từng đối tượng cũng như các khoản chi phí phải chịu
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hạn chế trong chỉ tiêu về chi phí nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ việc quản lý, tính toán chi phí chưa hiệu quả do đó, cần có giải pháp khắc phục điều này.
Thứ ba, doanh nghiệp chưa xác định một lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Công tác theo dõi, nghiên cứu, phân tích thị trường, đưa ra dự báo tình hình biến động
giá cả, lựa chọn thời điểm và cách thức mua hàng hợp lý sau cho giảm tối thiểu chi phí hàng tồn kho chưa được doanh nghiệp quan tâm đến. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chưa đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường, vừa để tăng cường luân chuyển hàng tồn kho, vừa tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Thứ tư, công tác đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trọng những công việc quan trọng góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh doanh nhưng công
ty vẫn chưa có đội ngũ đánh giá, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, lợi nhuận sau thuế cũng như các chỉ số về tỷ suất sinh lời của công ty vẫn còn ở mức thấp làm cho kết quả kinh doanh chưa đạt được hiệu quả tốt. Lợi nhuận
của công ty vẫn còn thấp một phần là do các khoản chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán của công ty vẫn còn cao. Hơn nữa, trong ba năm qua doanh thu và chi phí của công ty có xu hướng biến động cùng chiều nhưng tốc độ thay đổi của chi phí nhanh hơn tốc độ thay đổi của doanh thu dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm.
Ngoài ra, việc hạn chế hiệu quả kinh doanh của công ty còn đến từ một số nguyên nhân khác như: công tác điều hành, quản lý kinh doanh của công ty chưa thực
sự hiệu quả, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề vẫn còn ít, tình hình tài chính của công ty vẫn chưa thực sự ổn định. Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng góp phần lớn trong kết quả kinh doanh. Nếu công ty có uy tín cũng như thị trường thì việc kinh doanh sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Ở đây công ty cũng đã có uy tín nhưng chưa thực sự có ảnh hưởng lớn trong ngành nên vẫn cần nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Và một điều không thể thiếu trong những nguyên nhân làm
giảm hiệu quả kinh doanh là việc đổi mới cải tiến kỹ thuật máy móc. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi công ty cần phải theo kịp tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật thì mới có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay máy móc và thiết bị của công ty hiện vẫn chưa được tân tiến để có được hiệu quả tốt. Vì vậy, công
ty cần đưa ra những giải pháp khắc phục các điểm yếu kém này của mình để có được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa vào phần cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, chương 2 tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng
và cơ khí Toàn Năng giai đoạn 2017-2019. Từ đó đánh giá được những thành quả đạt
được cũng như những hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhìn nhận lại hạn chế và nguyên nhân để chương 3 em xin kiến nghị một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong bối cảnh có sự cạnh tranh cao độ giữa các công ty trong cùng ngành xây dựng.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CƠ
KHÍ TOÀN NĂNG